Phương thức sản xuất là gì? Đây là phương thức khai thác của con người trong quá trình phát triển lịch sử nhằm tạo ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu đời sống, tinh thần cộng đồng. Cùng FPT IS tìm hiểu rõ hơn về phương thức sản xuất ngay dưới đây.
Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất ERP: Lợi ích, tính năng và cách vận hành
1. Định nghĩa phương thức sản xuất
Trong quá trình phát triển lịch sử loài người, phương thức sản xuất là phương pháp mà con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu thiết yếu của mình. Mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có các loại phương thức sản xuất khác nhau, tương ứng với sự phát triển và đặc điểm của xã hội.
Nói một cách khác, phương thức sản xuất chính là sự kết hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, là quá trình con người sử dụng công cụ lao động, tận dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất.
Tham khảo: Tổng hợp các phần mềm ERP hiện nay phổ biến ở Việt Nam
2. Cấu trúc trong phương thức sản xuất
Theo định nghĩa của Karl Marx, phương thức sản xuất là tổ hợp bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này là quan hệ cộng sinh, tồn tại không tách rời nhau và tác động qua lại lại lẫn nhau. Từ đó, tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
2.1. Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất được hiểu là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất. Từ đó, có thể tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chuyển hóa các đối tượng vật chất để phục vụ nhu cầu thiết yếu, đời sống của con người và xã hội.
Các yếu tố chính của lực lượng sản xuất bao gồm:
- Tư liệu sản xuất: Công cụ lao động, khoa học và kỹ thuật, đối tượng lao động và phương tiện lao động.
- Lực lượng lao động.
2.2. Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là một mối liên hệ giữa người với người trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra của cải vật chất để phục vụ đời sống. Trong quan hệ sản xuất bao gồm ba yếu tố chính:
- Quan hệ khi sở hữu tư liệu sản xuất.
- Quan hệ phân phối từng thành phẩm.
- Quan hệ quản lý trong sản xuất.
Theo đặc điểm, quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan không chịu sự chi phối của con người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất mang tính độc lập tương đối, tác động trở lại sự phát triển lực lượng sản xuất. Từ đó, sinh ra mối quan hệ cộng sinh giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Xem thêm: SAP ERP Software là gì? Giải pháp quản trị nguồn lực cho doanh nghiệp
3. Các loại phương thức sản xuất hiện nay
Hiện nay, có 5 loại phương thức sản xuất phổ biến mà nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất sử dụng. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:
3.1. Mô hình sản xuất để tồn kho (Make to stock)
Đây là phương thức sản xuất có mục đích dự trữ hàng hóa lớn trong kho nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngay lập tức khi có đơn hàng.
- Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thay đổi tốn kém và gián đoạn ở một số công đoạn sản xuất.
- Nhược điểm: Hàng hóa có thể trở thành hàng tồn kho khi không có đơn đặt hàng của khách hàng.
Phương thức sản xuất để tồn kho phù hợp với các loại hàng có đặc điểm là nhu cầu ổn định, có thể dự đoán, thời gian sản xuất dài và chi phí sản xuất theo lô lớn thấp,… Ví dụ như ngành thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng nhanh hay ngành dược phẩm.
3.2. Sản xuất theo đơn đặt hàng (Make to order)
MTO là phương thức sản xuất theo đơn hàng của khách hàng khi doanh nghiệp mới bắt đầu nhận yêu cầu.
- Ưu điểm: Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hóa, kỹ thuật cao đúng với đơn đặt của khách hàng.
- Nhược điểm: Thời gian sản xuất lâu hơn so với các phương pháp khác.
Phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng phù hợp với các loại hàng có đặc điểm là nhu cầu khách hàng không ổn định hoặc khó dự đoán, sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, dễ hư hỏng và đắt tiền với chi phí lưu kho cao,…Ví dụ như ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng, thời trang cao cấp, công nghệ thông tin và nội thất.
3.3. Lắp ráp theo đơn hàng (Assemble to order)
Phương thức sản xuất này là sẽ thi công, chế tác các bán thành phẩm trước. Khi có đơn đặt hàng, cơ sở sản xuất sẽ bắt đầu lắp ráp.
- Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí sản phẩm tồn kho.
- Nhược điểm: Không thể giao bán thành phẩm cho khách hàng nhanh chóng.
Phương thức sản xuất lắp ráp theo đơn hàng phù hợp với các loại hàng có đặc điểm là sản phẩm có nhiều thành phần hoặc module, nhu cầu tùy biến cao nhưng có giới hạn,sản phẩm có giá trị cao và chi phí lưu kho lớ ,… Ví dụ như ngành công nghiệp máy tính, điện tử, ô tô, thiết bị gia dụng, sản xuất máy móc công nghiệp hay nội thất.
3.4. Cấu hình theo đơn hàng (Configure to order)
Phương thức sản xuất theo CTO cho phép khách hàng xác định trước cấu hình thành phẩm họ định mua và doanh nghiệp sẽ bắt đầu sản xuất.
- Ưu điểm: Tiêu chuẩn sản phẩm sẽ được xác định trước theo yêu cầu của khách hàng.
- Nhược điểm: Chỉ phù hợp với những mặt hàng có giá trị không quá cao.
Phương thức sản xuất cấu hình theo đơn hàng phù hợp với các loại hàng có đặc điểm là sản phẩm có nhiều tùy chọn cấu hình, nhu cầu tùy biến cao nhưng trong phạm vi giới hạn, thời gian giao hàng yêu cầu nhanh… Ví dụ như ngành công nghiệp máy tính, điện tử, ngành ô tô, thiết bị gia dụng và nội thất hay sản xuất máy móc công nghiệp.
3.5. Thiết kế theo đơn hàng (Engineer to order)
ETO là phương thức sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh theo thiết kế riêng biệt của từng khách hàng.
- Ưu điểm: Những sản phẩm được sản xuất theo mô hình này là những thành phẩm có tính đặc thù và giá trị cao.
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để sản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Phương thức sản xuất thiết kế theo đơn hàng phù hợp với các loại hàng có đặc điểm là sản phẩm phức tạp, tùy chỉnh cao, thời gian sản xuất dài, chi phí cao, số lượng nhỏ và yêu cầu kỹ thuật cao cũng như độ chính xác. Ví dụ như ngành công nghiệp nặng, chế tạo máy móc, xây dựng, kiến trúc, hàng không và vũ trụ.
Tham khảo: Oracle ERP là gì? Đánh giá và kinh nghiệm triển khai Oracle ERP
4. Vai trò của phương thức sản xuất trong quá trình lịch sử loài người
Phương thức sản xuất được xem như là tấm gương phản chiếu cách con người hoạt động sản xuất vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử loài người. Không chỉ phản ánh cách vận dụng sáng tạo và công cụ lao động để tăng gia sản xuất mà còn thể hiện tính chất đặc trưng của mỗi thời kỳ.
Bên cạnh đó, phương thức sản xuất còn có vai trò to lớn đối với việc hình thành, tồn tại cũng như phát triển đến xã hội loài người. Khi nhu cầu vật chất, đời sống thay đổi thì con người phải biết cách ứng dụng và cải tiến để thay đổi phương thức sản xuất phù hợp với cuộc sống hiện tại.
Xem thêm: Logistics là gì? Cách tối ưu quy trình Logistics
5. Sử dụng ERP trong quản lý sản xuất
FPT IS đồng hành cùng doanh nghiệp trong quản lý sản xuất với hệ thống ERP giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót do con người. Là đối tác cấp cao nhất của các nhà cung cấp ERP hàng đầu thế giới (SAP, Oracle,..), cùng với việc sở hữu hệ sinh thái sản phẩm Made by FPT đa dạng, chúng tôi tự tin đáp ứng được mọi bài toán quản trị từ nhỏ đến lớn của doanh nghiệp.
Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp hoạch định nhu cầu đơn hàng, nguyên vật liệu thô, kế hoạch sản xuất, dự báo tiến độ sản xuất thông qua phần mềm ERP để ban lãnh đạo có thể đưa ra biện pháp và quyết định kịp thời, chính xác để ngăn tình trạng trễ hạn, thiếu nguồn nguyên vật liệu thô hay hiệu quả năng suất sản xuất giảm.
Sử dụng ERP trong quản lý sản xuất giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý nguồn lực và đảm bảo năng suất.
- Quản lý hàng tồn kho: Phần mềm cung cấp khả năng theo dõi và kiểm soát số lượng hàng tồn kho.
- Quản lý phương thức sản xuất: Hệ thống giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các quy trình sản xuất từ việc lập kế hoạch đến theo dõi tiến độ.
- Quản lý chi phí: Phần mềm cung cấp công cụ để giám sát và tính toán chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng cường lợi nhuận.
- Quản lý nguồn lực: ERP giúp doanh nghiệp quản lý nguồn lực hiệu quả giúp tối ưu hóa khả năng sử dụng nguồn lực và giảm thiểu chi phí.
- Tích hợp nhiều hệ thống: Phần mềm có khả năng kết nối các phòng ban trong doanh nghiệp để chia sẻ thông tin và tối ưu hóa quy trình làm việc hiệu quả.
Các bài viết liên quan:
- Phân biệt Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- CRM là gì? Cách xây dựng hệ thống CRM cho doanh nghiệp
Như vậy, FPT IS đã giải đáp cho bạn về khái niệm: “Phương thức sản xuất là gì?”, đồng thời tổng hợp 5 mô hình sản xuất phổ biến hiện nay được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về phương thức sản xuất, từ đó, vận dụng phương thức sản xuất phù hợp với doanh nghiệp của mình.