5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị

Chấn thương đầu gối (khớp gối) rất thường gặp đối với những người chơi thể thao. Tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết, sơ cứu, các phương pháp điều trị, cách chăm sóc - phục hồi giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị

Cấu tạo khớp gối

Đầu gối là khớp có kích thước cũng như biên độ vận động lớn, cấu tạo phức tạp và đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển động của cơ thể. Đây là một khớp phức hợp bao gồm 2 khớp:

Các thành phần chính cấu tạo nên khớp gối bao gồm:

5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị
Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể

Top 5 chấn thương khớp gối thường gặp

Do có sự khác nhau giữa các nghiên cứu thống kê nên thứ tự liệt kê các chấn thương dưới đây không tương ứng với thứ tự tỷ lệ gặp trên thực tế. Tuy nhiên, đây vẫn là những tổn thương mà các bác sĩ hay gặp nhất trên lâm sàng.

1. Chấn thương chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước (ACL) có chức năng chống lại sự di lệch ra trước của mâm chày so với xương đùi và chống lại chuyển động xoay vào trong của cẳng bàn chân. Tổn thương dây chằng chéo trước sẽ dẫn đến mất vững khớp gối, gây khó khăn trong các hoạt động cường độ cao như chạy nhanh, nhảy, chạy lên dốc hay di chuyển đổi hướng đột ngột…. (1)

Với các vận động cường độ thấp như đi bộ, chạy nhẹ, đạp xe… chức năng khớp gối cơ bản vẫn có thể đảm bảo được. Tuy nhiên về lâu dài có thể dẫn đến những hậu quả như tổn thương sụn khớp, sụn chêm, dẫn đến thoái hóa sớm khớp gối. Đồng thời việc khớp gối mất vững cũng dẫn tới nguy cơ ngã, tai nạn trong các sinh hoạt thường ngày, có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng hơn.

2. Chấn thương dây chằng chéo sau

Chức năng của dây chằng chéo sau (PCL) ngược lại với dây chằng chéo trước, tức là hạn chế sự di lệch ra sau của mâm chày so với xương đùi. Dây chằng chéo sau có kích thước lớn hơn, đồng thời ít tham gia vào chức năng hạn chế chuyển động xoay của khớp gối. Vì thế tỷ lệ tổn thương dây chằng chéo sau do chấn thương thường thấp hơn so với dây chằng chéo trước. Tuy vậy, đây vẫn là một trong số các nguyên nhân thường gặp khiến bệnh nhân phải phẫu thuật khớp gối.

3. Chấn thương dây chằng bên

Các dây chằng bên chày, bên mác (MCL, LCL) hiếm khi bị đứt hoàn toàn sau các chấn thương đơn giản mà thường chỉ đụng dập, phù nề. Tuy nhiên, với các chấn thương nặng gây đứt 1 hoặc cả 2, hoặc thậm chí kèm theo các dây chằng chéo thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc khớp gối. , đồng thời để lại di chứng rất lớn về sau nếu

Ghi chú: Tuy không phổ biến nhưng chấn thương dây chằng bên sẽ để lại những di rất lớn về sau nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt nếu kiểu chấn thương này ảnh hưởng đến các dây chằng chéo khác, người bệnh có nguy cơ mất khả năng đứng, đi lại trong thời gian ngắn.

4. Rách sụn chêm (Meniscus tear)

Tổn thương rách sụn chêm có thể xảy ra đơn độc, tuy nhiên đa phần thường đi kèm với tổn thương đứt dây chằng chéo, hoặc là hậu quả của một tổn thương đứt dây chằng chéo trước đó nhưng không điều trị. (2)

Tổn thương rách sụn chêm nếu nhỏ và ở vùng giàu mạch nuôi (zone 1/red zone) có thể tự liền sau khoảng 6 tuần điều trị đúng cách. Các tổn thương rách lớn, phức tạp, hoặc rách tại các vị trí khó liền như vùng ít mạch nuôi (zone 2,3/red-white, white zone), rách điểm bám sừng sau (root tear), rách bong khỏi mặt mâm chày (ramp lesion)… cần được chẩn đoán và can thiệp bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm về phẫu thuật nội soi khâu sụn chêm, mới có hy vọng bảo tồn được cấu trúc này.

Trong trường hợp không thể khâu lại được, cắt sụn chêm một phần hoặc hoàn toàn là phương án cuối cùng giúp bệnh nhân đỡ đau, phục hồi tầm vận động khớp gối. Về lâu dài khớp gối bị mất sụn chêm sẽ có nguy cơ cao thoái hóa sớm.

Dấu hiệu nhận biết

Do đa phần tổn thương rách sụn chêm xảy ra đồng thời với đứt dây chằng, vì vậy nó thường cũng có đầy đủ các dấu hiệu của tổn thương bao gồm: sưng, đau, hạn chế vận động gối ngay sau chấn thương và mất vững gối về sau.

Điểm khác là với tổn thương rách sụn chêm, người bệnh sẽ có triệu chứng đau đầu gối kéo dài hơn, đau ở một vị trí nhất định và ở một số tư thế nhất định, ví dụ như khi leo cầu thang hay khi ngồi xổm/gập gối tối đa. Ngoài ra trong một số kiểu rách phức tạp, phần sụn chêm rách sẽ kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây triệu chứng kẹt khớp, cứng khớp hoặc hạn chế biên độ duỗi so với chân lành.

5. Trật khớp gối

Trật khớp đầu gối thường được hiểu là trật khớp đùi - chày, là chấn thương rất nặng và hiếm gặp (chỉ chiếm ~ 0,02% trong tổng số tất cả các loại chấn thương). Do các thành phần của khớp gối được liên kết với nhau rất vững chắc bằng hệ thống gân cơ, bao khớp, dây chằng, vì vậy cần 1 lực tác động rất mạnh gây đứt rách nhiều thành phần kể trên, mới có thể làm trật khớp gối. Bệnh nhân trật khớp gối thường sau các tai nạn giao thông, tai nạn ngã cao hoặc một số môn thể thao đối kháng mạnh như bóng bầu dục, rugby ….

Trật khớp gối là một tình trạng cấp cứu, tỷ lệ tổn thương mạch máu, thần kinh dẫn đến hậu quả phải cắt cụt chân lên tới 10%. Vì vậy, cần phát hiện, xử trí đúng cách càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xấu nhất. Tuy vậy, đa phần các bệnh nhân trật khớp gối đều cần đến nhiều cuộc phẫu thuật để có thể tái tạo các cấu trúc tổn thương, nhằm phục hồi chức năng khớp gối.

Khi xảy ra một va chạm mạnh, trực tiếp hoặc xoắn vặn mạnh vùng gối, khớp gối bệnh nhân biến dạng, lệch trục, mất vận động, mức độ đau rất nhiều. Đôi khi khớp gối có thể tự bật trở lại vị trí ban đầu, nhưng đa phần sẽ giữ nguyên ở vị trí trật, người bệnh không thể tự vận động, buộc phải được trợ giúp để có thể di chuyển.

Dấu hiệu nhận biết

Trật khớp chè - đùi (hay trật xương bánh chè) là tình trạng phổ biến hơn và bệnh nhân thường nhầm với trật khớp gối. Trong trường hợp này, xương bánh chè bị trượt ra khỏi rãnh của nó ở xương đùi, thường trượt ra phía ngoài. Người ta chia trật bánh chè thành 2 loại:

Sau chấn thương người bệnh thấy phần xương bánh chè lệch hẳn ra phía ngoài, không còn nằm ở giữa gối, khớp gối khó cử động, nhưng thường không đau nhiều. Với trật lần đầu có thể bánh chè không bật trở lại vị trí cũ, với trật tái diễn bánh chè có thể tự bật trở lại, hoặc người bệnh có thể tự nắn về dễ dàng. Sau khi hết trật, khớp gối có thể vận động tương đối bình thường.

5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị
Hình ảnh phim chụp một trường hợp trật khớp gối

6. Gãy xương vùng khớp gối

Như đã nói ở trên, khớp gối cấu tạo bởi 3 xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Tất cả các chấn thương vùng khớp gối đều có nguy cơ gây gãy các xương này. Đường gãy xương nếu lan vào mặt khớp sẽ làm mất sự trơn tru của khớp khi vận động, có thể dẫn đến cứng khớp, mất chức năng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. (3)

Các loại gãy xương thường gặp trong chấn thương gối bao gồm: Gãy xương bánh chè, gãy mâm chày, gãy lồi cầu ngoài / lồi cầu trong / trên và liên lồi cầu xương đùi, gãy Hoffa …. Đa phần các loại gãy này đều cần phẫu thuật để có thể phục hồi tối đa bề mặt khớp cũng như khả năng chịu lực của xương, tránh các di chứng hạn chế vận động cho khớp gối sau này.

Dấu hiệu nhận biết

Sau chấn thương người bệnh có những dấu hiệu sau:

7. Bong điểm bám gân/dây chằng vùng gối

Đây là dạng tổn thương có nguyên nhân, cơ chế giống với tổn thương đứt dây chằng. Hậu quả thay vì gây đứt ngang dây chằng/gân, thì phần xương mà dây chằng/gân ấy bám vào lại bị nhổ bung lên, tương tự như việc bạn cầm thân cây nhổ bật rễ cây. Ở đây phần xương điểm bám của gân/dây chằng chính là rễ cây.

Các tổn thương dạng này thường gặp bao gồm: Bong điểm bám dây chằng chéo trước, bong điểm bám dây chằng chéo sau, bong điểm bám dây chằng bên trong/ngoài và một trường hợp đặc biệt là bong điểm bám gân bánh chè (bệnh Osgood Schlatter).

Dấu hiệu nhận biết

Bong điểm bám có triệu chứng tương tự như đứt dây chằng, bao gồm đau, sưng nề gối, hạn chế vận động ngay sau chấn thương, lỏng khớp về sau. Với tổn thương bong điểm bám dây chằng chéo trước sẽ có thể có kẹt khớp gối gây mất duỗi cho dù đã hết đau.

Đặc biệt, tổn thương bong điểm bám gân bánh chè thường gặp ở lứa tuổi trẻ vị thành niên trên những bệnh nhân chơi các môn thể thao dùng động tác đá mạnh, ví dụ bóng đá, võ thuật… Trẻ sẽ xuất hiện sưng đau mặt trước, lồi củ chày, đau tăng khi leo cầu thang hoặc gồng mạnh cơ tứ đầu. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày mà không ảnh hưởng nhiều.

Các tổn thương này tùy từng mức độ có thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Nhìn chung tổn thương dạng bong điểm bám có tỉ lệ phục hồi tốt, kết quả sau điều trị thường tốt hơn so với các tổn thương dạng đứt dây chằng.

Nguyên nhân gây ra các chấn thương đầu gối

Nguyên nhân trực tiếp

Các chấn thương khớp gối do nguyên nhân chấn thương trực tiếp như: xảy ra các va chạm trực tiếp vào đầu gối dẫn đến những chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hay do chấn thương bóng đá, bóng chuyền, các môn thể thao đối kháng…)

5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị
Cần xử trí đúng cách ngay sau khi gặp chấn thương

Nguyên nhân gián tiếp

Các chấn thương khớp gối gián tiếp thường xảy ra do việc thay đổi tư thế đột ngột như: xoay người đột ngột, dừng lại đột ngột khi chạy, nhảy từ trên cao xuống… Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các chấn thương dây chằng.

Phương pháp chẩn đoán

1. Khai thác tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân nhằm xác định bắt đầu có dấu hiệu đau từ khi nào, trước đó có sự thay đổi tư thế đột ngột hay không, có nhảy từ cao xuống không hay có chơi thể thao, có sự va chạm mạnh không hoặc có xảy ra tai nạn dẫn đến những chấn thương đầu gối hay không…

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành khám và kiểm tra lâm sàng: khi sờ nắn bệnh nhân có sự sai lệch vị trí xương không, có bị sưng nề vùng đầu gối không, có bị mất khả năng vận động vùng đầu gối không….

2. Chẩn đoán hình ảnh

Để chẩn đoán xác định được bệnh nhân mắc chấn thương gì và tình trạng chính xác của chấn thương, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh:

Đối tượng dễ bị chấn thương ở đầu gối

Bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào đều có nguy cơ mắc chấn thương đầu gối. Thông thường chấn thương gối hay gặp ở những người thường xuyên chơi thể thao, đặc biệt là các môn có động tác va chạm mạnh, hoặc cũng có thể gặp ở những trường hợp thay đổi tư thế đột ngột (ví dụ: xoay người đột ngột, nhảy từ trên cao xuống…).

Ngoài ra, chấn thương đầu gối cũng thường gặp ở những trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Biến chứng

Khi không được điều trị kịp thời và đúng sẽ khiến các chấn thương đầu gối gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

Phương pháp điều trị

1. Sơ cứu các chấn thương đầu gối

Nguyên tắc cơ bản trong sơ cứu chấn thương đó là không làm tổn hại thêm tình trạng của người bệnh. Với các chấn thương nặng nghi ngờ trật khớp, gãy xương hoặc có vết thương hở kèm theo, tuyệt đối không tự ý kéo nắn khớp nếu không phải nhân viên y tế. Với vết thương hở có thể sử dụng gạc hoặc vải sạch, ép vào miệng vết thương để cầm máu, tuyệt đối không đắp các loại lá, thuốc lào… vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Không tự ý vận chuyển người bệnh, cần gọi trợ giúp y tế để đưa bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

Với các chấn thương mà người bệnh không quá đau đớn, có thể tự cử động một phần khớp nhưng khó khăn trong việc đi lại, di chuyển, thì cần trợ giúp cố định khớp gối cho bệnh nhân. Có thể sử dụng nẹp gỗ hoặc các loại nẹp chuyên dụng để cố định khớp gối, sau đó đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám

2. Điều trị không phẫu thuật

5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị
Điều trị chấn thương đầu gối bằng đai cố định

Đối với những tổn thương ở mức độ nhẹ hoặc những bệnh nhân có tuổi và cường độ vận động thấp, bệnh nhân có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp RICE kết hợp sử dụng đai cố định, nẹp để cố định giúp bảo vệ đầu gối khỏi tình trạng mất vững.

Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu cũng là biện pháp thường được áp dụng nhằm giúp tăng cường sức mạnh các cơ ở chân, hỗ trợ phục hồi tốt hơn chức năng vận động của đầu gối sau chấn thương

3. Phẫu thuật

Đối với các trường hợp chấn thương ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Đối với phẫu thuật đầu gối sẽ tùy thuộc vào các tổn thương để có các biện pháp phẫu thuật khác nhau. Ví dụ như: phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi… Bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng tổn thương của bệnh nhân để chỉ định những phương pháp phẫu thuật thích hợp.

Cách phòng tránh

Để hạn chế các chấn thương đầu gối, chúng ta nên tập luyện và chơi thể thao đúng cách. Người chơi nên có sự tư vấn, hướng dẫn của các bác sĩ, kỹ thuật viên hoặc huấn luyện viên thể thao để có thể thực hiện các bài tập một cách phù hợp. (4)

Bên cạnh đó, người chơi thể thao cũng nên thực hiện các bài tập khởi động đúng phương pháp và hạn chế va chạm trong quá trình tập luyện để giảm thiểu các chấn thương đầu gối.

Cùng với việc tập luyện thể thao đúng cách, việc đề cao an toàn trong lao động và thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng tránh té ngã cũng là phương pháp để có thể hạn chế các chấn thương đầu gối có thể xảy ra.

Phương pháp chăm sóc và phục hồi sau chấn thương gối

Chăm sóc và phục hồi chấn thương đầu gối theo nguyên tắc RICE

Với các chấn thương nhẹ, người bệnh có thể cử động khớp tương đối trơn tru và tự đi lại được. Với các các triệu chứng sưng, đau, thì có thể theo dõi tại nhà. Điều trị chấn thương phần mềm đầu gối tại nhà theo nguyên tắc RICE:

Người bệnh cần tới gặp bác sĩ nếu các triệu chứng đau và sưng nề kéo dài trên 48h mặc dù đã thực hiện đúng nguyên tắc RICE, hoặc có các dấu hiệu lỏng khớp, mất vững, kẹt khớp để thăm khám và phát hiện các chấn thương có nguy cơ ảnh hưởng tới vận động của khớp gối về sau.

Đối với các chấn thương đầu gối, bác sĩ sẽ tùy vào loại chấn thương, tình trạng, mức độ tổn thương, mức độ vận động của từng bệnh nhân để chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng giúp chấn thương khớp gối được phục hồi nhanh hơn. Trong thời gian thực hiện điều trị chấn thương khớp gối, chế độ ăn uống của bạn cần lưu ý:

5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị
Thực phẩm giàu canxi giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương đầu gối

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Nơi đây trở thành địa chỉ khám và điều trị các chấn thương trong thể thao được nhiều vận động viên, người chơi thể thao không chuyên lựa chọn.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Thời gian phục hồi của các tổn thương ở vùng gối thường khá lâu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.

Link nội dung: https://tree.edu.vn/5-chan-thuong-dau-goi-thuong-gap-trong-the-thao-va-cach-dieu-tri-a16188.html