Khi làm ăn kinh doanh hoặc mua bán chúng ta thường nghe từ chuyên ngành “chiết khấu” nhưng để hiểu rõ về chiết khấu và cách tính chiết khấu thì nhiều người vẫn chưa hiểu hết. Trong bài viết này, Droppii chia sẻ về chiết khấu là gì và công thức tính chiết khấu.
Chiết khấu trong kinh doanh có tên tiếng anh là Discounts, được hiểu là phần tỷ lệ giảm giá mà người bán dành riêng cho người mua. Mục đích của việc chiết khấu là thúc đẩy nhu cầu mua hàng với số lượng lớn của khách hàng. Chiết khấu thường đi kèm với các điều kiện như: thanh toán bằng tiền mặt, mua với số lượng bao nhiêu thì được chiết khấu hay thanh toán trước hạn…
Chiết khấu có 3 loại phổ biến thường gặp đó là:
Mức chiết khấu tương đương với chi phí vốn và với tỷ lệ chiết khấu, mức chiết khấu có thể điều chỉnh được.Người bán hàng cần có sự tính toán tỉ mỉ, phù hợp để đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất để kích thích khách hàng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty.
Tương tự như hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, doanh nghiệp luôn nhận được phần chiết khấu từ chính doanh thu của cửa hàng nhượng quyền.
Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi suất trên dòng tiền được chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu được tính tương đương với chi phí vốn trong tài chính.
Có 2 công thức tính chiết khấu trong kinh doanh nhanh chóng đó là: cách tính tổng quát và cách tính nhẩm.
Cách tính tổng quát là cách tính chiết khấu phổ biến nhất hiện nay, gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu dựa theo điều kiện phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận.
Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu: Giá bán gốc (trước chiết khấu) nhân với tỷ lệ chiết khấu.
Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu: Lấy giá tiền gốc trừ đi phần giảm giá.
Ví dụ cách tính giá sau chiết khấu:
=> Giá bán của sản phẩm sau khi được chiết khấu: 200.000 đồng - 40.000 đồng = 160.000 đồng
Tính mức chiết khấu bằng phương pháp tính nhẩm:
Bước 1: Làm tròn mức giá gốc về số tròn chục gần nhất, sau đó chia cho 10 (được số A).
Bước 2: Chia tỷ lệ chiết khấu cho 10 và chỉ lấy phần nguyên (được số B).
Bước 3: Xác định mức giảm giá: tiến hành nhân 2 kết quả thu được bên trên với nhau (A x B) và cộng (A/2).
Bước 4: Xác định mức giá sau chiết khấu: Lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá.
Ví dụ về cách tính mức chiết khấu bằng phương pháp tính nhẩm:
Bước 1: Làm tròn giá thành 80.000 đồng và chia cho 10: 80.000 đồng : 10 = 8.000 đồng
Bước 2: Chia tỷ lệ chiết khấu 25% cho 10 được như sau: 25 : 10 = 2,5 lấy phần nguyên là: 2
Bước 3: Vậy mức giảm giá là: 8.000 x 2 + (8000/2) = 20.000 đồng
=> Giá bán sản phẩm sau khi chiết khấu: 80.000 - 20.000 = 60.000 đồng
Cách tính phần trăm chiết khấu của một sản phẩm, dịch vụ được quy đổi tương ứng dưới dạng giá trị trên 100. Để tính chiết khấu phần trăm, bạn có thể áp dụng các bước sau:
Ví dụ cách tính phần trăm chiết khấu: Phần trăm chiết khấu sản phẩm là 20%, nếu giá gốc sản phẩm là 100.000 đồng, thì giá sau khi được chiết khấu là 80.000 đồng.
Lợi ích dễ rõ thấy khi áp dụng cách tính chiết khấu trong kinh doanh đó là cải thiện doanh số. Người tiêu dùng cho đây là cơ hội tốt để mua sản phẩm tiết kiệm thêm một số tiền, qua đó họ sẽ cố gắng mua ngay sản phẩm khi họ có thể. Phía người bán sẽ không tốn nhiều công sức để thuyết phục khách hàng.
Kích thích hành vi mua hàng của khách hàng phù hợp khi những sản phẩm mới ra mắt hoặc doanh nghiệp, công ty, cửa hàng đang trong giai đoạn xâm nhập thị trường cần sử dụng chiết khấu để kích cầu. Một điều cần lưu ý là tâm lý người dùng ít khi tham khảo các sản phẩm mới trong lúc họ đang dùng quen một sản phẩm.
Vì thế, người bán cần đề ra một chiến lược cụ thể để thu hút sự chú ý của khách hàng. Cách để thu hút khách hàng hiệu quả là dùng phương pháp chiết khấu để họ quan tâm tới sản phẩm, đem đến thị trường cho chúng.
Xem thêm: Những chương trình khuyến mãi được ưa chuộng hiện nay
Người bán có thể áp dụng phương pháp chiết khấu để hướng đến một mục tiêu nhất định. Chẳng hạn, trong tháng này bạn nhắm đến đối tượng khách hàng này, tháng sau bạn nhắm đến đối tượng khác, như vậy sử dụng chiết khấu sẽ mang về số lượng lớn khách hàng. Áp dụng tốt cách chiết khấu sẽ giúp cho bạn có lượng khách ổn định, nâng cao kết quả kinh doanh.
Xem thêm: Phân loại khách hàng là gì? 6+ nhóm khách hàng trong kinh doanh
Khi nhận thấy trong kho còn tồn quá nhiều mặt hàng và như cầu của khách hàng không còn yêu thích chúng, ngay lập tức áp dụng chiết khấu để thanh lý nhanh chóng. Sau khi thanh lý hết hàng tồn, bạn sẽ nhập về những mẫu sản phẩm mới để tiếp tục kinh doanh. Cách làm này giúp bạn hồi lại vốn mà không bị mất trắng toàn bộ.
Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm quản lý kho cho doanh nghiệp
Mặc dù phương pháp tính chiết khấu mang đến rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp có thể áp dụng lâu dài.
Bài viết này Droppii vừa chia sẻ chắc hẳn sẽ giúp mọi người trả lời được câu hỏi “chiết khấu là gì?” và hiểu hơn về chiết khấu. Hi vọng mọi người sẽ áp dụng thành công cách tính chiết khấu vào kinh doanh để đạt được nhiều thành công trong tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng và tăng hiệu quả cho từng đơn hàng!
Có thể bạn quan tâm:
Link nội dung: https://tree.edu.vn/chiet-khau-la-gi-cach-tinh-chiet-khau-trong-kinh-doanh-2023-a14598.html