Đòn bẩy tài chính là gì và tại sao lại là “con dao hai lưỡi”?

Điều gì khi một cơ hội đầu tư xuất hiện và bạn đang đối diện với tình huống thiếu vốn? Trong tình huống như vậy, sử dụng đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng để giúp bạn khai thác cơ hội đầu tư mà bạn không thể thực hiện với số vốn có sẵn. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng đi kèm với những rủi ro và điều quan trọng là biết cách sử dụng công cụ này một cách hiệu quả.

1. Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là gì và tại sao lại là “con dao hai lưỡi”?

Đòn bẩy tài chính là một công cụ cho phép các nhà đầu tư vay vốn để khai thác cơ hội đầu tư với hy vọng tối ưu hóa lợi nhuận, dự kiến rằng giá trị tài sản sẽ tăng vượt quá chi phí vay cũng như đem lại lợi tức cao hơn.

Tuy nhiên, như đã đề cập, đòn bẩy tài chính thường là một con dao hai lưỡi:

Ví dụ: Chị B muốn mua một căn hộ trị giá 3 tỷ đồng, nhưng không có đủ tiền. Chị B quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính và vay 1.2 tỷ từ ngân hàng để mua căn hộ này. Chị trả gốc và lãi hàng tháng.

Sau một năm, chị B bán căn hộ với giá 3.5 tỷ. Tổng số tiền mà chị phải trả cho ngân hàng là 1.320 tỷ (bao gồm cả gốc và lãi vay 10%/năm) và 1.8 tỷ cho chủ đầu tư. Cuối cùng, lợi nhuận của chị B là: 3.5 tỷ - 1.320 tỷ - 1.8 tỷ = 380 triệu.

Như vậy, sử dụng đòn bẩy tài chính 1.2 tỷ và đầu tư một số vốn tương đối nhỏ so với giá trị tài sản đã giúp chị B thu được lợi nhuận 380 triệu từ việc mua bán căn hộ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu giá căn hộ bán ra thấp hơn, chị B có thể không thể thu được lợi nhuận và thậm chí còn phải trả thêm tiền để trả nợ ngân hàng. Điều này bất cứ khi nào thị trường không phát triển như kỳ vọng và lãi vay có thể trở thành một gánh nặng tài chính. Do đó, đòn bẩy tài chính là một công cụ hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên được sử dụng bởi những nhà đầu tư có kiến thức và khả năng đánh giá thị trường cẩn thận.

Xem thêm: Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Các Thông Tin Cần Nắm Rõ

2. Vai trò của đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là gì và tại sao lại là “con dao hai lưỡi”?

3. Công thức tính đòn bẩy tài chính

Có hai công thức quan trọng liên quan đến đòn bẩy tài chính:

3.1. Công thức tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính có thể được tính bằng hai cách sau đây:

Ví dụ:

Áp dụng cách tính này, chúng ta có các khả năng sau:

3.2. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính như sau:

Đòn bẩy tài chính là gì và tại sao lại là “con dao hai lưỡi”?

Ví dụ:

Anh C là chủ một công ty thời trang với tổng vốn đầu tư là 100.000.000 VNĐ. Trong đó, anh có 50.000.000 VNĐ là vốn chủ sở hữu và anh đã vay thêm 50.000.000 VNĐ với lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong năm tới, công ty của anh có khả năng sản xuất và tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Giá bán mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm là 14.000 VNĐ và tổng chi phí cố định là 40.000.000 VNĐ.

Dựa trên thông tin trên, chúng ta tính được:

Sau đó, ta tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính: DFL=20.000.000/(20.000.000-5.000.000)*100%=1,34%

Con số này cho biết rằng khi lợi nhuận tăng/giảm 1%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm khoảng 1,34%.

Xem thêm: IRR Là Gì? Công Thức Tính Và Ưu Vào Nhược ĐIểm Của Chỉ Số

4. Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, có thể sử dụng các cách thức như sau:

Đòn bẩy tài chính là gì và tại sao lại là “con dao hai lưỡi”?

4.1. Tận dụng nguồn tiền từ nguồn khác

Đòn bẩy tài chính có hai hình thức phổ biến:

4.2. Tận dụng ý tưởng và kinh nghiệm của người khác

4.3. Sử dụng thời gian và nguồn lực của người khác

Để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, các nhà quản lý có thể tham giakhóa học CMA Hoa Kỳ để nắm vững kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cũng như hiểu rõ các khía cạnh quản trị chi phí và đòn bẩy tài chính trong môi trường kinh doanh. Khóa học CMA Hoa Kỳ cung cấp kiến thức sâu rộng về quản lý tài chính và chi phí, giúp học viên hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp và sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả.

Với kiến thức và kỹ năng từ khóa học CMA Hoa Kỳ tại SAPPAcademy, các nhà quản lý sẽ có khả năng đánh giá rủi ro và cơ hội đòn bẩy tài chính một cách tỉ mỉ và thông minh, đảm bảo việc sử dụng đòn bẩy sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp mà họ quản lý.

Tìm hiểu chi tiết: CMA là gì?

Kết luận

Như vậy, đòn bẩy tài chính là một công cụ cần thiết nhưng cũng đầy rủi ro trong quản lý tài chính. Để sử dụng nó hiệu quả, bạn cần hiểu rõ cơ hội và rủi ro, có kiến thức về tài chính, xây dựng kế hoạch cẩn thận và luôn duy trì tính cẩn trọng. Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể tạo ra cơ hội đầu tư lớn, nhưng cần phải thực hiện một cách khôn ngoan và có kế hoạch để đảm bảo sự thành công và bền vững trong tài chính.

Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất từ SAPP Academy để cập nhật nhiều hơn nữa những tin tức, kiến tức tài chính hấp dẫn và bổ ích.

Link nội dung: https://tree.edu.vn/don-bay-tai-chinh-la-gi-va-tai-sao-lai-la-con-dao-hai-luoi-a13593.html