Rửa tiền (Money laundering) là hành vi các cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội trở thành các tài sản hợp pháp. Theo Công ước Palermo năm 2000 của Liên Hợp Quốc, hành vi rửa tiền bao gồm 4 nhóm cơ bản sau: “(I) Chuyển đổi hay chuyển giao tài sản do phạm tội mà có nhằm che đậy hoặc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc nhằm giúp đỡ bấy cứ người nào liên quan đến việc thực hiện một hành vi phạm tội để lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi hành vi của người đó gây ra; (II) Che đậy hoặc che dấu bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, việc chuyển nhượng, chuyển dịch hoặc quyền sở hữu hay những quyền đối với tài sản, dù biết rằng tài sản này do phạm tội mà có; (III) Giành được, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, dù tại thời điểm nhận được tài sản, biết rằng đó là tài sản do phạm tội mà có; (IV) Tham gia, liên kết hay thông đồng thực hiện, nỗ lực thực hiện và hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kỳ một hành vi phạm tội nào theo quy định của điều này”.
Quy trình rửa tiền thường được tiền hành bằng 3 bước cơ bản sau: Sắp xếp, Phát tán và Quy tụ. Sắp xếp (Placement): Giai đoạn sắp xếp là giai đoạn đưa tiền bẩn của tội phạm vào hệ thống tài chính lần đầu tiên. Giai đoạn này nhằm phục vụ hai mục đích là giúp tội phạm giảm lượng lớn tiền mặt đang nắm giữ và đưa tiền bẩn vào hệ thống tài chính hợp pháp. Phát tán (Layering): Đây là giai đoạn phức tạp nhất và thường liên quan tới quá trình chuyển tiền ra nước ngoài. Mục đích của giai đoạn này là tách tiền bất hợp pháp khỏi nguồn của nó và tạo ra một lộ trình kiểm toán phức tạp. Cuối cùng, quy tụ (Intergration): Giai đoạn cuối của quy trình rửa tiền được gọi là giai đoạn quy tụ. Ở giai đoạn này, tiền bẩn quay trở lại nguồn hoặc được đưa tới địa điểm hoặc tài khoản chỉ định và được “gột rửa” để trở thành hợp pháp.
Theo đánh giá rủi ro quốc gia (NRA) của Việt Nam, tội phạm rửa tiền xuất phát từ 17 loại tội phạm nguồn khác nhau sắp xếp theo nguy cơ rửa tiền bao gồm: (1) Tham ô tài sản (Điều 353); (2) Tổ chức đánh bạc (Điều 322); (3) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy (Điều 249-252); (4) Nhận hối lộ (Điều 354); (5) Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); (6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 355); (7) Đánh bạc (Điều 321); (8) Trốn thuế (Điều 200); (9) Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234); (10) Lửa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); (11) Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền qua biên giới (Điều 189); (12) Mua bán người (Điều 150); (13) Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207); (14) Sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); (15) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 190, 191); (16) Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304) và (17) Buôn lậu (Điều 188).
Luật Phòng chống rửa tiền ra đời năm 2013, nhưng chỉ khi Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, cơ quan cảnh sát điều tra mới có cơ sở khởi tố và điều tra 10 vụ án về tội rửa tiền với 26 bị can, đã xét xử 5 vụ với 11 bị can trong các vụ án tiêu biểu như: vụ Giang Kim Đạt (2016), vụ Phan Sào Nam (2018), vụ Nhật Cường (2019), vụ Alibaba (2021)… Theo nhận định, xét về khối lượng các tội phạm nguồn tại Việt Nam, số lượng vụ án và bị can bị khởi tố về tội rửa tiền còn rất ít, chưa tương xứng so với rủi ro tiềm ẩn loại tội phạm này tại Việt Nam.
Nhìn chung, có bốn cách rửa tiền phổ biến hiện nay:
Việc chia nhỏ và chuyển các khoản tiền nhằm tránh sự chú ý của cơ quan chức năng về giao dịch cho giá trị lớn là một trong những phương thức chủ yếu của các đối tượng rửa tiền. Theo Điều 3 Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tài chính hoặc cá nhân kinh doanh nghành nghề phi tài chính có chức năng gửi tiền, chuyển tiền phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nếu như muốn chuyển tiền giá trị lớn hơn 300.000.000 đồng ra nước ngoài. Chính vì vậy, các đối tượng thường chia nhỏ số tiền, chuyển nhiều lần theo quy định hoặc thuê người khác chuyển tiền để tránh bị phát hiện.
Ngày 25/9/2020, cơ quan CSĐT công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Nguyễn Văn Thắng, Phạm Anh Tuấn và đồng phạm về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”, quy định tại điều 189 BLHS. Theo kết quả điều tra, Nguyễn Văn Thắng cùng đồng phạm đã lập nhiều công ty xuất nhập khẩu làm ăn với nước ngoài, làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa che đậy cho việc vận chuyển trái phép tới 30.000 tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài nhằm che giấu hành vi phạm tội nguồn. Đây là hình thức dịch vụ ngầm chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thu phí trên tổng số tiền chuyển đi với thủ đoạn giải mạo thanh toán giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế. Nghĩa là người phạm tội biến hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp thành hợp pháp, nguồn gốc tiền được rửa sạch vì mang danh nghĩa thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Không nhất thiết số tiền này có xuất xứ từ Việt Nam mà có thể được chuyển từ nước ngoài về rồi bằng hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.
Việc mua bất động sản hoặc các tài sản có giá trị lớn, tính thanh khoản cáo như kim cương, túi sách, đồng hồ hàng hiệu… cũng là một trong các phương thức chủ yếu của các đối tượng rửa tiền. Theo đó, các đối tượng sẽ mua đi bán lại tài sản nhiều lần, nhiều nơi, gây nên khó khăn cho công tác truy vết tài sản nguồn. Trong vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm tội Tham ô tài sản, xảy ra tại công ty vận tải Viễn Dương Vinashin, để hợp pháp hóa số tiền khoảng 260 tỷ đồng, đối tượng Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển và người nhà mua và đứng tên 40 bất động sản tại hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…; mua bán, cho tặng bất động sản và mua đi bán lại 13 ô tô đứng tên Giang Văn Hiển. Tương tự thủ đoạn trên trong vụ án Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm trong vụ án tổ chức đánh bạc trên mạng internet tại VTC online. Nhằm hợp pháp hóa số tiền phạm tội, Phan Sào Nam đã
Thông qua tiền ảo là phương thức thủ đoạn rửa tiền còn rất mới và dường như công tác quản lý của nhà nước về loại hình này còn đang lỏng lẻo. Tiền ảo hay còn gọi là tiền mã hóa (Cryptocurrency) là một tài sản kỹ thuật được thiết kế để làm trao đổi trung gian như tiền thật như đồng Bitcoin (BTC), Binance coin (BNC)…
Theo báo cáo mới của Chainalysis, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lợi nhuận thu được từ tiền mã hóa, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ước tính trong năm 2020, các nhà đầu tư Việt Nam đã kiếm được 0,4 tỷ USD nhờ đầu tư vào Bitcoin. Mặc dù gọi là tiền ảo, nhưng để có số lượng tiền ảo, người đầu tư thông qua các ứng dụng như Binance phải sử dụng tiền thật tại quốc gia mình và mua số lượng tiền ảo tương đương theo giá trị chuyển đổi tại thời điểm đó. Tiền ảo được công nhận ở một số quốc gia và có thể được giao dịch mua bán như Mỹ, Anh, Thụy Sỹ…
Tại Việt Nam, tiền ảo như Bitcoin không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư mua bán tiền ảo thì hiện chưa có quy định nào hướng dẫn hoặc luật nào điều chỉnh. Sử dụng tiền ảo để rửa tiền dễ dàng hơn rất nhiều so với các phương thức truyền thống nói trên và khả năng có thể truy vết rất hạn chế. Ví dụ, nếu như muốn chuyển tiền giá trị lớn hơn 300.000.000 đồng ra nước ngoài, tổ chức nhận tiền gửi phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Điều 3 Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, nếu cá nhân sử dụng số tiền trên 300.000.000 VND mua tiền ảo qua ứng dụng Binance theo hình thức P2P (cá nhân với cá nhân), thì không ai xác minh và kiểm soát. Số tiền ảo sau khi chuyển đổi được có thể tùy ý bán trên thị trường, chuyển cho người khác hoặc đổi sang một ngoại tệ khác mà không bị một tổ chức tài chính hay cơ quan chức nang nào giám sát. Hiện nay, tiền ảo nói chung và đồng Bitcoin nói riêng trở nên rất phổ biến bởi phương thức giao dịch dễ dàng, tính thanh khoản cao, không chịu các quy định về đóng thuế TNCN. Các đối tượng phạm tội cũng rất ưa dùng tiền ảo để rửa tiền bởi tính ẩn danh và giao dịch xuyên biên giới rất nhanh chóng mà không lo sợ bị giám sát.
Các giao dịch trong nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào tiền mặt, điều này gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc dòng tiền. Luợng tiền mặt còn nhiều trong dân cũng đồng nghĩa với sự tồn tại của một nền kinh tế ngầm mà Nhà nước chưa kiểm soát hết được.
Công tác quản lý của Nhà nước liên quan đến việc mua, bán tiền ảo qua các ứng dụng nước ngoài còn yếu kém, khiến các đối tượng dễ dàng chuyển tiền hoặc rửa tiền thông qua tiền ảo.
Ngoài ra, nguyên nhân chính phát sinh tội phạm xuất phát từ ý chí chủ quan của người phạm tội. Động cơ phạm tội xuất phát từ yếu tố vật chất hoặc sự thiếu hiểu biết của đối tượng hoặc các đối tượng coi thường pháp luật, muốn được hưởng lợi ích từ khoản tiền bất hợp pháp đem lại.
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực. Tuy đã có Luật Phòng chống rửa tiền và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống rửa tiền, nhưng việc chấp hành luật pháp của công dân Việt Nam còn chưa nghiêm. Mặt khác, một số điều khoản của Luật Phòng chống rửa tiền còn sơ hở; các quy định hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống rửa tiền chưa rõ ràng; nhiều quy định chưa được cụ thể hóa trong hoạt động của các cơ quan pháp luật nên chưa phát huy được năng lực và thẩm quyền của các cơ quan thi hành luật, làm cho bọn tội phạm luồn lách Luật Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. Do đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng chống rửa tiền.
Hoàn thiện các quy định về nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm NHNN thực hiện chức năng phân tích, xử lý, chuyển giao và trao đổi thông tin về PCRT, việc trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước trong việc thực hiện công tác PCRT và đơn vị đầu mối thuộc Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện các chức năng trên.
Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về trách nhiệm tham gia đánh giá rủi ro, đánh giá rủi ro ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý từng bộ phận, ngành liên quan đến việc đánh giá rủi ro, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong công tác thanh tra giám sát về PCRT đối với từng loại đối tượng báo cáo; Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Các thông tin liên quan đến giao dịch đáng ngờ cần được chuyển tới cơ quan điều tra xác minh, xử lý như tin báo tố giác về tội phạm và có biện pháp phong tỏa tài khoản trong trường hợp cần thiết.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/phuong-thuc-thu-doan-cua-toi-pham-rua-tien-tai-viet-nam-va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-phong-chong-a16056.html