Tình hình giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay thế nào?

Vận tải biển Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Chính lợi thế vị trí này đã cho phép Việt Nam phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng Dịch vụ vận tải biển phục vụ cho các hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, Châu Á và trên phạm vi toàn cầu.

Trong bài chia sẻ kiến thức sau đây, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan tình hình phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay, liệt kê vận tải đường biển có chức năng chính là gì, cước phí vận tải biển gồm những gì cũng như nêu lý do tại sao Quý Doanh nghiệp nên chọn chúng tôi làm Đơn vị chuyển gửi hàng hóa nguyên chuyến đường biển Bắc Nam và Quốc tế. Bạn đọc quan tâm nên tham khảo để góp nhặt cho mình kiến thức cần biết về ngành vận tải biển nhé.

XEM THÊM: Vận tải Container đường bộ - Dịch vụ vận chuyển Container Lạnh giá rẻ

Tình hình phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay ra sao?

Vào thế kỷ thứ V Trước Công Nguyên, con người đã biết sử dụng phương tiện tàu thuyền để đi lại, giao lưu, buôn bán hàng hóa với các quốc gia khác thông qua đường biển. Từ đó, Ngành vận tải đường biển hình thành, được khai thác cho đến ngày nay và trở thành một trong những ngành hiện đại nhất của hệ thống vận tải biển quốc tế. Với xu hướng toàn cầu hóa tăng trưởng, mật độ vận chuyển hàng hóa dày đặc. Để đáp ứng nhu cầu tốt nhất, nhiều Đơn vị vận tải ra đời, làm mạng lưới vận tải đường biển ở nước ta trở nên phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết.

Biển Việt Nam thuộc bên bờ biển Đông, trong đó vùng biển rộng trên 1 triệu km2 chảy dài khắp cả nước, là con đường giao thương hàng hóa quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đặc biệt, hoạt động thương mại trên biển Đông của các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái BÌnh Dương diễn ra sôi nổi. Điều này thể hiện nước ta có mạng lưới vận tải đường biển nhộn nhịp, đông vui và năng động nhất các vùng biển thế giới.

Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới có 29 tuyến đi qua địa phận biển Đông. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới thì khu vực biển Đông có 1 tuyến đi qua và 5 tuyến có liên quan. Trung bình mỗi ngày có 250-300 lượt tàu biển vận chuyển qua biển Đông, trong đó, có hơn 50% tàu có trọng tải trên 5.000DWT, khoảng 15-20% tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên, chiếm ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới.

Có thể nói, Việt Nam đang nằm trên tuyến đường biển quan trọng giữa các khu vực lân cận và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành vận tải biển, thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế. Đồng thời, dọc bờ biển được trang bị cảng biển với quy mô lớn, hỗ trợ vận chuyển nội địa và quốc tế diễn ra suôn sẻ. Ngoài hoạt động giao thông vận tải đường biển, nước ta còn tập trung tiềm lực vào khai thác nhiều ngành nghề khác như du lịch, hải sản, khoáng sản.

Ngoài ra, cùng với sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng biển và ven biển VN có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền đất nước một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của Việt Nam sẽ không cần phải quá cảnh qua những nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác có tiềm năng quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ VN, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Tình hình giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay thế nào?
Việt Nam với những lợi thế về đường bờ biển, sông ngòi dày đặc nên giao thông vận tải biển luôn thông suốt và có nhiều điều kiện để phát triển.

Không phải tự nhiên mà mạng lưới giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay tăng trưởng nhanh chóng, đó là nhờ vào đặc điểm của nền kinh tế kỹ thuật vận tải biển có những bước tiến vượt bậc như:

Tuy nhiên, tình hình phát triển đường biển ở Việt Nam cũng giống như các phương thức vận chuyển đường bộ, sắt hay hàng không cũng tồn tại nguy cơ, hạn chế. Điều đáng nhắc ở đây là Nhà nước chưa khai thác tối đa tiềm lực và phát triển ngành một cách mạnh mẽ. Các cấp lãnh đạo chưa đề ra chính sách, chiến lược mở rộng phù hợp, đa dang hóa vận tải biển. Bên cạnh đó, chủ trương xây dựng hay nâng cấp, sửa chữa hệ thống cảng hoặc cơ sở hạ tầng liên quan khác ít được quan tâm. Vì vậy, mạng lưới giao thông đường biển hội nhập vào cung đường giao thương hàng hóa toàn cầu không đạt hiệu quả cao.

Để khắc phục được những mặt hạn chế trên, Nhà nước cần xây dựng chiến lược, chính sách phát triển mạng lưới vận tải và cơ sở hạ tầng hợp lý, nhanh chóng đưa ngành về đúng vị trí theo tiếm năng mà nó làm được, giúp vận tải nước nhà hội nhập với mạng lưới vận tải đường biển Châu Á và Thế giới. Tương tự như nhiều phương thức vận tải khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường thủy sẽ có quy trình thực hiện như sau:

Hiện nay, các Doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm đến Ngành vận tải biển, chuyển hướng đầu từ vào ngành này cũng khá nhiều. Đi đôi với đó là sự phát triển kinh tế cũng như giao thương giữa các nước cũng được mở rộng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Ngành vận tải biển.

>>Xem thêm: Vai trò của vận tải hàng đường biển

Liệt kê các chức năng chính của vận tải biển hiện nay

Đường bờ biển Việt Nam dài gần 3400 km, đường biển được trải dài từ Bắc vào Nam. Bởi đa phần các tỉnh tại Việt Nam đều giáp biển nên có rất nhiều cảng biển được gây dựng với quy mô lớn và trở thành nơi cập bến của nhiều tàu lớn trên thế giới. Muốn biết vận tải đường biển có chức năng chính là gì, mời tham khảo thông tin sau:

Vận tải đường biển giúp khai thác tối đa nguồn lợi có sẵn

Thông qua hình thức vận chuyển đường biển thì Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Quốc tế đã tận dụng cũng như khai thác được những tiềm lực vốn có của các địa điểm có biển và cảng biển. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự nhiên, không tốn quá nhiều công để xây dựng, bảo trì và sửa chữa. Việc khai thác sử dụng vận tải đường biển giúp mang lại lợi ích cho nhiều phía, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giao thương, vận tải.

Bên cạnh đó vận chuyển đường biển còn giúp tối ưu hóa chi phí cho Doanh nghiệp, Công ty. Chi phí là điều cần được quan tâm hàng đầu khi vận chuyển song song với thời gian. Hình thức vận tải đường biển có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển nên được đông đảo Doanh nghiệp và Công ty sử dụng.

Đáp ứng được nhu cầu vận chuyển những hàng hóa đặc biệt

Với những con tàu to dài có khả năng chứa vài trăm container lớn thì khả năng vận chuyển những hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh của vận tải đường biển là hoàn toàn có thể. Đường biển rất quan trọng trong hoạt động vận tải container. Những loại hàng hóa có tính chất cồng kềnh này rất khó để vận chuyển bằng đường bộ hay đường hàng không do khoang chứa đồ đặc thù của các hình thức vận chuyển này còn bị hạn chế.

Đường biển là cầu nối giao thương mang tầm quốc tế

Đường biển đã mở ra thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới một cách thuận lợi. Không những buôn bán trong nước, giờ đây công ty, khách hàng có thể vươn ra hoạt động ở quy mô nước ngoài. Và ngược lại, công ty, khách hàng cũng có thể tăng nguồn hàng của mình từ các nơi trên toàn cầu về địa phương một cách nhanh chóng. Việc làm này đã góp phần thay đổi không ngừng sự luân phiên hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực.

Vai trò, chức năng của vận tải biển ở mỗi địa phương với Dịch vụ chuyển hàng quốc tế là khác nhau. Ngoài điều kiện vị trí địa lý còn phụ thuộc vào số lượng hàng hóa, đội tàu vận chuyển và hơn hết là nhu cầu sử dụng cũng như buôn bán kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa phương. Một khi đã khai thác được vận chuyển đường biển thì hầu như cơ hội “vươn ra biển lớn” của Doanh nghiệp, Công ty là điều hoàn toàn có thể thực hiện nhanh chóng.

Tình hình giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay thế nào?
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng với chức năng chính là cầu nối giao thương quốc tế, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng đặc biệt cũng như giúp khai thác tối đa mọi tài nguyên - nguồn lợi sẵn có,…

Vận tải đường biển có tầm trọng trong việc trao đổi, buôn bán hàng hóa Nội địa và Quốc tế:

ĐỌC THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container Bắc Nam giá rẻ

Các loại phí, phụ phí trong vận tải đường biển cần biết

Cũng tương tự như các loại hình vận tải khác, ở vận tải bằng đường thủy doanh nghiệp cũng sẽ mất nhiều khoản phí và phụ phí khác nhau. Bao gồm:

>>Xem thêm: Những tuyến đường biển nội địa quan trọng

RatracoSolutions Logistics đã thông tin nhanh về tình hình giao thông vận tải đường biển nước ta hiện nay, các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tìm hiểu chi tiết vấn đề này nên cập nhật ngay. Đồng thời, nếu bạn đang chưa rõ vận tải đường biển có chức năng chính là gì thì bài chia sẻ này cũng làm giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng. Liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn tư vấn về Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển đi Bắc Nam hoặc Quốc tế giá cạnh tranh với lịch trình tàu hàng rõ ràng và quy trình vận hành, kinh doanh chuyên nghiệp an toàn nhất.

Link nội dung: https://tree.edu.vn/tinh-hinh-giao-thong-van-tai-duong-bien-nuoc-ta-hien-nay-the-nao-a15089.html