Tỷ suất lợi nhuận là gì? Phân biệt và tính toán 5 loại tỷ suất quan trọng

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như doanh thu, vốn, tài sản và chi phí. Vậy, tỷ suất lợi nhuận là gì? Dùng công thức nào để tính tỷ suất lợi nhuận? Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là tốt đối với doanh nghiệp? Hãy cùng Base.vn khám phá các thông tin chi tiết về tỷ suất lợi nhuận trong nội dung dưới đây!

1. Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin) là tỷ lệ phần trăm (%) giữa lợi nhuận thu được và một chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả sinh lời như doanh thu, vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, tài sản, và chi phí. Có nhiều loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau để đánh giá hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm:

Trong thực tế, khi đề cập đến “tỷ suất lợi nhuận” mà không kèm theo các chỉ số cụ thể, thông thường sẽ hiểu đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).

2. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh điều gì?

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị doanh thu, vốn, hoặc tài sản. Ví dụ, nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của một doanh nghiệp là 4%, điều này có nghĩa là từ 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp tạo ra 4 đồng lợi nhuận.

Các doanh nghiệp thường chú ý đến tỷ suất lợi nhuận vì nó biểu thị tình hình sinh lợi thực tế của công ty và cho biết lợi nhuận ròng (hay lãi ròng) mà các cổ đông nhận được.

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận / Doanh thu) x 100%

Ý nghĩa:

3. Hiểu về các loại tỷ suất lợi nhuận trong doanh nghiệp

3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS - Return on Sales)

Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) hay biên lợi nhuận gộp, là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần. Tỷ suất lợi nhuận gộp được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong một giai đoạn thời gian cụ thể, cho biết tỷ lệ lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu được từ việc sản xuất, bán hàng sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan.

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần) x 100%

Hoặc: Tỷ suất lợi nhuận gộp = [ (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán) / Doanh thu thuần ] x 100%

Ý nghĩa:

Đặc điểm:

Đọc thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Công thức và cách tính lợi nhuận gộp chuẩn

Tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng (Return on Sales - ROS), hay Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng (sau thuế) so với doanh thu. Chỉ số này cho biết lợi nhuận thực tế chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu, phản ánh mức độ hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí và sinh lợi nhuận của doanh nghiệp.

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

Ý nghĩa:

Đặc điểm:

Tỷ suất lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net Profit Margin Ratio), hay biên lợi nhuận thuần, là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần so với doanh thu thuần. Chỉ số này cho biết phần trăm doanh thu mà một doanh nghiệp giữ lại dưới dạng lợi nhuận sau khi đã trừ hết các chi phí, bao gồm chi phí vận hành, lãi vay, thuế, và các khoản chi phí khác.

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận thuần = (Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần) x 100%

Ý nghĩa:

Đặc điểm:

Đọc thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Khái niệm, cách tính và ví dụ minh họa

3.2 Tỷ suất sinh lời & Mối tương quan giữa ROS - ROE - ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng (sau thuế) so với tổng vốn chủ sở hữu (tổng giá trị tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp). Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức: ROE = (Lợi nhuận ròng / Tổng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp) x 100%

Ý nghĩa:

Đặc điểm:

Mối tương quan giữa ROS và ROE

ROE phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận, đồng thời là một chỉ số so sánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các công ty đối thủ cùng ngành.

Từ công thức tính:

ROS = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần) x 100%

ROE = (Lợi nhuận ròng / Tổng vốn chủ sở hữu) x 100%

Có thể thấy ROS và ROE tỷ lệ thuận với nhau, trong điều kiện cơ cấu vốn chủ sở hữu không thay đổi đáng kể. Điều này xảy ra khi doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ doanh thu mà không cần tăng thêm vốn.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tăng cơ cấu vốn chủ sở hữu để đầu tư vào mở rộng hoặc phát triển kinh doanh, ROE có thể không tăng hoặc thậm chí giảm. Điều này xảy ra khi lợi nhuận phải chia sẻ cho nhiều cổ đông hơn, làm giảm tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Asset - ROA) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với tổng tài sản (bao gồm vốn sở hữu và vốn vay) của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết với 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức: ROA = (Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản) x 100%

Ý nghĩa:

Đặc điểm:

Mối tương quan giữa ROS và ROA

Một ROA cao thường chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đang tăng, cho thấy sự hiệu quả trong quản lý chi phí và sử dụng tài sản. Ngược lại, nếu ROA giảm, điều này có thể báo hiệu lợi nhuận sau thuế đang giảm, thậm chí có thể dẫn đến thâm hụt so với vốn đầu tư.

Từ công thức tính:

ROA = (Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản) x 100%

ROS = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần) x 100%

Có thể thấy, chỉ số ROA có mối quan hệ tỷ lệ thuận với ROS; nghĩa là chúng có xu hướng tăng hoặc giảm cùng nhau. Ví dụ, trong ngành Ngân hàng và Tài chính, nơi tài sản chủ yếu là tiền mặt và doanh thu chính đến từ việc sử dụng vốn(như cho vay), một mức ROA cao thường đồng hành với một mức ROS cao.

3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = Tỷ suất hoàn vốn (ROI - Return on Investment)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (Return on Investment - ROI) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng (sau thuế) và tổng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. ROI phản ánh lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư, giúp đánh giá mức độ sinh lời của khoản đầu tư đó.

Công thức: ROI = (Lợi nhuận ròng / Tổng chi phí đầu tư) x 100%

Ý nghĩa:

Đặc điểm:

3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là chỉ số được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí, bao gồm cả chi phí cố định và chi phí phát sinh. Chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả trong việc biến chi phí thành lợi nhuận, thể hiện khả năng quản lý chi phí và tạo ra giá trị gia tăng.

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí) x 100%

Ý nghĩa:

Đặc điểm:

4. Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là tốt?

Để trả lời cho câu hỏi “Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là tốt?”, chúng ta không thể đưa ra một con số cụ thể ngay lập tức, vì mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động và hiệu quả riêng biệt. Để đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:

Đọc thêm: Top 7 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

6. Doanh nghiệp bạn muốn quản trị tài chính toàn diện? Tham khảo ngay Base Finance+

Quản trị tài chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, đồng thời ứng phó với các biến động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn dựa vào các phương pháp quản lý tài chính truyền thống như nhập liệu thủ công và lưu trữ dữ liệu rải rác trong nhiều file khác nhau. Cách làm này thường khiến “bức tranh” tài chính của doanh nghiệp trở nên phân mảnh, cũng như cản trở sự hợp tác giữa các bộ phận.

Bộ giải pháp Quản trị tài chính toàn diện theo thời gian thực - Base Finance+ được thiết kế để khắc phục những hạn chế này và nâng cao hiệu suất làm việc của của các cấp nhân viên trong doanh nghiệp. Bộ giải pháp bao gồm 4 ứng dụng nổi bật:

Base Finance+ không chỉ trực quan hóa dòng chảy tài chính mà còn cung cấp báo cáo dữ liệu nhanh chóng, chính xác để giúp ban lãnh đạo kịp thời đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Đồng thời, Base Finance+ tạo ra một môi trường số hóa cho phép tất cả nhân sự cùng nhau cải thiện “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận là gì? Phân biệt và tính toán 5 loại tỷ suất quan trọng

7. Kết luận

Tỷ suất lợi nhuận không chỉ đơn thuần là một con số trên báo cáo tài chính, mà còn là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư và cổ đông nhận định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Base.vn hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết để doanh nghiệp quản lý hiệu quả các loại tỷ suất lợi nhuận phổ biến hiện nay. Chúc doanh nghiệp áp dụng thành công những kiến thức này!

Link nội dung: https://tree.edu.vn/ty-suat-loi-nhuan-la-gi-phan-biet-va-tinh-toan-5-loai-ty-suat-quan-trong-a15066.html