Tính thanh khoản là một thuật ngữ tài chính quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào dù chuyên nghiệp hoặc đang tìm hiểu tài chính đều phải nắm rõ. Tài sản càng mất nhiều thời gian để thu hồi vốn thì tính thanh khoản càng thấp và ngược lại, tài sản mất ít thời gian để thu hồi vốn thì tính thanh khoản càng cao.
I. Thanh khoản là gì?
Thanh khoản là nghĩa tiếng Việt được dịch ra của từ gốc tiếng Anh Liquidity (nghĩa gốc là tính lỏng). Tính thanh khoản trong lĩnh vực tài chính được dùng để chỉ mức độ lưu động của một sản phẩm/ tài sản nào đó có thể mua/ bán trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị biến động nhiều.
Nói một cách dễ hiểu hơn, tính thanh khoản là thuật ngữ chỉ đến khả năng biến đổi thành tiền mặt của một loại tài sản hoặc sản phẩm.
Tinh thanh khoản là yếu tố vô cùng quan trọng trong đầu tư
Với người cho vay và đầu tư, có thể nhận diện được rủi ro về mặt thanh khoản, từ đó có thể cân nhắc và đưa ra quyết định đầu tư và cho vay thích hợp. Có nhiều loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất đó là đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền mặt và chứng khoán.
Tính thanh khoản được sử dụng trong tài chính để nói về mức độ mà một tài sản bất kì có thể mua hoặc bán được trên thị trường tài chính mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.
II. Đặc điểm của thanh khoản
Tài sản có tính thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc vào thời gian và chi phí, càng mất nhiều thời gian để thu hồi vốn tài sản đó thì tính thanh khoản càng thấp, rủi ro càng cao và ngược lại.
Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư có tính thanh khoản cao, vàng cũng được xem là một tài sản có tính thanh khoản cao.
III. Ý nghĩa và vai trò của thanh khoản trong đầu tư
Đánh giá tình hình thanh khoản của tài sản sẽ giúp các nhà cung cấp, nhà đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp có nhiều ích lợi sau:
1. Ý nghĩa và vai trò đối với doanh nghiệp
Đánh giá được tính thanh khoản của công ty thì ban điều hành sẽ nhận thấy được các vấn đề và có cách xử lý phù hợp.
Tính thanh khoản giúp doanh nghiệp nhìn nhận được các vấn đề tiềm ẩn và có phương pháp giải quyết dứt điểm, từ đó đảm bảo thanh toán các khoản vay đúng kỳ hạn và giữ được niềm tin trong mắt nhà đầu tư, đối tác.
Ban lãnh đạo sẽ đưa được ra các phương án quản trị phù hợp để tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản, nâng cao dòng tiền lành mạnh, linh hoạt.
Từ những phương án quản trị phối hợp được ban lãnh đạo đưa ra để tối ưu nguồn lực tài chính thì tính thanh khoản của doanh nghiệp cũng được nâng cao.
Trong bối cảnh tình hình doanh nghiệp trở lên khó khăn, việc nhận biết được tính thanh khoản sẽ giúp tiết kiệm và tạo ra cơ hội mới để phát triển nâng cao dòng tiền lành mạnh.
2. Ý nghĩa và vai trò đối với nhà đầu tư, chủ nợ của doanh nghiệp, ngân hàng
Đánh giá được tình hình thanh khoản của 1 doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư, bên cho vay có thể nhận diện được rủi ro về mặt thanh khoản, từ đó có thể cân nhắc và đưa ra quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn.
Với các doanh nghiệp đang có nợ ngân hàng, phải thanh lý tài sản để chi trả cho khoản nợ, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp bằng hình thức cho thế chấp tài sản.
IV. Tính thanh khoản trong chứng khoán là gì?
Khái niệm tính thanh khoản trong chứng khoán
Tính thanh khoản của chứng khoán là những chứng khoán đã có sẵn trên thị trường. Chứng khoán được mua và bán rất dễ dàng, giá của chứng khoán cũng có tính ổn định, đặc biệt còn có khả năng cao giúp phục hồi nguồn vốn đầu tư nguyên thuỷ.
Khả năng thanh khoản của chứng khoán chính là một trong những đặc điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, bởi họ có thể chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt bất kỳ lúc nào họ muốn.
Thanh khoản trong chứng khoán cao thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư
V. Phân loại tài sản theo mức độ thanh khoản
Trong nghiệp vụ kế toán, người ta xếp loại tài theo tính thanh khoản từ cao - thấp thành 5 loại như sau:
Tiền mặt: loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất
- Đầu tư ngắn hạn
- Khoản phải thu
- Ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho
Trong đó, tiền mặt là loại có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn được dùng để thanh toán, lưu thông, tích trữ trực tiếp. Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất do phải trải qua 2 giai đoạn phân phối và tiêu thụ sau đó chuyển thành khoản phải thu, sau 1 thời gian mới được chuyển thành tiền mặt.
Ngoài 5 loại tài sản được nêu ở phần trên, thì chứng khoán cũng là một loại tài sản có tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản trong chứng khoán chỉ ra khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại từ chứng khoán sang tiền mặt.
VI. Yếu tố ảnh hưởng tới thanh khoản trong đầu tư
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản trong đầu tư có thể kể đến:
Các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp: Các chỉ số này sẽ phản ánh trực tiếp tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động tốt, tốc độ tăng trưởng mạnh thì các sản phẩm của công ty này sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn kém thì các tài sản cũng sẽ có tính thanh khoản kém hơn.
Ví dụ: Chỉ số P/E ảnh hưởng nhiều đến tính thanh khoản của chứng khoán. Những cổ phiếu P/E cao hơn mức trung bình của thị trường thì sẽ được giao dịch mua bán sôi động hơn.
Các chính sách, quy định của Nhà nước cũng có tác động tới tính thanh khoản. Nếu chính sách giúp nền kinh tế có cơ sở phát triển tốt, thì tính thanh khoản sẽ cao. Ngược lại, nếu chính sách hạn chế hoặc làm thị trường chứng khoán lao dốc thì tính thanh khoản sẽ giảm.
Ví dụ: Năm 2007, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành về khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá với nhà đầu tư chứng khoán của tổ chức tín dụng ở mức dưới 3%. Thị trường chứng khoán ngay lập tức lao dốc, hàng loạt mã chứng khoán giảm mạnh, do không được ngân hàng hỗ trợ nên nhiều nhà đầu tư cũng không thể nào mua được cổ phiếu vào thời điểm đó.
Tâm lý của nhà đầu tư cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tính thanh khoản. Các nhà đầu tư được chia thành các phân khúc như đầu tư ngắn, trung và dài hạn. Đại đa số nhà đầu tư ngắn hạn sẽ chịu nhiều biến động và phụ thuộc vào thị trường, từ đó cũng ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường.
Để xem xét được chỉ số tâm lý thị trường hay còn gọi là chỉ số phản ánh tâm lí của nhà đầu tư, bạn có thể dùng ứng dụng TOPI để theo dõi, đánh giá.
VII. Bẫy thanh khoản là gì?
Bẫy thanh khoản là hiện tượng xảy ra khi Ngân hàng Trung Ương ra quyết định kích thích kinh tế bằng việc bơm tiền nhưng không thành công do cầu tiền trên thị trường không có.
Trong tình huống này, lãi suất hạ thấp gần mức 0 khiến mọi người có xu hướng để tiền mặt tiết kiệm nhiều hơn là đầu tư. Nền kinh tế rơi vào suy thoái do chính sách tiền tệ mở rộng mất đi tác dụng mong muốn. Bẫy thanh khoản trong tiếng Anh gọi là Liquidity Trap.
Những rủi ro thanh khoản mà nhà đầu tư có thể gặp phải
1. Nhận diện bẫy thanh khoản như thế nào?
Để nhận diện được bẫy thanh khoản thường dựa vào 3 dấu hiệu sau:
- Lãi suất danh nghĩa tiến gần hoặc bằng 0: Khi lãi suất quá thấp trong một thời gian, nhà đầu tư sẽ đánh giá rằng lãi suất không thể tăng lên, do vậy họ có xu hướng chuyển sang nắm giữ tiền mặt hơn là đầu tư hoặc mua trái phiếu.
- Chính sách tiền tệ không có hiệu quả: Các chính sách nới lỏng tiền tệ hoặc bơm tiền cho nền kinh tế của Ngân hàng nhà nước cũng không cải thiện được tình hình. Do người dân hoặc doanh nghiệp không có niềm tin và nhu cầu để gia tăng các khoản vay trong bối cảnh suy thoái kinh tế dù lãi suất đang thấp và các ngân hàng thương mại cũng không muốn tăng nợ xấu.
- Giảm phát xảy ra: Khi xuất hiện bẫy thanh khoản, lãi suất danh nghĩa tiến dần về 0, nguồn cung tiền không thể chuyển thành nguồn cho đầu tư. Chính sách tiền tệ mất đi tác dụng vốn có, người dân trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu. Lúc này, lượng cầu trong kinh tế cũng giảm, dẫn tới hiện tượng giảm phát.
2. Có những rủi ro thanh khoản nào?
Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán trong một thời gian dài, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó, đối với ngân hàng, rủi ro thanh khoản là trường hợp ngân hàng đó không đủ khả năng chi trả (thiếu ngân quỹ, thiếu tài sản ngắn hạn), không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền, hay không có khả năng vay mượn thêm để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thanh toán.
Đối với doanh nghiệp, rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro mà doanh nghiệp không thể thanh toán được các khoản nợ từ nhà cung cấp, ngân hàng và những khoản nợ phát sinh khác, tính cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong đầu tư, rủi ro thanh khoản mà nhà đầu tư gặp phải đó là đang sở hữu một sản phẩm chứng khoán có khả năng tái tạo kém, tức là khó tìm được người mua hoặc phải bán thấp hơn giá mua.
Nhà đầu tư càng mất nhiều thời gian và chi phí để thu hồi vốn đầu tư thì rủi ro càng cao. Vì vậy, cần xem xét tới khả năng bán lại trước khi đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu.
Nhà đầu tư nên lưu ý về những bẫy thanh khoản trong chứng khoán
3. Giải pháp giúp hạn chế mắc bẫy thanh khoản
Một số giải pháp giúp hạn chế mắc bẫy thanh khoản:
- Đa dạng hóa danh mục: Không nên bỏ hết trứng vào một giỏ là lời khuyên mà mọi nhà đầu tư cần thuộc nằm lòng. Nhà đầu tư nên chọn nhiều cổ phiếu của các công ty thuộc các ngành khác nhau để giảm rủi ro.
- Nên đầu tư dài hạn: Khác với những nhà đầu tư theo trường phái đầu cơ, với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Nhà đầu tư cần tích lũy kiến thức, kiên nhẫn và dám mạo hiểm, tránh để cảm xúc chi phối để theo đuổi mục tiêu dài hạn.
- Tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật: Mỗi một nhà đầu tư nên tạo cho mình một bộ nguyên tắc riêng và tuân thủ nghiêm túc để tránh lỗ.
- Theo dõi thông tin và biến động thị trường: Luôn theo dõi thông tin, biến động của thị trường chứng khoán cũng như biến động của thị trường kinh tế để tránh những rủi ro liên quan hệ thống mang lại. Biến động thị trường diễn ra thường xuyên và không thể dự đoán, vì vậy đừng quên cập nhật để có được quyết định kịp thời.
Tính thanh khoản là một trong những vấn đề thực sự quan trọng trong lĩnh vực tài chính nói riêng và chứng khoán nói chung. Nhà đầu tư cần nắm được kiến thức và biết cách phân tích để phòng ngừa rủi ro khi tham gia vào đầu tư.