11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Chơi chứng khoán có thể mang về lợi nhuận rất cao cho những người tham gia, cho nên, rất nhiều người chọn kênh chứng khoán để kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động. Nhưng không phải chỉ cần bỏ tiền đầu tư là có thể thu về được lợi nhuận. Rất nhiều người đã mất tất cả khi tham gia vào thị trường này. Vậy cần tránh những sai lầm nào khi chơi chứng khoán để không bị phá sản?

1. Không nghiên cứu thị trường khi đầu tư

Sau đại dịch Covid-19, số lượng người gia nhập chơi chứng khoán tăng chóng mặt. Có rất nhiều người nhảy vào thị trường khi chưa nghiên cứu cách thức vận hành của kênh đầu tư này, sau đó bỏ tiền một cách mù quáng, dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Nghiên cứu và theo dõi thị trường khi đầu tư là vô cùng quan trọng

Khi nhận được những khoản lãi đầu tiên, nhiều người tưởng rằng những phán đoán của mình đã đúng, tiếp tục “ôm” suy nghĩ sai lầm đó đem tiền đi đổ sông đổ bể, mơ mộng về một cái kết đẹp với những món hời khổng lồ. Tuy nhiên, không ai may mắn mãi, chỉ thấy cái giá phải trả là rất đắt, tài chính dần tụt dốc không phanh. Nên nhớ rằng, thị trường chứng khoán cũng giống một cái “nồi không đáy”, nếu không nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng, dù bạn đổ bao nhiêu tiền vào thì cũng hết.

2. Không tìm hiểu trước kiến thức đầu tư từ các chuyên gia

Nếu thị trường chứng khoán là một bài toán cần giải, thì các chuyên gia tài chính chính là thầy, cô giáo, người sẽ hướng dẫn chúng ta tìm ra các phương pháp giải khác nhau. Tham gia vào bất cứ một lĩnh vực nào đó, nếu có một người bạn tốt, một người thầy giỏi đồng hành và dẫn dắt thì tỷ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Hãy trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm đầu tư từ những chuyên gia trong ngành

Những chuyên gia ở đây là những người có tiếng trong nghề, kinh nghiệm dày dặn cũng như khả năng phán đoán nhanh nhạy đối với cổ phiếu tiềm năng và thời điểm nên mua nên bán. Họ là người từng trải, chắc chắn sẽ đúc rút được kinh nghiệm từ những thất bại của họ trong nhiều năm đầu tư. Vậy nên, nghe lời khuyên từ họ là một hình thức học hỏi thêm kiến thức và soi xét lại các quyết định của mình.

3. Không có kế hoạch cắt lỗ, trung bình giá

Một sai lầm nghiêm trọng dễ dẫn đến phá sản đó là không chịu cắt lỗ khi đã vượt ngưỡng an toàn, hay không chuẩn bị sẵn kế hoạch cắt lỗ, đặt rõ mức cắt lỗ. Giá cổ phiếu có thể lên cao kịch trần cũng có thể tuột dốc chạm đáy rất khó để đoán định. Vì vậy, việc cần làm là nên đặt ra một mức cắt lỗ cụ thể, đừng ôm hy vọng vào việc “ôm cây đợi thỏ”, chờ cổ phiếu tăng trở lại, tư duy này khiến bạn thụ động vào mọi quyết định và dễ rơi vào bẫy tài chính của nhiều “cá mập” trên thị trường.

Hãy ưu tiên việc bảo toàn nguồn vốn khi có sự cố xảy ra, phải thật tỉnh táo đánh giá cổ phiếu một cách khách quan, tốt nhất là vẫn nên xây dựng kế hoạch chốt lời và cắt lỗ của riêng mình. Khi không còn lựa chọn nào khác thì phải bán cổ phiếu đi ngay, chờ những cơ hội phục thù lần sau, đừng cố chấp bám víu lấy một con mồi.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Phân bổ danh mục đầu tư hợp lý giúp bạn hạn chế những rủi ro khi đầu tư

4. Đầu tư chứng khoán theo linh cảm, không có kế hoạch

Con người chúng ta nếu gạt bỏ đi được những linh cảm, cảm tính thì chắc chắn sẽ tỉnh táo trong đầu tư và kinh doanh các lĩnh vực. Nhưng rất ít người có thể làm được điều này.

Ta lấy ví dụ trên giao diện ứng dụng chứng khoán, luôn có những bảng biểu thống kê, các báo cáo cập nhật xoay quanh doanh nghiệp và cổ phiếu của nó nhưng nhiều người lại không tham khảo, họ lựa chọn nghe theo “bản năng” mách bảo, nghe theo bạn bè, nghe theo hội nhóm, nghe theo mạng xã hội, các thông tin báo lá cải vô căn cứ. Họ không hề có những kế hoạch dự phòng cho bản thân nếu có rủi ro xảy ra, thế nên, thất bại là điều dễ hiểu, chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Có kế hoạch đầu tư rõ ràng, phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân

Nên nhớ rằng, sự phân tích chuyên sâu, các yếu tố logic mới là phần quan trọng để quyết định thắng thua khi chơi chứng khoán. Cảm tính đôi khi đúng nhưng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Cần tỉnh táo và sáng suốt, nhìn nhận vào các con số, số liệu thực tế chứ không phải dăm ba câu nói của một ai đó dù họ có sức ảnh hưởng.

5. Không sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản

Thời điểm an toàn và tốt nhất để mua cổ phiếu là trong khoảng thời gian từ 7 - 8 tuần khi giá cổ phiếu có dấu hiệu bứt phá khỏi nền giá ổn định. Để xác định được chính xác mốc thời điểm này, các nhà đầu tư cần biết cách sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản từ biểu đồ cổ phiếu.

Các phương pháp này là những công cụ đắc lực trợ giúp các nhà đầu tư báo động sự phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, đồng thời thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới, sau đó đánh giá được chính xác xu hướng biến động của giá cổ phiếu, để suy ra được mức giá kỳ vọng cho cổ phiếu trong tương lai.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Sử dụng linh hoạt các phương pháp đầu tư thông minh để đạt được hiệu quả đầu tư tốt nhất

6. Nóng vội, tham lam, không quan sát thị trường

Đa số các nhà đầu tư khi nắm vững những lý thuyết trong ngành thường ảo tưởng về khả năng phán đoán của bản thân, họ tin rằng thị trường sẽ tăng/giảm đúng như những gì họ đã được học, vì trước đó cũng nhiều lần họ may mắn “trúng mánh”. Nhưng, thị trường chứng khoán luôn có những biến động bất ngờ, không theo bất cứ quy luật cố định nào. Rủi ro lúc nào cũng có thể xảy ra, chỉ cần một phút tự kiêu cũng khiến bạn đưa ra quyết định sai lầm.

Nhà đầu tư cần phải giữ cho mình trạng thái tỉnh táo, được lời cũng không kiêu, bị lỗ cũng không nản, xây dựng hơn một kịch bản trước khi tham gia vào bất cứ một đợt sóng nào. Chẳng hạn, chốt lời khi nào, cắt lỗ khi nào, trong trường hợp đặc biệt xấu thì xử lý ra sao. Xây dựng kịch bản trước sẽ giúp bạn luôn chủ động trong các tình huống, giữ tâm lý bất định không bị chi phối bởi những thông tin tiêu cực.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Hãy cân nhắc kỹ các khoản đầu tư của bản thân và chịu trách nhiệm với việc đầu tư của mình bạn nhé

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng thu về lợi nhuận kép. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, nếu trong tình huống thị trường bị nhiễu loạn tin tức, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính thì cần một cái đầu lạnh, kiên trì với chiến lược ban đầu, đừng chạy theo tin đồn mà nóng vội hành động. Hãy như “sói chờ mồi”, chờ thị trường tiêu hoá hết những tin xấu thì lúc đó nên canh chừng và tìm thời điểm ra tay.

7. Không tính toán các khoản phí, thuế khi giao dịch chứng khoán

Trong giao dịch chứng khoán sẽ phát sinh một số chi phí trả cho công ty chứng khoán, trả cho sàn, thuế như phí chuyển khoản, giá giao dịch lô lẻ, phí dịch vụ giao dịch, phí lưu ký chứng khoán, phí chuyển sở hữu, thuế TNCN (0.1% giá trị giao dịch bất kể lãi lỗ), thuế thu nhập từ cổ tức (5% trên khoản thu nhập kiếm được)… Nhà đầu tư nên chọn các công ty chứng khoán có áp dụng mức phí thấp hoặc miễn phí giao dịch, vì những khoản phí này xuất hiện thường xuyên sẽ làm hao mòn kha khá tiền trong tài khoản.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Các khoản thuế và phí giao dịch cũng nên được chú ý

8. Tâm lý dễ bị ảnh hưởng, FOMO theo thị trường

FOMO - nỗi sợ bỏ lỡ là hiệu ứng tâm lý đám đông quen thuộc trên thị trường chứng khoán, dù những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm nhưng vẫn có thể mắc hiệu ứng này.

Hiệu ứng này xảy ra khi cổ phiếu nào đó tăng mạnh, nhiều người mua vào, bạn bị ảnh hưởng bởi đám đông, sợ mình bỏ lỡ cổ phiếu tốt nên cũng mua vào, nhưng sau đó cổ phiếu rớt giá, và bạn bị thua lỗ.

Thay vì nghe người này người kia, bạn nên học cách dự đoán thị trường từ việc nắm bắt các thông tin từ sàn giao dịch điện tử, xem có giống quy tắc nào không, đồng thời, đọc các báo cáo tài chính kết hợp biểu đồ chứng khoán để đưa ra giá cổ phiếu một cách chuẩn xác. Luôn bình tĩnh trước những biến động thị trường, tìm hiểu những giá trị dài hạn và tiềm năng của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư vững tin hơn trước những cơn sóng FOMO.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Hãy giữ tâm lý tốt, tránh trường hợp đầu tư theo đám đông

9. Ôm cổ phiếu đầu cơ

Đầu cơ cổ phiếu là hành động mua và tích trữ cổ phiếu với số lượng lớn ở mức giá thấp để tạo sự khan hiếm trên thị trường, sau đó thừa cơ hội thiếu cung thì bán ra với giá cao hoặc có thể bán khống tạo giá giảm rồi thu mua lại với giá thấp hơn. Mức độ rủi ro cho hình thức này là cực kỳ lớn nhưng nhiều nhà đầu tư ngắn hạn vẫn sẵn sàng chấp nhận vì lợi nhuận nhận về ở mức cao ngất ngưởng.

Các nhà đầu tư này có xu hướng nhắm đến những mã cổ phiếu giá rẻ, số lượng cổ phiếu phát hành ít, khối lượng giao dịch thấp hoặc các cổ phiếu mới nổi đang trên đà tăng trưởng.

10. Bỏ hết vốn ôm một cổ phiếu

Mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào bất cứ một lĩnh vực nào cũng từng nghe câu nói “không nên bỏ hết trứng vào một rổ”. Với chứng khoán, nếu như bỏ hết tiền ôm một cổ phiếu thì rủi ro cực kỳ cao. Đương nhiên, nếu như cổ phiếu đó tăng trưởng tốt thì nhà đầu tư sẽ nhận về nhiều lợi nhuận hơn những người khác. Nhưng chỉ một cơn sóng giảm cũng đủ để họ mất cả chì lẫn chài.

11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán

Hãy đầu tư chứng khoán với tiền nhàn rỗi bạn nhé

Nên đa dạng danh mục đầu tư của mình, lựa chọn nhiều cổ phiếu khác nhau sẽ phân tán rủi ro đáng kể, khi một cổ phiếu giảm sút thì cổ phiếu khác sẽ bù đắp vào phần thiếu hụt đó trong cùng một thời điểm.

Nhà đầu tư có thể bỏ vốn vào nhiều lĩnh vực, nhưng phải có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực đó, không nên mù quáng thấy cổ phiếu nào tốt mua luôn cổ phiếu đó.

11. Đu đỉnh cổ phiếu

Đu đỉnh là việc người chơi chứng khoán mua cổ phiếu ở mức giá trần với kỳ vọng giá tăng hơn trong tương lai để bán ra rồi thu về lợi nhuận lớn.

Nếu đu đỉnh mà cổ phiếu tăng trưởng đúng hướng thì nhà đầu tư sẽ lãi lớn, nhưng, nếu giá cổ phiếu quay đầu giảm sâu thì chắc chắn sẽ thua lỗ lớn, thậm chí là mất hết, bạn chỉ có thể bất lực nhìn tài khoản của mình bốc hơi dần dần mà không thể can thiệp gì được. Lúc có cơ hội đầu tư mới cũng không thể tham gia được, vì vốn còn đang bị kẹt tại lúc đu đỉnh rồi. Không chỉ gây tổn thất về tiền bạc mà hệ luỵ của đu đỉnh còn khiến bạn tâm sinh lý và tinh thần bất ổn định, không thể tập trung vào những công việc khác được, lúc nào cũng kiểm tra xem có thể gỡ gạc được phần nào không.

Nói tóm lại, nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán thì nhà đầu tư nên kiểm soát bản thân, tránh phạm vào những sai lầm nêu trên, cho dù việc này khá khó, kể cả với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ giúp bạn tránh những rủi ro khi đầu tư chứng khoán. Chúc bạn thành công!

Link nội dung: https://tree.edu.vn/11-sai-lam-can-tranh-neu-khong-muon-pha-san-vi-choi-chung-khoan-a15920.html