Khái niệm lạm phát không được quy định nhưng có thể hiểu:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Khi mức giá chung tăng cao, tiền của bạn sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
Có thể lấy ví dụ về lạm phát ở Việt Nam như sau: Năm 2020, Nguyễn Văn A chỉ bỏ ra 35.000 đồng để thưởng thức một tô phở. Nhưng đến đầu 2023, Nguyễn Văn A phải bỏ ra 50.000 đồng để ăn đúng tô phở tương tự. Như vậy, người dùng đã phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để chi trả cho cùng 1 loại hàng hóa. Nếu nhiều loại hàng hóa đều tăng giá như vậy thì sẽ kéo lạm phát tăng lên.
Lạm phát là gì? Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 của Việt Nam
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng lạm phát?
Một số nguyên nhân lạm phát có thể kể đến như:
- Lạm phát do nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến làm giá cả tăng lên.
- Lạm phát cũng có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu tăng.
- Lạm phát xảy ra do nhập khẩu: Giá cả loại hàng hóa nhập khẩu thường tăng do chi phí thuế tăng hoặc thị trường thế giới tăng, từ đó giá bán hàng hóa sẽ có mức bán giá tăng cao.
- Lạm phát xảy ra do cầu thay đổi: Mối quan hệ giữa cầu và cung thay đổi dẫn đến tình trạng nhà cung ứng độc quyền cung cấp một loại hàng hóa nào đó cùng mức chính sách giá không ổn định và tăng giá liên tục.
- Lạm phát tiền tệ:
Khi Ngân hàng Nhà nước mua các loại trái phiếu theo yêu cầu của Nhà nước, điều đó dẫn đến lượng tiền lưu thông trong nước tăng lên.
Hoặc ở một trường hợp khác do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ cho đồng tiền không bị mất giá so với tiền ngoại tệ. Tất cả cùng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát tiền tệ.
Trước tiên cần tiếp tục giữ vững ổn định giá trị VNĐ, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt,…
Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, cần chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.
Ngoài ra, với các mặt hàng cụ thể, cần phải theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng để có biện pháp điều hành phù hợp.
Theo Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ là cơ quan trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm.
Sau đó, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Trong đó, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Tại Nghị quyết 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Quốc hội đã giao chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5% trong năm 2023.
Và tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 06/01/2023, Chính phủ đã giao Bộ KHĐT chủ trì theo dõi, đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân (theo Kế hoạch năm 2023 Quốc hội giao)
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2022 chỉ tăng 3,15% thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% được Quốc Hội giao.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/lam-phat-la-gi-nguyen-nhan-gay-ra-lam-phat-a13871.html