SHB - Mã cổ phiếu ngân hàng có nhiều tiềm năng đầu tư 2024

Trong 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu SHB nằm trong top những mã cổ phiếu ngân hàng tăng giá cao nhất, đặc biệt như trong phiên giao dịch ngày 31/01/2024, cổ phiếu SHB đã có phiên giao dịch với khối lượng cao nhất lịch sử - 127 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, tương đương 11.3% tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE. Liệu đây cổ phiếu SHB có phải là một mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng trong năm nay? Tìm hiểu ngay nhé!

I. Thông tin về ngân hàng SHB

1. Giới thiệu chung

Ngân hàng SHB là viết tắt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội được thành lập vào ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ - tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, đến năm 2006 thì chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên thành như bây giờ. Năm 2009, ngân hàng thành công niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán Việt Nam với mã cổ phiếu là SHB. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, SHB đã gặt hái được nhiều thành tựu nhờ chiến lược hoạt động bền vững, an toàn và hiệu quả, để lại dấu ấn và vị thế lớn mạnh trên thị trường tài chính Việt Nam cũng như với khách hàng và cả thị trường thế giới.

SHB - Mã cổ phiếu ngân hàng có nhiều tiềm năng đầu tư 2024

Phòng giao dịch ngân hàng SHB

Hiện, ngân hàng SHB có 10,269 cán bộ nhân viên làm việc tại 569 điểm giao dịch trong và ngoài nước, để phục vụ cho hơn 5 triệu khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, đã kết nối được tới 500 ngân hàng đại lý trên toàn cầu.

Các chỉ số về an toàn, thanh khoản, quản trị rủi ro đều được SHB thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các chuẩn mực quốc tế. Bắt đầu từ năm 2023, SHB đã áp dụng các tiêu chuẩn Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản, tiếp nhận sự đánh giá tiêu chuẩn từ một công ty tư vấn quốc tế để đảm bảo luôn phù hợp với những thông lệ quốc tế và yêu cầu của Uỷ ban Basel.

Với phương châm “lấy khách hàng làm trọng tâm”, SHB đã có những bước cải tổ mạnh mẽ, đổi mới trong mô hình kinh doanh, chú trọng chuyển đổi số để cải thiện quy trình cũng như rút ngắn các thủ tục hành chính cho khách hàng, để họ được hưởng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất, thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, SHB cũng tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển khách hàng chuỗi giá trị, nhằm đem lại hiệu quả và sự phù hợp thoả đáng với tiềm năng của từng vùng miền, địa bàn, qua đó có thể mở rộng thêm tập khách hàng mục tiêu mới và khai thác các giá trị liên quan đến khách hàng.

Hiện tại, SHB tự hào là một trong năm Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, thuộc Top 10 Ngân hàng TMCP uy tín nhất Việt Nam, lọt top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất cả nước, Top 100 Ngân hàng khu vực Đông Nam Á, Top 500 Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới, cũng là một trong mười tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam… Ngoài ra, ngân hàng SHB còn được vinh dự trao Huân chương lao động, bằng khen, giấy khen của Chính phủ, các bộ - ngành liên quan và nhiều giải thưởng khác nữa.

Mục tiêu đến năm 2027 của ngân hàng SHB là trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả, áp dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu, cũng là ngân hàng số được khách hàng yêu thích nhất. Đến năm 2035, SHB phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu khu vực.

2. Thông tin liên hệ ngân hàng

Tên tiếng Anh của ngân hàng: Saigon Hanoi Commercial Joint Stock Bank;

Tên viết tắt của ngân hàng: SAHABANK;

Trụ sở chính: Số 77 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;

Tel: 024-39423388 - số Hotline: *6688;

Fax: 024-39410944;

Email: [email protected]

Website: www.shb.com.vn

Công ty con, liên doanh, liên kết: Ngân hàng TNHH MTV SHB Campuchia, Ngân hàng TNHH MTV SHB Lào, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance), Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác Tài sản (SHBAMC).

3. Ban lãnh đạo của ngân hàng SHB

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

Đỗ Quang Hiển

1962

Chủ tịch HĐQT

Đỗ Quang Vinh

1989

Phó Chủ tịch HĐQT - Phó Tổng GĐ

Đỗ Đức Hải

1982

Phó Chủ tịch HĐQT - Phó Tổng GĐ

Thái Quốc Minh

1960

Thành viên HĐQT

Ngô Thu Hà

1973

Thành viên HĐQT - Tổng GĐ

Đỗ Văn Sinh

1961

Thành viên HĐQT độc lập

Phạm Viết Dần

1974

Thành viên HĐQT

Haroon Anwar Sheikh

1966

Thành viên HĐQT độc lập

Phạm Hoà Bình

1961

Trưởng Ban Kiểm soát

4. Tình hình kinh doanh gần đây của ngân hàng SHB

Ta có bảng báo cáo thu nhập của ngân hàng SHB từ 2020 - 2024 như sau:

SHB - Mã cổ phiếu ngân hàng có nhiều tiềm năng đầu tư 2024

Có thể thấy, kết quả kinh doanh của SHB từ 2020 - 2024 có sự tăng trưởng tốt, tuy năm 2023 có sự thụt lùi về lợi nhuận ròng so với 2022 nhưng không chênh lệch quá nhiều. Với nhiều nỗ lực tiết giảm chi phí mà tỷ lệ tổng chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động của SHB chỉ ở mức 23%, nằm trong top những ngân hàng kiểm soát chi phí tốt nhất liên tiếp nhiều quý.

Tính đến hết quý 3 của năm 2023, lợi nhuận trước thuế hoàn thành 80% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra cho ngân hàng. Tổng tài sản là 596 tỷ đồng, tăng 8.13% so với thời điểm đầu năm. Huy động vốn thị trường 1 gần 475,000 tỷ đồng, vốn tự có theo chuẩn Basel II là 67,801 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 430,000 tỷ đồng (tăng 10% svck năm 2022). Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của SHB đạt 630,000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 được 497,000 tỷ đồng, vốn tự có theo chuẩn Basel II là 70,300 tỷ đồng. Cũng trong quý 3 năm 2023, SHB đã phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu để chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 18%. Vì vậy, vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 36,194 tỷ đồng, lọt Top 4 Ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, 90% các nghiệp vụ trọng yếu của SHB đã thực hiện hoàn toàn trên kênh số, vượt mục tiêu so với kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025 của ngành ngân hàng đã đề ra. Cũng trong năm 2023, ngân hàng SHB đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng mới và cả khách hàng hiện hữu với quy mô lên đến hàng chục tỷ đồng, các chính sách hỗ trợ phi tài chính cũng được ngân hàng triển khai kịp thời, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ suy thoái.

Ngoài ra, SHB đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn cổ phẩn SHBFinance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya của Thái Lan, và hợp tác với nhiều định chế tài chính quốc tế như WB, IFC, ADB, KFW… để triển khai nhiều dự án hàng tỷ đồng, trong đó phải kể đến hợp đồng tín dụng giữa IFC với gói vay trị giá 120 triệu USD.

II. Thông tin về cổ phiếu SHB của ngân hàng SHB

1. Giới thiệu chung về cổ phiếu SHB

Mã cổ phiếu/chứng khoán: SHB;

Sàn niêm yết: HOSE;

Ngày giao dịch cổ phiếu đầu tiên: 20/04/2009;

Vốn hoá thị trường: 42,883 tỷ đồng;

Khối lượng giao dịch cổ phiếu: 25,514,700 cp;

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 3,618,902,000 cp;

P/E: 5.74;

P/B: 0.86;

EPS: 2,064.

2. Biểu đồ cổ phiếu SHB từ năm 2009 - 2024

Nguồn: TradingView

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, cổ phiếu SHB không có nhiều biến động trong giai đoạn từ 2009 - 2020. Bắt đầu từ sau năm 2020, cổ phiếu SHB có nhiều thay đổi, đặc biệt trong giai đoạn từ 2021 - 2022, cổ phiếu SHB ở thời kỳ đỉnh cao và giá liên tục neo đậu ở mức rất cao. Kể từ đầu năm 2022 - đầu năm 2023, cổ phiếu SHB rớt giá mạnh, nhưng trong giai đoạn này, cổ phiếu SHB đang có xu hướng tăng trở lại.

Giá cổ phiếu SHB thấp nhất ở mức 1,744 VNĐ/cp rơi vào ngày 26/12/2011 (giá đóng cửa).

Giá cổ phiếu SHB cao nhất ở mức 19,372 VNĐ/cp rơi vào ngày 04/06/2021 (giá đóng cửa).

Ở thời điểm ngày 23/02/2024, giá cổ phiếu SHB đang ở mức 12,100 VNĐ/cp (giá đóng cửa), một mức giá khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn nắm giữ.

III. Tiềm năng cổ phiếu SHB trong năm 2024

Thời điểm đầu tháng 01/2024, cụ thể là ngày 10/01, hơn 94.3 triệu cổ phiếu SHB được khớp lệnh, đây là mức giao dịch với thanh khoản lớn của cổ phiếu SHB kể từ khi cổ phiếu này lọt rổ VN30. Sang phiên giao dịch ngày 11/01, 46 triệu cổ phiếu SHB tiếp tục được khớp lệnh, tổng giá trị giao dịch chạm mốc 551 tỷ đồng, liên tiếp hai ngày giao dịch cổ phiếu SHB bùng nổ thanh khoản, trở thành tâm điểm của cổ phiếu ngân hàng khi chiếm đến gần 1/5 giá trị giao dịch của toàn ngành. Đến ngày 31/01/2024, cổ phiếu SHB tiếp tục thiết lập lịch sử với 127 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, xô đổ mọi kỷ lục về thanh khoản của chính nó kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cho đến nay.

Tính chung trong 2 tháng vừa qua, giá trị cổ phiếu SHB đã tăng hơn 11%, trở thành cổ phiếu ngân hàng được các nhà đầu tư nước ngoài săn đón nhất từ trung tuần tháng 01/2024 đến hiện tại, với khối lượng mua ròng gần 8 triệu cổ phiếu.

Dựa trên kế hoạch kinh doanh năm 2023 của SHB, công ty chứng khoán ABS ước tính, PB 2023F của cổ phiếu SHB ở mức 0.9x, ngang bằng với trung vị 5 năm là 1.0x, thấp hơn so với P/B của toàn ngành ngân hàng là 1.5x.

Theo công ty chứng khoán CTS, cổ phiếu SHB được xếp hạng tăng trưởng tích cực, việc thoái 50% vốn ở SHBFinance giúp ngân hàng thặng dư vốn, đồng thời, tỷ lệ nợ xấu của SHB cũng giảm 0.24%, chỉ còn 2.57%, khiến chất lượng tài sản của SHB được cải thiện nhiều hơn.

Hiện tại, cổ phiếu SHB ghi nhận diễn biến chỉ báo MACD khá tích cực, cộng thêm với chỉ báo định hướng trung bình ADX hiện tại ở mức 28.30 thể hiện cổ phiếu SHB có tiềm năng tăng giá trong ngắn hạn. Khi giá cổ phiếu SHB dao động ở vùng giá 11,950 - 12,250 VNĐ/cp thì nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế mua. Chốt lời ở mức giá mục tiêu là 13,400 VNĐ/cp hoặc 14,900 VNĐ/cp và cắt lỗ ở mức giá dưới 10,800 VNĐ/cp.

IV. Hướng dẫn mua cổ phiếu SHB

Trước khi đầu tư, nhà đầu tư (NĐT) tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, hiệu suất tài chính, triển vọng phát triển và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của SHB. Hoặc đọc lại đánh giá triển vọng Topi đã thông tin ở bên trên, sau đó thực hiện các bước để mua cổ phiếu SHB sau đây:

1. Mở tài khoản chứng khoán: Nếu chưa có tài khoản chứng khoán, hãy mở một tài khoản chứng khoán tại một trong những công ty chứng khoán uy tín có thể kể đến như: SSI, VND, MBS, VPS... Nhà đầu tư cần cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết và hoàn thành các thủ tục mở tài khoản.

2. Nạp tiền vào tài khoản chứng khoán: Sau khi mở tài khoản, NĐT cần nạp tiền vào tài khoản để có thể mua cổ phiếu. Quy trình nạp tiền có thể thực hiện trực tuyến hoặc qua các điểm giao dịch của công ty chứng khoán.

3. Đặt lệnh mua cổ phiếu: Sau khi có đủ tiền trong tài khoản chứng khoán, NĐT có thể đặt lệnh mua cổ phiếu SHB thông qua giao diện trực tuyến của công ty chứng khoán hoặc qua điện thoại, tùy theo dịch vụ của công ty.

>> Xem thêm: Top bảng giá chứng khoán dễ giao dịch cho NĐT

4. Xác nhận lệnh mua: Khi đặt lệnh mua, hãy kiểm tra kỹ thông tin lệnh để đảm bảo rằng NĐT đã nhập đúng mã cổ phiếu, số lượng và giá muốn mua. Sau khi xác nhận, lệnh của bạn sẽ được gửi đến hệ thống giao dịch.

5. Theo dõi và quản lý đầu tư: Sau khi mua cổ phiếu, hãy tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường và hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.

Hi vọng những chia sẻ của TOPI về cổ phiếu SHB của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã giúp các nhà đầu tư phần nào hiểu hơn về tiềm năng của cổ phiếu này trong năm 2024. Để cập nhật nhanh chóng biến động giá cổ phiếu SHB, mời các bạn truy cập ứng dụng TOPI để vừa theo dõi được giá cổ phiếu SHB một cách nhanh nhất, vừa tìm hiểu được các tin tức liên quan đến ngân hàng SHB và toàn ngành ngân hàng nói chung.

Link nội dung: https://tree.edu.vn/shb-ma-co-phieu-ngan-hang-co-nhieu-tiem-nang-dau-tu-2024-a13582.html