Bull trap là thuật ngữ kết hợp giữa từ “bull” (thường gặp trong Bull market) và “trap” (bẫy). Để hiểu thật rõ khái niệm này, chúng ta sẽ đi từ thuật ngữ bull trong chứng khoán gì.
Bull market dịch sát nghĩa “thị trường bò” là khái niệm chỉ thị trường có xu hướng tăng giá (uptrend). Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng liên tục, tạo ra tâm lý lạc quan, nhà đầu tư bắt đầu xuống tiền để mua cổ phiếu hưởng lợi.
Như vậy, bull trap dịch sang tiếng Việt là bẫy tăng giá hay “mô hình cưa sắt”, được sử dụng khi thị trường bắt đầu có những dấu hiệu đảo chiều hoặc phục hồi sau xu hướng giảm giá cổ phiếu.
Dấu hiệu thường gặp trong bull trap là cổ phiếu có giá vượt mức hỗ trợ, khiến nhà đầu tư chủ quan mở vị thế mua mới nhiều cổ phiếu. Nếu hiểu được khái niệm này, nhà đầu tư sẽ phán đoán diễn tiến thị trường bình tĩnh hơn và ra quyết định hợp lý.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bulltrap trong đầu tư chứng khoán, cụ thể có thể xét đến 3 nguyên nhân chủ yếu như sau:
Xác định Bull trap trong chứng khoán không dễ dàng. Tuy nhiên, NĐT cũng có thể xem xét một số dấu hiệu sau:
Việc giá kiểm tra mức kháng cự nhiều lần không thể vượt qua được thể hiện mức kháng cự này rất mạnh, áp lực tăng yếu. Khi này nếu giá có bứt phá trên ngưỡng kháng cự thì cũng không có khả năng duy trì động lượng. Vì vậy, khi một vùng giá đi ngang, giá chạm kháng cự nhiều lần và xu hướng chính là Downtrend đang mạnh mẽ thì đây chắc chắn đây chính là bẫy Bull Trap mà bạn cần tránh.
Nếu bạn nhận thấy một cây nến màu xanh dài bất thường vượt qua ngưỡng kháng cự thì đây có thể là do “cá mập” đang cố tình thao túng thị trường để thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường. Khi giá đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ồ ạt bán ra và thị trường lập tức trượt dài khiến các nhà đầu tư phải đối diện với Bull Trap.
Ví dụ: Cổ phiếu HPG
Tại mức kháng cự ở giá 36.000đ, HPG đã có 1 cây nến xanh dài với khối lượng tăng vọt. NĐT ồ ạt bào bắt đáy cổ phiếu sau khi cổ phiếu giảm từ đỉnh gần nhất là 44.000 về 36.000. Tuy nhiên, các phiên tiếp theo, giá tiếp tục giằng co và tiếp tục rơi. Giá cổ phiếu chạm mức cắt lỗ buộc các NĐT phải bán ra ở mức giá thấp hơn. Đây chính là lúc Bull trap hình thành.
Bull Trap tuy là bẫy giá nhưng biết cách tận dụng các nhà đầu tư có thể thu lời. Dưới đây là chiến lược để giao dịch Bull Trap mà bạn có thể tham khảo:
Khi thị trường bị kéo thành hình dạng parabol. Nguyên nhân là do Fomo (Fomo là các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý đang lo lắng bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu đám đông) đặt mua nên đẩy giá lên cao vượt quá giá trị thực tế. Đây là hình thái có xu hướng đảo chiều rất nhanh do kém bền vững. Nhà đầu tư khó xác định được giá sẽ di chuyển bao xa và rất khó để đặt lệnh cắt lỗ.
Build Up là một hình thức thị trường trong đó các vùng giá đang giằng co và dồn lại ở khu vực kháng cự. Khi giao dịch tại đây, các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn hơn vì tỷ lệ lời lỗ khá tốt nhờ vào việc có thể dễ dàng đặt lệnh Stop loss.
Vùng giá đang giằng co cho thấy người mua đã sẵn sàng mua với giá cao. Trong vùng kháng cự tích lũy càng lâu thì càng có nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua. Giá được đẩy cao hơn và mang về lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn.
Bull Trap diễn ra khá thường xuyên, để giảm thiểu thiệt hại do mắc bẫy này nhà đầu tư cần biết cách phòng tránh. Dưới đây là một vài lưu ý, cách nhận biết Bull trap cho các nhà đầu tư.
Các nhà giao dịch nên trang bị tốt cho mình những kiến thức để phân tích thị trường. Một khi có kiến thức về đánh giá và phân tích thị trường, các nhà giao dịch sẽ dễ dàng phát hiện ra các chuyển động của nhà đầu lớn đang cố thao túng thị trường. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể sử dụng kiến thức để phân tích các sự kiện, tin tức bất ngờ sẽ ảnh hưởng đến giá như thế nào để không bị tác động bởi bẫy tăng giá.
Các nhà đầu tư phải giữ vững tâm lý khi giao dịch để tránh bị cuốn vào trò chơi số đông. Tình trạng này phổ biến ở các nhà đầu tư mới, khi thấy nhiều người tham gia vào một xu hướng, bản thân sẽ hoang mang và quên phán đoán trước đó và có khả năng dẫn đến thua lỗ khi đầu tư.
Cắt lỗ (Stop loss), chốt lời (Take profit) là một chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất mà các nhà đầu tư phải biết. Đặc biệt với các giao dịch rủi ro như Bull Trap, việc giảm lỗ và chốt lời càng quan trọng. Nếu bạn luôn quản lý mức cắt lỗ 1-2% tài khoản thì có dính phải Bull Trap cũng không gây tổn thất nặng nề.
Lệnh cắt lỗ (Stop loss): Giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi ngược lại với xu hướng mà nhà đầu tư đang dự đoán, hạn chế tình trạng cháy tài khoản. Từ đó, giúp nhà đầu tư loại bỏ yếu tố tâm lý bất ổn.
Lệnh chốt lời (Take profit): Đây là lệnh dùng để xác định điểm chốt lời do nhà đầu tư đặt trước nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ giao dịch.
Hiểu rõ cấu trúc giá để biết giá có quá đà hay không? Liệu cấu trúc tăng giá có bền vững hay không hay đơn giản chỉ là một đợt tăng giá tạm thời do tâm lý đám đông? Cấu trúc giá tăng phải có đỉnh và đáy rõ ràng, khi đó mức độ tin cậy sẽ cao hơn.
Hy vọng với bài viết này, NĐT sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về Bull Trap và từ đó có cho mình những kiến thức tốt hơn về thị trường và phân tích cổ phiếu. Nhìn chung giá thị trường biến động do các nhà đầu tư lớn tác động thường xuyên xảy ra. Do đó các nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng phân tích thị trường đồng thời luyện tập thật nhiều để việc đầu tư an toàn và có hiệu quả.
Powered by Froala Editor
Link nội dung: https://tree.edu.vn/bull-trap-la-gi-cach-ne-bay-bull-trap-trong-chung-khoan-a13463.html