Phí bảo hiểm là một yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm trong việc quyết định tham gia gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và tài chính cá nhân. Vậy chính xác phí bảo hiểm là gì? Phân loại và công thức tính phí bảo hiểm nhân thọ như thế nào? Cùng Prudential tìm hiểu giải đáp ngay trong bài viết sau đây nhé!
Theo khoản 28 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, phí bảo hiểm là khoản tiền mà khách hàng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm để duy trì hiệu lực hợp đồng. Chi phí này giúp công ty bảo hiểm có nguồn tài chính để duy trì hoạt động, chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi người tham gia xảy ra sự kiện (tai nạn, bệnh tật,...). Do đó, người tham gia cần đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn để công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường khi gặp rủi ro.
>>> Xem thêm: Những loại bảo hiểm chi trả quyền lợi khi khám chữa bệnh
Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có các loại phí sau:
- Phí bảo hiểm cơ bản: Đây là khoản phí khách hàng đóng cho sản phẩm bảo hiểm chính. Sau khi trừ Phí ban đầu và các loại phí liên quan (nếu có), phí bảo hiểm cơ bản được phân bổ vào tài khoản cơ bản và ghi trong Trang hợp đồng hay Xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có).
- Phí bảo hiểm định kỳ: Là khoản phí mà khách hàng phải trả định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng năm) để duy trì hợp đồng bảo hiểm. Loại phí này được sử dụng để chi trả cho các quyền lợi bảo hiểm rủi ro (tử vong, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, bệnh hiểm nghèo,...).
- Phí bảo hiểm đóng thêm: Khoản phí mà khách hàng có thể đóng thêm ngoài phí bảo hiểm định kỳ để gia tăng quyền lợi bảo vệ trước rủi ro hoặc đầu tư sinh lời. Phí bảo hiểm đóng thêm sau khi trừ Phí ban đầu trong bảo hiểm nhân thọ sẽ được phân bổ vào tài khoản đóng thêm.
- Phí ban đầu: Đây là phí mà khách hàng phải đóng một lần khi mua bảo hiểm. Phí ban đầu thường được sử dụng để chi trả cho các quyền lợi bảo hiểm rủi ro trong giai đoạn đầu của hợp đồng.
- Phí bảo hiểm rủi ro: Là khoản phí được công ty bảo hiểm khấu trừ hàng tháng để chi trả cho các quyền lợi bảo hiểm rủi ro như bệnh hiểm nghèo, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn,...
- Phí bảo hiểm bổ trợ: Là loại phí mà khách hàng có thể đóng thêm để mua các quyền lợi bổ trợ như bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm tai nạn,... Phí này sẽ được phân bổ vào Giá trị tài khoản cơ bản, sau khi trừ đi phí ban đầu.
- Phí quản lý hợp đồng: Đây là loại phí mà công ty bảo hiểm thu để thanh toán cho các chi phí quản lý hợp đồng bảo hiểm như chi phí nhân viên tư vấn, chi phí quản lý tài sản,...
- Phí chấm dứt hợp đồng: Là khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm thu khi khách hàng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Phí rút giá trị tài khoản: Khoản phí mà công ty bảo hiểm thu khi khách hàng rút tiền từ giá trị tài khoản cơ bản.
Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí của một hợp đồng bảo hiểm:
- Tuổi tác: Người ở độ tuổi trung niên trở lên thì khả năng gặp rủi ro sức khỏe cao. Do đó, công ty bảo hiểm thường xác định mức phí bảo hiểm cao để bù đắp lại số tiền bồi thường. Ngược lại, với người trẻ có nguy cơ gặp rủi ro về sức khỏe thấp nên chi phí bảo hiểm cũng tiết kiệm hơn.
- Tình trạng sức khỏe: Tại thời điểm tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm có sức khỏe tốt thì sẽ có mức phí bảo hiểm tiết kiệm. Ngược lại, nếu tình trạng sức khỏe không tốt thì người tham gia có thể bị từ chối hoặc tính phí bảo hiểm cao.
- Giới tính: Nam giới có khả năng tiếp xúc với các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá,... cao nên rủi so sức khỏe cũng lớn hơn nữ giới. Do đó, phí bảo hiểm nhân thọ của nam giới sẽ cao hơn so với nữ giới.
- Loại bảo hiểm: Mỗi loại bảo hiểm nhân thọ được thiết kế quyền lợi hỗ trợ khác nhau nên mức phí cũng không giống nhau. Theo đó, nếu sản phẩm có đa dạng quyền lợi, phạm vị bảo vệ thì mức phí bảo hiểm thường cao hơn.
- Số tiền bảo hiểm: Với hợp đồng có số tiền bảo hiểm càng lớn thì công ty bảo hiểm có thể phải trả cho khách hàng một khoản tiền lớn hơn khi xảy ra rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp sẽ thu mức phí bảo hiểm cao hơn để bù đắp lại.
- Thời hạn bảo hiểm: Thời hạn bảo hiểm càng dài thì khả năng người tham gia gặp rủi ro khi hợp đồng còn hiệu lực càng cao. Do đó, với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn dài sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn hợp đồng có thời hạn ngắn.
- Nghề nghiệp: Những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như thợ điện, công nhân sản xuất xi măng, công nhân điện công nghiệp,... sẽ có phí bảo hiểm cao hơn những công việc ít rủi ro như nhân viên văn phòng, giáo viên,...).
- Thói quen sống: Người tham gia có thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia,... dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Do đó, công ty bảo hiểm sẽ tính phí hợp đồng cao hơn người có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Phí bảo hiểm nhân thọ được tính theo công thức sau:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm
Trong đó, tỷ lệ phí sẽ được công ty bảo hiểm áp dụng khác nhau cho từng đối tượng và sản phẩm cụ thể.
Ví dụ minh họa:
Khách hàng A tham gia vào sản phẩm bảo hiểm X. Trong đó:
Số tiền bảo hiểm: 100 triệu đồng.
Phí bảo hiểm: 0,026.
Dựa theo công thức, chúng ta có phí bảo hiểm mà khách hàng A cần đóng là: 0,026 x 100.000.000 = 2.600.000 đồng.
Theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, việc đóng phí bảo hiểm được quy định rõ:
Người tham gia có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Với hợp đồng đóng phí bảo hiểm nhiều lần, nếu bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng khoản phí tiếp theo thì có thể gia hạn đóng phí 60 ngày.
Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt trong thời hạn 2 năm (tính từ ngày bị chấm dứt) và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm thì công ty bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.
Thời hạn đóng phí của bảo hiểm nhân thọ là khoảng thời gian mà khách hàng cần đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn để duy trì hiệu lực hợp đồng. Tùy theo nhu cầu và thỏa thuận với công ty bảo hiểm mà người tham gia có thể chọn đóng phí 1 lần hoặc nhiều lần. Cụ thể:
Đóng phí một lần: Khách hàng đóng phí bảo hiểm cho hợp đồng của mình 1 lần duy nhất tại thời điểm ký hợp đồng. Với hình thức này, khách hàng chỉ cần chuẩn bị tài chính 1 lần tại thời điểm ký hợp đồng mà không cần phải lo lắng việc duy trì đóng phí bảo hiểm trong tương lai.
Đóng phí nhiều lần trong thời hạn ngắn: Khách hàng đóng phí bảo hiểm nhiều lần trong thời gian ngắn hơn thời hạn hợp đồng. Cụ thể, thay vì đóng phí nhiều lần trong hạn hợp đồng 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn thì khách hàng đóng phí trong 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm… tùy vào điều kiện tài chính.
Đóng phí nhiều lần trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm: Khách hàng đóng phí bảo hiểm trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực. Với hình thức này, bên mua bảo hiểm đóng phí định kỳ theo tháng, quý hoặc năm, tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng.
Kênh thanh toán phí bảo hiểm là nơi bên mua bảo hiểm có thể thanh toán chi phí bảo hiểm. Nếu khách hàng đang tham gia bảo hiểm nhân thọ Prudential thì có thể đóng phí bảo hiểm qua các kênh thanh toán như: thanh toán trực tuyến, thanh toán tại quầy giao dịch hoặc thanh toán thông qua các kênh khác.
>> Xem thêm: Đóng phí bảo hiểm nhân thọ - Những điều quan trọng bạn cần biết
Trong bài viết trên, Prudential đã giúp quý khách giải đáp băn khoăn phí bảo hiểm là gì cũng như phân loại, công thức tính phí đúng. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể chọn được sản phẩm bảo hiểm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và tài chính của bản thân. Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác về Chi phí bảo hiểm tại: Blog Nhịp Sống Khỏe | Prudential Việt Nam nhé!
>>> Bài viết liên quan:
Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ hết bao nhiêu? Cách tính phí như thế nào?
Thanh toán phí bảo hiểm nhân thọ nhanh chóng với thẻ tín dụng
Chi phí bảo hiểm sức khỏe hiện nay
Link nội dung: https://tree.edu.vn/phi-bao-hiem-la-gi-cong-thuc-tinh-phi-bao-hiem-nhan-tho-prudential-viet-nam-a14549.html