Vào mùa hè, nhu cầu sửa chữa và bảo dưỡng máy lạnh tăng nhanh. Nếu không tinh ý người tiêu dùng sẽ dễ rơi vào "mánh khóe" móc túi của thợ sửa chữa máy lạnh. Hãy cùng Điện lạnh Sapa tìm hiểu những bí quyết để tránh bị “móc túi” oan uổng từ thợ sửa máy lạnh nhé!
Theo bật mí, những "chiêu trò" thợ sửa máy lạnh hay dùng để "bẫy" khách hàng rất nhiều nhưng chủ yếu phổ biến ở những công đoạn bao gồm: bơm gas, ăn gian chiều cao để tăng tiền vật tư, đem máy về sửa sau đó đánh tráo linh kiện hoặc tự ý vẽ vời những lỗi hư không có.
- Trong quá trình sửa chữa, với thợ sửa chữa có ý đồ xấu, họ có thể sẽ yêu cầu chủ nhà đi lấy cho họ một số thứ gì đó để phục vụ việc thay, sửa chữa, kiểm tra máy lạnh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý. Do đó, bạn đừng bất cẩn cho thợ sửa máy lạnh có cơ hội tận dụng thời gian bạn vắng mặt để giả vờ đã thay thế sửa chữa nhưng thực chất là chưa.
- Nếu chỉ bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh, thợ sửa chữa sẽ không “móc” được túi khách hàng. Vì thế họ cần phải biện lý do hỏng hóc khác như: dây đồng tiếp gas bị nứt, chất lượng dây đồng kém an toàn nên phải thay thế, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, tụ bị hỏng… Để phòng ngừa, bạn cần tìm hiểu về máy lạnh, kiểm tra độ chính xác của những vấn đề mà họ đưa ra, tốt nhất nên cân nhắc kĩ trước khi để thợ sửa chữa, thay thế bất kì linh kiện gì.
- Thợ sửa máy lạnh còn có thể ăn gian, nói khống về chiều dài dây nối, ống dẫn để thu lợi cho bản thân trong quá trình bạn nhờ lắp đặt. Đây cũng là chiêu trò được áp dụng nhiều nhất khi thay dây đồng và ống dẫn. Ngoài ra, mua giá thấp nhưng khi lắp đặt lại nói giá cao nhằm hưởng tiền chênh lệch cũng là một mánh lời của thợ. Để không bị ăn gian, bạn phải kiểm tra lại số đo hoặc tham khảo giá trước khi thay bất cứ bộ phận nào nhé!
- Ngoài ra, nhiều khi thợ sửa chữa còn đưa ra lý do như không mang theo dụng cụ cần thiết hoặc có bộ phận thay thế ở nhà nên muốn mang máy về nhà sửa. Tuy nhiên, với chiêu trò này khả năng thợ có ý đồ xấu có thể thay đổi linh kiện máy là rất cao nên mọi người phải cân nhắc kỹ trước khi cho phép họ mang máy về nhà.
- Bơm thiếu gas cũng là trường hợp phổ biến. Gas của máy máy lạnh sẽ còn hoặc hết sạch chứ không phải hao hụt cần châm thêm như nhiều thợ giải thích. Khi gas bị xì hết, thợ cần tìm và xử lý mối gây rò rỉ, sau đó nạp lại gas. Do vậy bạn cần phải kiểm tra lúc bơm gas, đặc biệt, bạn cần chú ý vì thợ sửa chữa máy lạnh sau khi nạp gas xong thường dùng mỏ hàn lại dây đồng một cách cẩu thả nên chỉ trong một thời gian, máy lại bị rò rỉ gas. Sau đó, máy lại rơi vào tình trạng hoạt động kém vì gas đã bị xì hết ra ngoài theo lỗ thủng.
Máy lạnh sau thời gian dài hoạt động cũng cần được bảo dưỡng để có thể hoạt động tốt. Vì vậy trước mỗi mùa sử dụng cao điểm, bạn nên được bảo dưỡng vệ sinh để đảm bảo công suất hoạt động và tránh hao phí điện năng trong quá trình sử dụng. Nhu cầu sử dụng máy lạnh vào mùa hè đặc biệt tăng cao nên thời điểm tốt nhất để bảo dưỡng chính là dịp tháng 3 – 4, nếu bạn bỏ qua dịp thì dịch vụ bảo dưỡng sẽ không được như ý, giá tăng cả về công thợ và phụ kiện.
Quy trình bảo dưỡng máy lạnh sẽ gồm các thao tác vệ sinh máy như: lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước ngưng cục lạnh…, kiểm tra tình trạng bên ngoài của dàn nóng/lạnh, các điểm nối điện, kiểm tra khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh. Ngoài ra sẽ kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung động khác thường của máy nén, áp suất ga trong máy và so sánh với trị số cho phép. Bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà các bước đơn giản tự vệ sinh máy lạnh tại nhà trước đỉnh điểm mùa nóng.
Nếu trường hợp bạn không tự bảo trì tại nhà mà phải cần đến thợ sửa chữa thì khi tiến hành, bạn cần giám sát chặt chẽ quá trình tháo lắp các thiết bị của sản phẩm để tránh tình trạng tráo đổi đồ, làm hỏng gãy thiết bị hoặc chỉ vệ sinh, không kiểm tra thông số mà vẫn tính tiền công.
Về vấn đề nạp gas, phải biết chính xác mức gas đang còn trong máy rồi hãy quyết định có nạp hay không. Một số dấu hiệu khác khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas là: máy kém lạnh; có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng; ở một số máy, khi bị thiếu gas bảng điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh... Bạn nên tìm hiểu thêm thông tin làm thế nào nhận biết máy điều hòa thiếu gas, hết gas nhé!
Trên đây là một bí quyết tránh bị "móc túi" oan uổng từ thợ sửa máy lạnh mà Siêu thị Điện lạnh Sapa chia sẻ, bạn nên lưu ý khi gọi thợ đến sữa chữa máy lạnh nhé. Ngoài ra, nếu cần đến thợ sửa thì tốt nhất là bạn nên nhờ nơi sửa chữa uy tín lành nghề mà mình biết nhé.
Nếu bạn có nhu cầu vệ sinh, sửa chữa, tháo gỡ và lắp đặt máy lạnh ở TP HCM, chúng tôi khuyên bạn nếu như không có kiến thức về điện lạnh thì không nên tự ý tháo lắp, di dời các bộ phận bên trong của máy lạnh như vậy sẽ làm máy lạnh hư hỏng nặng hơn.
Với đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành điện lạnh, cách làm việc chuyên nghiệp của Điện lạnh Sapa , chắc chắn chúng tôi có thể xử lý được những sự cố máy lạnh gia đình bạn đang gặp phải mà các đơn vị khác không làm được, ngoài chất lượng sửa chữa tốt, khách hàng cũng sẽ hài lòng về dịch vụ sửa chữa máy lạnh giá rẻ của Sửa chữa máy lạnh quận 8 , linh kiện chính hãng, có bảo hành sau sửa chữa.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/bi-quyet-tranh-bi-moc-tui-oan-uong-tu-tho-sua-may-lanh-a14015.html