1. Tỷ trọng là gì?
1.1 Khối lượng riêng là gì?
Công thức tính khối lượng riêng của một vật: D=m/V (Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m³ hoặc g/cm³).
Bảng khối lượng riêng của một số chất phổ biến hiện nay:
STTChất rắnKhối lượng riêngSTTChất lỏngKhối lượng riêng 1 Chì 11300 8 Thủy ngân 13600 2 Sắt 7800 9 Nước 1000 3 Nhôm 2700 10 Xăng 700 4 Đá (Khoảng) 2600 11 Dầu hỏa (Khoảng) 800 5 Gạo (Khoảng) 1200 12 Dầu ăn (Khoảng) 800 6 Gỗ tốt (Khoảng) 800 13 Rượu (Khoảng) 790 7 Sứ 2300 14 Li - e 6001.2 Tìm hiểu tỷ trọng là gì?
Tỷ trọng hay còn được gọi là tỷ khối, là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất và khối lượng riêng của một chất khác ở những điều kiện xác định.
Để xác định tỷ khối của các chất bằng cách so sánh khối lượng riêng của chúng với khối lượng riêng của nước cất.
Công thức tính tỷ trọng như sau:
RD= ρchât/ ρnước
Trong đó:
- ρchất là khối lượng riêng của chất cần đo.
- ρnước là khối lượng riêng của chất chuẩn (chất đối chứng).
Các tiêu chuẩn thường được xác định:
- Theo TCVN: tỷ trọng được xác định ở 15 độ C.
- Theo ASTM: tỷ trọng được xác định ở 60 độ F tức ở 15,6 độ.
Tỷ trọng là gì
1.3 Tỷ trọng của một số chất phổ biến hiện nay
Tỷ trọng của các chất Đặc điểm, cách tính Tỷ trọng của nước Tỷ trọng của nước cũng như điều kiện của từng loại nước sẽ giúp chúng ta quyết định sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước sạch để thực nghiệm. Tỷ trọng của đất- Là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái rắn với các hạt đất xếp sít vào nhau so với khối lượng nước cùng thể tích ở nhiệt độ 40oC.
- Áp dụng công thức d = P/ P1 để tính tỷ trọng của đất.
Trong đó:
- d là tỷ trọng của đất
- P là khối lượng các hạt đất
- P1 là khối lượng nước
- Là chỉ số đo mức độ nặng hoặc nhẹ của dầu mỏ so với nước.
- Tỷ trọng này có giá trị nghịch đảo của mật độ dầu mỏ so với tỷ trọng của nước. Nếu dầu loãng hơn nước thì nó có chỉ số này lớn hơn.
2. Tỷ trọng được phân loại như thế nào?
Hiện nay có hai loại tỷ trọng như sau:
2.1 Tỷ trọng tương đối
Là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích cho trước của chất đó, và khối lượng của cùng thể tích nước cất, tất cả đều cân ở 20 °C.
2.2 Tỷ trọng biểu kiến
Là đại lượng được dùng trong các chuyên luận ethanol, ethanol 96% và loãng hơn… là khối lượng cân trong không khí của một đơn vị thể tích chất lỏng.
Tỷ trọng biểu kiến được biểu thị bằng đơn vị kg/m3.
Công thức tính tỷ trọng biểu kiến: 997,2 X Tỷ trọng tương đối của chất thử.
(Trong đó: 997,2 là khối lượng cân trong không khí của 1 m3 nước, tính bằng kg).
3. Các phương pháp đo tỷ trọng được áp dụng nhiều hiện nay
Mỗi một phương pháp đo tỷ trọng sẽ đem đến những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào các yêu cầu về độ chính xác, điều kiện thí nghiệm… mà người sử dụng có thể lựa chọn cho mình được một trong các phương pháp đo tỷ trọng phù hợp . Sau đây là một số cách đo tỷ trọng bạn có thể tham khảo:
3.1 Cách đo tỷ trọng bằng phương pháp tỷ trọng kế
3.1.1 Tỷ trọng kế là gì?
Tỷ trọng kế là một dụng cụ đo lường để giúp xác định khối lượng riêng của một chất lỏng.
Loại dụng cụ này thường được làm bằng thủy tinh, có hình trụ và một đầu có quả bóng chứa thủy ngân hay kim loại nặng để giữ nó nằm thẳng đứng.
Người ta thường dùng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng dung dịch điện phân.
Đo tỷ trọng bằng tỷ trọng kế
3.1.2 Cách đo bằng tỷ trọng kế
Cách đo tỷ trọng kế được thực hiện theo ba bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Mở nắp van của bình ắc quy cần đo.
- Bước 2: Đưa tỷ trọng kế vào trong bình thông qua vị trí nắp van. Sử dụng nút hút của tỷ trọng kế để hút dung dịch điện phân vào bên trong tỷ trọng kế.
- Bước 3: Xem kết quả nồng độ dung dịch điện phân trên vạch chia độ của tỷ trọng kế. Tùy vào nồng độ của dung dịch mà đối trọng của thanh chia vạch sẽ chìm sâu ở mức tương ứng và kết quả nồng độ dung dịch được đọc tại vị trí bề mặt của dung dịch cắt thanh chia vạch.
3.2 Cách đo tỷ trọng bằng bình đo tỷ trọng
3.2.1 Bình tỷ trọng là gì?
Bình tỷ trọng là là một dụng cụ được sử dụng để đo tỷ trọng, xác định trọng lượng riêng của chất lỏng.
Nó thường được làm từ chất liệu chính là thủy tinh borosilicate, một chất liệu tốt nhất với độ bền cao, chống và chịu được hóa chất, dung dịch.
Các dòng số, kí hiệu in trên bình đo tỷ trọng phòng thí nghiệm với màu mực in chất lượng khi ở nhiệt độ cao vẫn luôn bền màu dù ở môi trường xấu đi chăng nữa.
Bình tỷ trọng là gì
3.2.2 Phương pháp sử dụng bình tỷ trọng để đo
- Bước 1: Đầu tiên cân tỷ khối kế trống không, sạch và khô được P.
- Bước 2: Cho nước cất vào đầy tỷ khối kế (chú ý không để sót không khí trong tỷ khối kế).
- Bước 3: Cân tỷ khối kế chứa nước P2.
- Bước 4: Đổ nước ra, tráng lại bằng chất lỏng định đo. Cho chất lỏng vào đầy tỷ khối kế (chú ý không để sót không khí trong tỷ khối kế).
- Bước 5: Sau đó cân tỷ khối kế có chứa chất lỏng cần nghiên cứu (P1).
- Bước 6: Tính tỷ khối của chất cần biết sẽ là (P1 - P) chia cho (P2 - P).