Đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư chắc hẳn không còn xa lạ khái niệm joint venture. Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ Joint venture là gì, lợi ích của Joint venture là gì? Hãy cùng TopCV tìm hiểu các khía cạnh của Joint venture trong bài viết dưới đây.
Joint venture trong tiếng Việt có nghĩa là liên doanh. Thuật ngữ này được dùng để chỉ hình thức hợp tác giữa hai hoặc nhiều tổ chức để thực hiện một dự án kinh doanh. Sự hợp tác này có thể là hai doanh nghiệp độc lập hoặc giữa một doanh nghiệp với một chính phủ (doanh nghiệp nước ngoài).
Với mô hình liên doanh, các bên tham gia sẽ góp vốn hoặc tài sản, cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro từ dự án kinh doanh. Đồng thời, mỗi bên tham gia có trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp.
Thông thường, Joint venture được sử dụng để mở rộng thị trường, chia sẻ rủi ro hoặc thực hiện một dự án lớn mà công ty hoạt động đơn lẻ không thể thực hiện hiệu quả. Do đó, công ty liên doanh thường mang tính chất tạm thời và giải thể sau khi hoàn thành mục tiêu.
Có thể thấy, mục tiêu của Joint venture là tận dụng nguồn lực của các bên tham gia để đạt được mục tiêu kinh doanh chung. Bên nào góp vốn nhiều hơn sẽ có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhiều hơn và hưởng lợi nhuận cao hơn.
>>> Xem thêm: Lợi ích của làm việc nhóm với cá nhân và doanh nghiệp
Một công ty liên doanh (Joint venture) thường có những đặc điểm sau:
Tùy vào mục đích và cách thức tham gia của các bên mà công ty liên doanh được chia thành nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, các bên tham gia có thể thực hiện liên doanh dưới 4 hình thức sau:
Liên doanh hội nhập phía trước hay còn gọi là liên doanh xuôi dòng. Trong đó, các bên tham gia sẽ thỏa thuận đầu tư, hợp tác từ giai đoạn sản xuất, đóng gói và phân phối sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng.
Với hình thức liên doanh xuôi dòng, các bên tham gia có thể kiểm soát chuỗi cung ứng, tăng giá trị cho sản phẩm/dịch vụ và mở rộng thị trường.
Khác với liên doanh hội nhập phía trước, các bên tham gia liên doanh hội nhập phía sau sẽ tập trung vào việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô ban đầu (thuộc mảng ngược dòng). Bằng cách tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào, liên doanh hội nhập phía sau giúp kiểm soát nguồn cung ứng, quản lý chất lượng nguyên vật liệu và giảm chi phí sản xuất.
>>> Xem thêm: CPO là gì? Mô tả công việc giám đốc sản xuất CPO
Liên doanh mua lại là hình thức liên doanh mà các nguyên liệu đầu vào được cung ứng hoặc các sản phẩm đầu ra được mua lại bởi các đối tác trong liên doanh. Hình thức này xảy ra khi một doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ nhưng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bằng hình thức liên doanh mua lại, cơ sở sản xuất có thể nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường. Trong khi đó, các bên còn lại trong liên doanh sẽ tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Liên doanh đa giai đoạn là hình thức liên doanh mà các bên tham gia sẽ hợp tác trong nhiều giai đoạn khác nhau của dự án. Trong đó, một bên tham gia sẽ hội nhập mảng xuôi dòng, bên còn lại hội nhập mảng ngược dòng. Hình thức này thường xuất hiện đối với các dự án lớn và phức tạp, được chia thành từng giai đoạn.
Song hành với việc cập nhật thêm các kiến thức về kinh doanh, doanh nghiệp bạn cũng nên chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm hấp dẫn trên các website tìm kiếm việc làm như TopCV. Hàng trăm hàng nghìn công việc thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề trên khắp các tỉnh thành cả nước đều được TopCV cập nhật liên tục. Truy cập để ứng tuyển ngay!
Tìm việc ngay
Khi doanh nghiệp tham gia liên doanh thì chắc chắn sẽ kèm theo những lợi ích và rủi ro nhất định. Chính vì thế, nhà quản trị nên cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia. Dưới đây là một số lợi ích và rủi ro của liên doanh mà nhà quản trị nên xem xét.
Những lợi ích doanh nghiệp có thể nhận được khi tham gia liên doanh:
>>> Xem thêm: Mục tiêu SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART
Bên cạnh lợi ích, hình thức liên doanh cũng kèm theo các rủi ro mà doanh nghiệp cần phải đề phòng khi tham gia.
>>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Các công ty tham gia liên doanh với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là 4 lý do phổ biến khiến các công ty thành lập liên doanh:
>>> Xem thêm: Tìm hiểu các chức vụ trong công ty quan trọng nhất
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư muốn thành lập công ty liên doanh phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Như đã đề cập, công ty liên doanh mang tính tạm thời và giải thể sau khi hoàn thành mục tiêu. Ngoài ra, công ty liên doanh có nguy cơ giải thể bởi những lý do sau đây:
Công ty liên doanh là sự kết hợp của công ty Việt Nam với công ty Việt Nam hoặc một công ty Việt Nam với chính phủ (hoặc công ty nước ngoài). Do đó, các bên tham gia phải chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh dựa trên tỷ lệ số vốn góp vào.
Trong khi đó, công ty có vốn 100% nước ngoài là công ty nước ngoài được thành lập ở Việt Nam. Công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty liên doanh có thể mang lại rất nhiều lợi ích nếu bạn biết tận dụng nguồn lực của đối tác để hoàn thành dự án kinh doanh. Tuy nhiên, liên doanh cũng kèm theo rất nhiều rủi ro. Hy vọng những kiến thức được cập nhật trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ Joint venture là gì. Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên truy cập TopCV để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về việc làm, nghề nghiệp và kiến thức kinh doanh.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/joint-venture-la-gi-nhung-dieu-bat-buoc-phai-biet-ve-joint-venture-a13820.html