Rèn luyện thể chất học đường có ý nghĩa cho sự phát triển toàn diện của học sinh từ nâng cao sức khỏe, rèn tính kỷ luật, rèn luyện ý chí, ý thức tập thể, tinh thần đồng đội đến hoàn thiện tầm vóc cũng như phẩm chất đạo đức.
Sau đây Nam Việt Sport sẽ giới thiệu đến bạn ý nghĩa của rèn luyện thể chất đối với học sinh cũng như tầm quan trọng của việc rèn luyện thể thao gắn liền với sự phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ của các em học sinh.
I. Giáo dục thể chất áp dụng trong hệ thống giáo dục
Theo Điều 2 thuộc Nghị định 11/2015/NĐ-CP (Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường) có công bố rằng tất cả trường học đều phải áp dụng rèn luyện thể thao vào trong chương trình giảng dạy chính thức. Đây được đánh giá là bước tiến vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện.
Đây là môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp và trình độ đào tạo, chuẩn bị hành trang cho trẻ em, học sinh, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản. Đồng thời, bộ môn này còn giúp học sinh, sinh viên hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao và phát triển toàn diện tầm vóc, tố chất thể lực.
Từ đó tiến tới hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống, tăng cường giáo dục văn hóa thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần, biết cách thích ứng và hòa nhập với môi trường sống, điều kiện lao động, học tập, hoàn cảnh xã hội khác nhau.
II. Ý nghĩa của rèn luyện thể chất đối với học sinh trong trường học
>> Cùng xem các sản phẩm thiết bị thể thao trường học có bán tại Thể Thao Nam Việt
Công tác giáo dục thể chất học đường có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn phát triển tiềm lực của mỗi học sinh, sinh viên như góp phần bảo vệ sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực phù hợp với tình trạng sức khỏe và giới tính, độ tuổi của từng học sinh.
Ngoài ra, việc rèn luyện thể lực còn tạo dựng nền tảng cho sự hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và hoàn thiện hình thái cho học sinh sinh viên.
Phát triển thể lực toàn diện từ các kỹ năng vận động cơ bản đến các năng lực vận động cốt lõi như: năng lực ứng xử giao tiếp; năng lực tư duy, sáng tạo; năng lực thể chất (sức nhanh, sức bền, sức mạnh, sự khéo léo); năng lực phối hợp hành động,… Trên cơ sở đó hình thành hệ thống giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí quyết tâm, xây dựng văn hóa thể chất cá nhân và lối sống lành mạnh.
Rèn luyện thể chất học đường ở các lứa tuổi, các cấp học, các giai đoạn giáo dục khác nhau sẽ có các yêu cầu, mục tiêu và phương pháp khác nhau. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã nhấn mạnh tập trung phát triển thể chất toàn diện cho học sinh cả về đức – trí – thể – mỹ.
Giáo dục thể chất – thể lực là nền móng trau dồi và hoàn thiện nhân cách, cụ thể như sau:
– Các nghiên cứu cho thấy rèn luyện thể dục, thể thao ngoài giúp phát triển sắc vóc, hình thái thì còn hỗ trợ tăng cường trí não, hoàn thiện tố chất vận động một cách toàn diện nhất. Đây là biện pháp nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật tích cực, chủ động, có khả năng thực hiện cao phù hợp với tính cách, thể chất của từng cá nhân
– Tập luyện các môn thể thao là cách mà mỗi cá nhân hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức một cách tự nhiên nhất. Giáo dục thể chất giúp học sinh tăng thêm sự tự tin, tính kiên trì, nhẫn nại và lòng dũng cảm… Đồng thời nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đồng đội và tinh thần tập thể… Văn hóa thể thao đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người cả về thể chất lẫn tinh thần để tạo dựng niềm tin và xây dựng lối sống tinh thần lành mạnh, đẩy lùi mọi tệ nạn xã hội cho tất cả thế hệ trẻ.
– Học sinh là lứa tuổi đang phát triển, cần hình thành nhân cách và hoàn thiện thể chất, để có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường tới khi lao động nghề nghiệp.
– Giáo dục thể chất cũng giúp trí não thư thái, giảm bớt áp lực lo âu. Việc tập luyện thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng của hệ thần kinh, kích thích khả năng hoạt động của não bộ, sản sinh nồng độ β-Endorphin (hoạt chất được cơ thể sản xuất để giảm căng thẳng và cơn đau) làm tăng cảm giác sảng khoái, giảm stress, góp phần cải thiện giấc ngủ, tăng sự tự tin và khả năng nhận thức.
Hy vọng những thông tin mà Nam Việt Sport đã chia sẻ trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của rèn luyện thể chất đối với học sinh trong hệ thống giáo dục, giúp thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả đức – trí – thể – mỹ trong tương lai.