Khái niệm WiFi là gì hiện vẫn còn nhiều người thắc mắc dù sóng WiFi đang có độ phủ sóng khá cao. Trong thời đại công nghệ 4.0, bạn có thể truy cập và kết nối mạng thành công đều nhờ vào WiFi. Vì vậy, nếu bạn đang có những câu hỏi liên quan đến Wi-Fi là gì hay Router và Modem cũng như chức năng của nó. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
WiFi là gì?
WiFi là gì? WiFi (hay còn gọi Wireless Fidelity) là một dạng sóng vô tuyến được truyền tín hiệu bằng kết nối không dây. Nói cách khác, loại sóng này cho phép các thiết bị điện tử được phép truy cập Internet linh hoạt. Hiện nay, WiFi được tin dùng và sử dụng phổ biến ở nhiều nơi cũng như nhiều thiết bị điện tử. Cụ thể như smartphone, máy tính, máy tính bảng hay Smart TV.
Thay vì sử dụng các loại cáp truyền thống, người dùng ưu tiên sử dụng WiFi để tiết kiệm chi phí. Đồng thời thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc kết nối các thiết bị với nhau hay kết nối Internet.
Router WiFi là gì?
Vậy Router WiFi là gì? Router WiFi hay bộ định tuyến WiFi là thiết bị dùng để phát sóng WiFi giúp người dùng kết nối Internet. Từ đó, bạn có thể truy cập mạng một cách dễ dàng và nhanh chóng ngay trên điện thoại, máy tính,...
Nói cách khác, Router WiFi là thiết bị mạng dùng để chia sẻ kết nối Internet đến các thiết bị điện tử. Khi đó, các thiết bị này cho phép bạn truy cập WiFi để xem phim, đọc báo hay chơi game,...
Vậy là bạn đã nắm được khái niệm Router WiFi là gì rồi. Dưới đây là các giải đáp về Modem WiFi là gì. Cùng tiếp tục theo dõi nhé.
Modem WiFi là gì?
Khái niệm Modem WiFi là gì cũng là câu hỏi thường gặp phải ở một số người tin dùng công nghệ. Modem Wi-Fi (Modulator and Demodulator) là thiết bị có chức năng mã hóa các tín hiệu. Hiểu đơn giản hơn, Modem WiFi giúp người sử dụng có khả năng kết nối Internet thông qua hệ thống đường dây cáp dây nối. Đồng thời có thể thực hiện các hoạt động giao tiếp với ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet).
Modem WiFi là thiết bị nâng cấp của modem thông thường, được kết hợp với bộ định tuyến Router WiFi và modem. Từ đó giúp người dùng có thể truy cập Internet một cách dễ dàng.
Sau khi tìm hiểu xong các khái niệm về Router và Modem WiFi là gì rồi. Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu về các lợi ích và nguyên lý hoạt động của WiFi nhé.
Những lợi ích của WiFi trong cuộc sống
Như đã đề cập ở trên, WiFi được xem như một phần không thể thiếu đối với người dùng hiện nay. Cụ thể, những lợi ích của WiFi có thể kể đến như:
- Giúp người dùng kết nối Internet nhanh chóng. Từ đó tiếp cận dễ dàng các tin tức hay sự kiện nổi bật diễn ra trong cuộc sống.
- Tra cứu các tư liệu, kiến thức với kho dữ liệu thông tin dồi dào, bắt kịp xu hướng.
- Cập nhật nhanh tình hình thời tiết hay khí hậu để từ đó có thêm các biện pháp ứng phó kịp thời.
- Nhắn tin, gọi điện hay truyền đạt thông tin đến người thân một cách tiện lợi mọi lúc mọi nơi.
Nguyên lý hoạt động của Wi-Fi là gì?
Bên cạnh các lợi ích nổi trội, nguyên lý hoạt động của WiFi là gì cũng được nhiều người quan tâm. Nguyên lý hoạt động WiFi gồm 4 thành phần cơ bản:
- Đường truyền mạng: Kết nối Internet theo hình thức băng thông rộng, có tốc độ nhanh hơn kết nối quay số.
- Cổng mạng: Giúp ngăn chặn những kết nối WiFi không được cho phép. Đồng thời cung cấp các công cụ hỗ trợ quản lý (kiểm tra mạng, dịch vụ thông qua IP).
- Mạng LAN không dây: Đây là hệ thống kết nối các thiết bị điện tử bằng sóng vô tuyến.
- Bộ chuyển tín hiệu Adapter không dây: Thiết bị này có thể được tích hợp sẵn hoặc tháo rời cắm vào máy. Đây là phương tiện để người dùng truy cập vào WiFi.
Thông qua 4 thành phần vừa kể trên, bộ phát sóng WiFi bao gồm Router và Modem sẽ nhận tín hiệu Internet. Sau đó chuyển tín hiệu này thành sóng vô tuyến WiFi và cho phép các thiết bị điện tử kết nối. Đây là quá trình nhận tín hiệu qua Adapter và chuyển thành tín hiệu Internet. Tuy nhiên, quá trình này có thể thực hiện ngược lại: Router nhận tín hiệu từ Adapter, giải mã rồi gửi qua Internet.
Các chuẩn Wi-Fi ngày nay là gì?
Hiện nay, có nhiều chuẩn WiFi được sử dụng phổ biến nhằm cung cấp các kết nối không dây. Một số chuẩn kết nối WiFi có thể kể đến như:
- Chuẩn 802.11: Đây là chuẩn mạng không dây đầu tiên trên thế giới. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 2Mbps với băng tần 2.4GHz.
- Chuẩn 802.11b: Tốc độ đường truyền tăng lên 11Mbps với tần số băng tầng vẫn 2.4Hz. Chuẩn WiFi này dễ bị nhiễu sóng từ các thiết bị khác.
- Chuẩn 802.11a: Với tần suất 5GHz và tốc độ xử lý đạt 54Mbps nhưng vẫn khó xuyên qua vách tường dày.
- Chuẩn 802.11g: Tuy tốc độ xử lý lên đến 54Mbps nhưng tần số băng tần chỉ ở 2.4GHz. Vì vậy rất dễ bị nhiễu sóng khi sử dụng.
- Chuẩn 802.11n: Được ra mắt năm 2009 và phổ biến nhất hiện nay. Có tốc độ xử lý dữ liệu lên đến 300Mbps. Ngoài ra có thể hoạt động cả 2 băng tần 2,4 GHz và 5 GHz. Chuẩn này thay thế cho 802.11g với phạm vi phát sóng rộng và giá hợp lý hơn.
- Chuẩn 802.11ac: Đây là chuẩn WiFi có tốc độ cao, 1730 Mbps với tần số băng tần 5 GHz. Nhưng vì giá cao nên chuẩn này vẫn chưa được phổ biến.
- Chuẩn 802.11ad: Ra đời năm 2014, chuẩn WiFi hỗ trợ băng thông đến 70 Gbps với tần số cao 60 GHz. Tuy vậy, sóng phát ra từ chuẩn này khó xuyên qua các bức tường. Nghĩa là thiết bị sẽ không thể kết nối WiFi nếu Router bị khuất.
- Chuẩn 802.11ax: Hay còn gọi là Wi-Fi 6. Đây là chuẩn WiFi mới nhất. Tốc độ kết nối dữ liệu tăng lên 10Gbps với tần số 5GHz hay 1.2Gbps trên băng tần 2.4GHz. Các hiệu suất, dung lượng đều cải thiện hơn trước đây.
- WiFi Hotspot: Mỗi thiết bị di động đều có thể tự phát sóng WiFi cho các thiết bị lân cận. Khi đó, thiết bị này được xem là một Router.
Ưu và nhược điểm của Wi-Fi và mạng dây là gì?
Không có thiết bị hay phát minh nào là hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, WiFi và mạng dây cũng tồn tại những nhược điểm song song. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu bảng dưới đây để phân biệt rõ nhất về ưu nhược điểm của WiFi và mạng dây:
WiFiMạng dâyƯu điểm- Dễ dàng kết nối Internet khi có mật khẩu. Với một số nơi, bạn có thể truy cập Internet miễn phí.
- 1 kết nối WiFi cho nhiều thiết bị điện tử khác nhau.
- Không cần dùng dây cáp gắn khắp nhà để duy trì kết nối.
- Kết nối được duy trì kể cả khi người dùng đang di chuyển.
- Tốc độ truyền dữ liệu cao, đạt từ 100Mbps đến 10Gbps.
- Đảm bảo độ bảo mật và tin cậy của dữ liệu.
- Tín hiệu mạng ổn định, ít xảy ra tình trạng chập chờn.
- Giới hạn phạm vi kết nối. Nếu ra khỏi vùng phủ sóng thì máy sẽ bị ngắt kết nối.
- Không đảm bảo an toàn dữ liệu nếu độ bảo mật không được thiết lập đúng.
- Mật khẩu yếu, dễ đoán có thể bị hack, bị đánh cắp.
- Tốc độ truyền dữ liệu giảm nếu nhiều người kết nối Internet.
- Dùng nhiều dây cáp để kết nối Internet gây vướng víu và mất thẩm mỹ.
- Chiếm nhiều không gian tại nơi gắn dây cáp.
- Bị giới hạn số lượng cổng kết nối trên bộ định tuyến Router.
Một số câu hỏi về Wi-Fi là gì?
Nếu bạn vẫn còn một số thắc mắc xoay quanh WiFi là gì. Bạn có thể theo dõi các câu hỏi dưới đây để tìm ra giải đáp.
Việt Nam đang sử dụng chuẩn WiFi nào?
Tất cả các chuẩn WiFi vừa kể ở phần 4 đếu được Việt Nam sử dụng. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay là chuẩn 802.11n với tần số băng tần linh hoạt 2.4GHz và 5GHz. Hiện nay, một số thiết bị mới ở Việt Nam đã được ứng dụng chuẩn với tốc độ xử lý 1730Mbps cao. Tuy nhiên số lượng vẫn còn ít dù chuẩn WiFi này đã được lan rộng ở các nước phát triển.
Sóng WiFi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
Theo Cơ quan nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (thuộc WHO), tần số vô tuyến điện từ (sóng WiFi) thuộc danh mục an toàn. Nói cách khác, sóng WiFi không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Các tia sóng sử dụng trong WiFi là tia không ion hóa. Vì vậy, các tia này sẽ không đủ năng lượng để làm thay đổi tế bào hay ức chế gây ung thư.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi lắp đặt bộ phát WiFi trong nhà. Bạn nên đặt Router WiFi ở khoảng cách phù hợp khi sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên chọn các bộ phát đạt chuẩn an toàn. Điều này giúp hạn chế việc sóng radio phát ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến WiFi là gì cũng như các ưu nhược điểm của WiFi. Đồng thời cũng hiểu rõ thêm về khái niệm Modem Wi-Fi và Router WiFi là gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về chức năng và cách hoạt động của sóng WiFi. Cùng chia sẻ bài viết khi thấy bổ ích nhé!