Mặc dù đã lựa chọn kỹ lưỡng để mua sắm chiếc máy lạnh có khả năng hoạt động ổn định và có độ bền cao, tuy nhiên trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi trường hợp máy lạnh không lạnh. Vậy nguyên nhân máy lạnh không lạnh là gì? Hướng khắc phục ra sao? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Hiện tượng máy lạnh hoạt động nhưng không lạnh
Máy lạnh đã được bật và đang hoạt động nhưng không mát, hoặc có gió tỏa ra nhưng không mát là các dấu hiệu thường gặp của hiện tượng máy lạnh không lạnh. Đôi khi, kèm theo đó là máy phát ra âm thanh lớn, đèn nguồn vẫn sáng, cánh vẫn vẫy mở nhưng nhiệt độ phòng không thay đổi.
2. Máy lạnh chạy nhưng không mát có ảnh hưởng đến máy không?
Nếu tình trạng máy lạnh hoạt động nhưng không lạnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận và gây lỗi nặng hơn cho máy. Đồng thời, vào những ngày hè, máy lạnh phải hoạt động liên tục nhưng không tỏa được hơi mát có thể khiến máy làm việc quá tải, từ đó làm giảm “tuổi thọ” của máy.
Hơn nữa, tình trạng này còn gây ra việc tiêu hao điện năng hàng tháng của gia đình bạn. Không những thế, vào những thời điểm nắng, máy lạnh không lạnh sẽ khiến không gian sống của bạn trở nên nóng bức, mọi người cảm thấy khó chịu.
3. Nguyên nhân máy lạnh không lạnh hoặc làm lạnh kém
Để xử lý triệt để tình trạng máy lạnh hoạt động nhưng không lạnh hoặc làm lạnh kém, bạn đừng quên tìm hiểu các nguyên nhân sau:
3.1. Lắp đặt sai kỹ thuật
Nguyên nhân máy lạnh không lạnh hoặc có khả năng làm lạnh kém hơn so với những chiếc máy lạnh mới có thể do lỗi trong quá trình lắp đặt. Theo đó, vấn đề có thể nằm ở nhân viên lắp đặt không đúng với quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng thiết bị hoặc linh kiện không đúng với yêu cầu thông số của máy lạnh. Từ đó dẫn đến máy lạnh hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là ở chế độ làm mát.
3.2. Máy lạnh có hệ thống làm lạnh hoạt động không đủ công suất
Nếu căn phòng có diện tích lớn nhưng bạn lại chọn máy lạnh có công suất quá nhỏ thì khả năng làm lạnh của máy lạnh không thể đáp ứng được. Không những thế, nó còn làm hao tốn điện năng, làm cho máy dễ hư hỏng hệ thống làm lạnh vì phải vận hành liên tục. Điều này xảy ra trong thời gian dài có thể khiến máy lạnh ngừng hoạt động.
Ngoài ra, nếu muốn máy làm lạnh với công suất tốt nhất, bạn cũng nên điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Đơn cử như, vào những ngày hè oi nóng, nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, bạn nên hạ nhiệt độ máy lạnh xuống khoảng 28 độ C, sao cho nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không quá chênh lệch. Điều này vừa giúp giảm hao phí điện năng, vừa tránh tình trạng “sốc nhiệt”.
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc chọn máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích căn phòng, bạn nên nhờ nhân viên của cửa hàng điện máy tư vấn các dòng sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất.
3.3. Sau một thời gian dài sử dụng, không lau chùi khiến máy lạnh có nhiều bụi bẩn
Đừng thắc mắc tại sao máy lạnh không lạnh khi bạn chưa vệ sinh sau một thời gian dài sử dụng. Theo đó, khi sử dụng máy lạnh không vệ sinh thường xuyên, dàn lạnh sẽ xuất hiện nhiều bụi bẩn, hơi lạnh sẽ bị cản trở không lưu thông được. Điều này khiến hệ thống làm lạnh hoạt động kém thậm chí là có thể bị hư hỏng.
Vì vậy, nếu sử dụng máy lạnh tại nhà, bạn nên bảo trì, vệ sinh máy lạnh định kỳ 3 - 4 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần với tần suất sử dụng thấp. Đối với công ty hoặc nhà hàng nên vệ sinh máy lạnh 3 tháng/lần.
3.4. Lượng gas có trong máy lạnh bị rò rỉ ra ngoài
Sau một thời gian sử dụng, các ống đồng hoặc mối nối dẫn gas có thể bị mài mòn do thời tiết, môi trường,…, từ đó khiến một lượng khí gas bị rò rỉ ra ngoài. Điều này có thể khiến máy làm lạnh kém hoặc thậm chí không có hơi lạnh tỏa ram, đặc biệt là trong trường hợp máy lạnh không đủ hoặc bị hết gas.
3.5. Máy lạnh rò rỉ nước
Máy lạnh thường có chức năng loại bỏ độ ẩm trong không khí, và theo đường ống thoát nước ra bên ngoài. Một thời gian dài hoạt động, rêu mốc có thể sinh sôi, làm cho đường ống bị tắt. Đây chính là nguyên nhân khiến cho máy lạnh bị rò rỉ nước và không lạnh được, đồng thời nước không thể thoát ra toàn bộ máy, thời gian dài có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trong máy, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
3.6. Cài đặt sai chế độ làm mát
Trong quá trình khởi động điều hòa, bạn có thể thao tác nhầm lẫn giữa các nút chức năng của máy như quạt, sưởi ấm, nút tăng nhiệt độ,... từ đó khiến máy lạnh không lạnh. Do đó, để chắc chắn máy lạnh đang ở chế độ làm mát, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của các nút chức năng trên remote, đồng thời kiểm tra kỹ máy có đang ở chế độ làm lạnh hay không, nhiệt độ là bao nhiêu.
3.7. Quạt dàn nóng không quay làm cho máy lạnh không lạnh
Quạt dàn nóng là bộ phận giúp tản nhiệt cho dàn nóng và bộ tản nhiệt của máy lạnh bằng cách hút không khí từ bên ngoài thổi vào trong dàn nóng. Nhờ đó giúp quá trình lưu thông không khí trong dàn nóng tốt hơn giúp quá trình làm lạnh không khí diễn ra hiệu quả.
Nếu quạt nóng không thể hoạt động (do khô dầu, đứt dây điện, cháy mô tơ,...) thì sẽ làm giảm khả năng làm lạnh của máy lạnh. Đặc biệt, khi bộ phận này bị hư hỏng trong thời gian dài còn có thể khiến dàn nóng bị hư hỏng do không được làm mát, từ đó khiến máy lạnh dù hoạt động cũng không thể lạnh được.
3.8. Quạt dàn lạnh không quay
Nguyên nhân máy lạnh không lạnh tiếp theo mà bạn cần chú ý đó là quạt dàn lạnh không quay. Được biết đây là bộ phận có tác dụng làm mát các bộ phận trong dàn, đồng thời làm cho bụi bẩn không bám được vào dàn máy giúp không khí lưu thông đều. Và khi quạt dàn lạnh bị hỏng sẽ không có hơi lạnh được thổi ra từ cánh đảo gió, khiến cho máy lạnh không được làm lạnh.
3.9. Block chạy và dừng liên tục do quá tải
Block là một mô tơ dạng kín có nhiệm vụ hút và đẩy khí gas trong dàn ống, làm luân chuyển môi chất lạnh trong hệ thống ống dẫn từ dàn lạnh sang nóng và ngược lại. Trong trường hợp máy lạnh hoạt động qua tải, tụ máy lạnh bị hỏng hoặc cháy, dẫn đến block máy lạnh có thể bị hỏng. Do đó, dù máy vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên khả năng làm lạnh sẽ bị giảm đáng kể.
3.10. Board máy lạnh hỏng
Board được xem là trung tâm điều khiển các hoạt động của máy lạnh. Chính vì vậy, nếu board máy lạnh bị hỏng hoặc lỗi sẽ làm cho máy lạnh không làm lạnh được, thậm chí là không thể hoạt động. Vì board máy lạnh là bộ phận khá phức tạp bao gồm nhiều vi mạch và mối nối điện, do đó khi nghi ngờ board bị hỏng, bạn nên liên hệ đến siêu thị điện máy, đại lý hoặc hãng để được nhân viên kỹ thuật sửa chữa.
3.11. Quá tải điện
Nguồn điện không ổn định hoặc quá yếu có thể khiến máy nén (lốc máy) bị nóng lên, khiến khả năng làm lạnh kém đi hoặc bị dừng hoạt động. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, khi nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng lên gây nên hiện tượng quá tải. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Bạn nên sử dụng máy ổn áp nhằm ổn định nguồn điện khi đi qua máy lạnh.
3.12. Các lỗi thường gặp do áp suất
Máy lạnh hoạt động nhưng không lạnh có thể do một số lỗi của áp suất gây ảnh hưởng đến sự truyền tải áp suất, môi chất lạnh giữa các bộ phận trong máy. Các lỗi áp suất thường gặp mà bạn nên biết có thể kể đến như áp suất hút thấp, áp suất hút cao, áp suất nén thấp, áp suất nén cao,...
3.13. Tụ điện, bảng mạch của máy bị hỏng
Khi bị hư hỏng tụ điện, bản mạch sẽ khiến máy lạnh trở thành một chiếc máy quạt gió thông thường, mất khả năng làm lạnh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là việc bạn có thói quen cài đặt nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) trong thời gian dài hoặc sử dụng điều hòa liên tục, dẫn đến tình trạng quá tải.
3.14. Bộ điều nhiệt bị lỗi
Bộ điều nhiệt có vai trò trong việc duy trì và kiểm soát nhiệt độ không khí theo ý muốn của bạn. Do đó nếu bộ phận này gặp trục trặc hoặc bị hỏng thì có thể là nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh được, đồng thời làm cho nhiệt độ máy lạnh thay đổi thất thường ảnh hưởng đến không gian sống của bạn.
3.15. Vị trí lắp đặt máy lạnh không phù hợp
Việc lắp đặt máy lạnh ở vị trí không thích hợp có thể cản trở hiệu quả làm lạnh của máy. Theo đó, nếu bạn lắp máy lạnh ở vị trí tường quá nóng, đối diện trực tiếp hướng mặt trời chiếu thì có thể khiến máy lạnh hoạt động quá tải để làm mát tường trước khi làm lạnh không khí. Mặc khác, nếu bạn đặt máy lạnh đối diện với hướng gió thì có thể gây ra tình trạng tản hơi máy lạnh. Ngoài ra, lắp máy lạnh ở nơi có nhiều vật cản như tủ đồ, tủ sách,... sẽ khiến hơi lạnh bị cản lại, không làm lạnh đều cho căn phòng.
4. Máy lạnh không lạnh phải làm sao?
Để giải quyết tình trạng máy lạnh hoạt động nhưng không lạnh, bạn có thể tham khảo các cách xử lý dưới đây:
- Khi lắp đặt máy lạnh, cần lắp đặt đúng quy trình kỹ thuật cũng như tuân thủ yêu cầu về thông số kỹ thuật phù hợp với từng loại máy lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi máy lạnh giúp máy hoạt động tốt hơn và hạn chế tình trạng hao tốn điện năng.
- Khi linh kiện bên trong của máy lạnh bị hư hỏng, nên thay thế bằng linh kiện có chất lượng tốt hơn để các linh kiện khác không bị ảnh hưởng, tránh hư hỏng.
- Kiểm tra và cài đặt đúng chế độ làm mát của máy lạnh.
- Đảm bảo đường truyền tải điện ổn định, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị ổn áp.
- Kiểm tra xem máy lạnh có bị rò rỉ nước hoặc tích tụ băng hay không. Nếu có hãy gọi ngay cho đơn vị bảo trì để được giải quyết.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp vừa giúp máy hoạt động với công suất vừa phải, vừa giúp tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn.
- Để tiết kiệm chi phí khi sửa chữa, nên chọn các trung tâm sửa chữa uy tín, chất lượng tốt và đặc biệt là có chế độ bảo hành.
Trên đây là những nguyên nhân tại sao máy lạnh không lạnh và cách khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, để tránh tình trạng máy lạnh bị hư hỏng hay gặp nhiều sự cố khi sử dụng, bạn nên chọn mua các sản phẩm chính hãng của các hãng nổi tiếng, đồng thời chọn loại máy lạnh phù hợp với không gian căn phòng.
5. Vệ sinh máy lạnh giá rẻ - uy tín - an toàn tại TP HCM, Hãy gọi ngay đến Điện lạnh Sapa
Nếu bạn có nhu cầu vệ sinh, sửa chữa, tháo gỡ và lắp đặt máy lạnh ở TP HCM, chúng tôi khuyên bạn nếu như không có kiến thức về điện lạnh thì không nên tự ý tháo lắp, di dời các bộ phận bên trong của máy lạnh như vậy sẽ làm máy lạnh hư hỏng nặng hơn.
Với đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành điện lạnh, cách làm việc chuyên nghiệp của Điện lạnh Sapa , chắc chắn chúng tôi có thể xử lý được những sự cố máy lạnh gia đình bạn đang gặp phải mà các đơn vị khác không làm được, ngoài chất lượng sửa chữa tốt, khách hàng cũng sẽ hài lòng về dịch vụ sửa chữa máy lạnh giá rẻ của Sửa chữa máy lạnh quận 8 , linh kiện chính hãng, có bảo hành sau sửa chữa.
Hotline: 08.9999.4448 hoặc 0374 918 491
Mở cửa: 8h đến 20h, Chủ nhật: 8h đến 12h
Trụ sở chính: 134/3D TCH35, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12
- Sửa chữa máy lạnh Quận 1: 182/17 Đề Thám, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 2: 2/9 Bình Trưng, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 3: 99/13 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Quận 3, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 4: 204/76A Đoàn Văn Bơ, Phường 14, Quận 4, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 5: 486/164B Phan Văn Trị, Phường 7, Quận 5, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 6: Hẻm 240/7 Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 7: Số 25, Tân Quy, Quận 7, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 8: 126/19 Đường Bùi Minh Trực, Phường 5, Quận 8, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 9: 27 Đường M1, Phước Long B, Quận 9, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 10: 56/23 Tô Hiến Thành, P. 15, Quận 10, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 11: 133/3/3A Bình Thới, Phường 11, Quận 11, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận 12: 134/3D TCH35, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12
- Sửa chữa máy lạnh Quận Thủ Đức: 29 Đ. Số 24, Linh Đông, Thủ Đức, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận Gò Vấp: 160 Đường số 5, P. 17, Quận Gò Vấp, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận Bình Thạnh:45/64 Nguyễn Văn Đậu, P.6, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận Tân Bình: 230/16 Trường Chinh, P.13, Quận Tân Bình, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận Tân Phú: 659 Âu Cơ, P. Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận Phú Nhuận: 143/6 Phan Đăng Lưu, P. 2, Quận Phú Nhuận, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Quận Bình Tân: 54/29/23 Đinh Nghi Xuân, P. Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Huyện Hóc Môn:11/2 ấp Xuân Thới Đông 1, Xuân Thới Đông, Hóc Môn, TPHCM
- Sửa chữa máy lạnh Huyện Nhà Bè: 4/39 Đường Nguyễn Bình, ấp 2, Nhơn Đức, Nhà Bè, TPHCM