Trong đầu tư tài chính, ROE là một chỉ số rất được quan tâm bởi các nhà giao dịch, bản thân doanh nghiệp cũng phải chú tâm đến chỉ số này. Vậy thực chất chỉ số ROE là gì? Cùng Finhay đi vào tìm hiểu chi tiết thông tin chỉ số ROE, cách tính cũng như ý nghĩa của nó trong quá trình đầu tư trong nội dung sau đây.
ROE là viết tắt của Return of Equity hay còn được gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đây là thước đo hiệu quả tài chính của công ty bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu của cổ đông.
ROE biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm còn có thể được tính bằng cách lấy tỷ lệ tăng trưởng chia cho tỷ lệ duy trì thu nhập công ty. Dựa vào ROE, nhà đầu tư dễ dàng đo lường khả năng sinh lời của tổ chức và mức độ hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận.
Chỉ số ROE cho thấy khả năng doanh nghiệp trong việc biến các khoản đầu tư cổ phần thành lợi nhuận. Từ đó giúp cổ đông biết được vốn của họ được sử dụng và sinh lời như thế nào, có hiệu quả không. ROE sẽ khác nhau tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Dựa vào chỉ số ROE, doanh nghiệp có thể làm “hài lòng” các cổ đông của công ty. Vậy ý nghĩa của ROE là gì?
ROE được tính bằng công thức:
Trong đó:
Ngoài ra, có thể xác định tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bằng cách:
Tỷ lệ duy trì = 1 - tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông.
Có thể nói ROE là một trong những dấu hiệu mà nhà đầu tư cần quan tâm trước khi quyết định sở hữu một mã cổ phiếu nào. Ai cũng kỳ vọng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ngày càng phát triển, giá trị cổ phiếu tăng cao thì lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư tăng theo tỷ lệ thuận. Vậy làm sao biết được doanh nghiệp đó có đang phát triển hay suy thoái? Vai trò của ROE là gì khi đầu tư chứng khoán?
Bằng cách lấy ROE nhân với tỷ lệ duy trì của công ty, bạn dễ dàng tính được tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Tỷ lệ duy trì là tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập ròng công ty giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho tăng trưởng trong tương lai mà doanh nghiệp không cần phải vay nợ.
Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường dựa vào ROE để chọn ra mã cổ phiếu yêu thích. Các công ty có ROE âm hoặc cao bất thường được coi là dấu hiệu cảnh báo, cần được nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó có trường hợp hiếm gặp chỉ số ROE âm vẫn tốt: Do chương trình mua lại cổ phiếu từ dòng tiền của doanh nghiệp nên mẫu số giảm đi kéo theo ROE tăng.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Để trả lời cho câu hỏi này, cần đánh giá xem doanh nghiệp bạn đang phân tích thuộc lĩnh vực nào. Trên thị trường có rất nhiều ngành nghề kinh doanh, mỗi lĩnh vực sẽ có mức ROE trung bình tương ứng.
Bạn không thể sử dụng ROE của công ty trong lĩnh vực lợi ích cộng đồng, so sánh với mức trung bình của các doanh nghiệp thuộc ngành xuất nhập khẩu.
Ví dụ: Công ty A duy trì mức ROE ổn định 19% trong 5 năm qua so với mức trung bình của các công ty trong cùng ngành là 16% ⇒ Nhà đầu tư có thể kết luận rằng công ty A đã sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.
ROE trung bình hoặc cao sẽ được ưu tiên hơn so với ROE thấp. Nhưng ROE quá cao chưa chắc là dấu hiệu tốt, nhất là khi nó cao hơn trung bình của các nhóm ngang hàng.
ROE cao là dấu hiệu tốt đẹp khi thu nhập ròng lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, công ty đang phát triển rất mạnh. Nhưng nếu tài khoản vốn chủ sở hữu rất nhỏ hơn so với thu nhập ròng thì nguy cơ cao có rủi ro.
Bên cạnh đó, khi công ty có dư nợ quá nhiều, vốn chủ sở hữu cũng giảm tương ứng với mức tăng của nợ vay (vốn chủ sở hữu = tài sản - nợ phải trả). Cuối cùng kết quả tính ROE cũng cao bất thường.
Có thể thấy, ROE quá cao đôi khi không phải là dấu hiệu tốt. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu ROE là gì, bạn cần lưu ý cả các hạn chế của chỉ số này. ROE cũng có thể bị sai lệch, thay đổi do nhiều yếu tố như lỗ trong dài hạn, nợ vay lớn, mua lại của phiếu, …
Một điểm hạn chế khác chính là ROE có thể loại trừ các tài sản vô hình khỏi vốn chủ sở hữu của cổ đông. Tức là các khoản mục phi tiền tệ như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền. Như vậy ROE sẽ có sự sai lệch, khó so sánh với các công ty mà họ tính luôn tài sản vô hình.
Mỗi nhà đầu tư lại tính ra một chỉ số ROE khác nhau do họ sử dụng các thành phần khác nhau trong công thức: sử dụng vốn chủ sở hữu trung bình hai kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ,…. Điều này dẫn đến sự không nhất quán và ra quyết định đầu tư không giống nhau của từng nhà giao dịch.
Trên đây là những thông tin quan trọng trả lời cho câu hỏi chỉ số ROE là gì? Hy vọng thông qua bài đọc, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về ROE, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/roe-la-gi-cach-tinh-va-y-nghia-chi-so-roe-trong-tai-chinh-a13947.html