Đầu tiên các bạn phải hiểu định chế tài chính là gì? Định chế tài chính là cụm từ được dùng phổ biến ở miền Nam nước ta trước những năm 1975. Nó được sử dụng trong các tài liệu về tài chính ngân hàn bằng thuật ngữ “ định chế tài chính” và tiếng anh là: “financial institutions”.
Khái niệm định chế tài chính được giải thích như sau: “Một nhóm các tổ chức thương mại và công cộng tham gia vào việc trao đổi, cho vay, đi mượn và đầu tư tiền tệ.
Ngày nay, định chế tài chính là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm).
Định chế tài chính cũng bao gồm các quy định và quy trình về thu thuế, quản lý ngân sách và cung cấp tài chính cho các dự án phát triển của chính phủ. Các cơ chế về tài chính này ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành của nền kinh tế và các hoạt động kinh doanh trong quốc gia đó.
Phân loại định chế tài chính
Định chế tài chính có thể được chia thành hai loại: định chế tài chính ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Định chế tài chính ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại với vai trò chính là nhận tiền gửi và cho vay. Định chế tài chính phi ngân hàng bao gồm ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê, v.v. Chúng ta hãy đi vào tìm hiểu kỹ hơn về hai loại hình định chế tài chính này.
Các định chế tài chính ngân hàng là các tổ chức tài chính nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm từ khách hàng (hoặc người có vốn nhàn rỗi) đến với những khách hàng có nhu cầu về vốn
Ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính chịu trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả các ngân hàng khác. Tại Hoa Kỳ, ngân hàng trung ương là Ngân hàng Dự trữ Liên bang, chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ và giám sát của các tổ chức tài chính. Người tiêu dùng cá nhân không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng trung ương; thay vào đó, các tổ chức tài chính lớn làm việc trực tiếp với Ngân hàng Dự trữ Liên bang để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho công chúng.
Theo truyền thống, các ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cá nhân và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp. Hiện nay, phần lớn các ngân hàng lớn cung cấp tài khoản tiền gửi, cho vay và tư vấn tài chính có giới hạn cho cả hai đối tượng này Các sản phẩm được cung cấp tại các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại bao gồm tài khoản séc và tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CDs), các khoản vay cá nhân và thế chấp, thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng kinh doanh.
Các tổ chức tài chính nắm giữ lẫn nhau và cung cấp không quá 20% tổng số tiền cho vay cho các doanh nghiệp thuộc danh mục các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp. Khách hàng cá nhân sử dụng các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đối với các tài khoản tiền gửi, các khoản vay cá nhân và cho vay thế chấp.
Xem lại:
Chức năng, vai trò của tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Chỉ số CASA là gì? & Tầm quan trọng đối với ngân hàng
Các định chế tài chính phi ngân hàng là các tổ chức tài chính không nhận tiền gửi từ khách hàng mà chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính khác như cho vay, bảo hiểm, đầu tư, môi giới, tư vấn… Các định chế tài chính phi tiền gửi bao gồm:
Những tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực tài chính đều sẽ có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy mà việc biết được định chế tài chính là gì sẽ giúp bạn thấy được chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Theo đó bạn có thể thấy, định chế tài chính đóng góp vai trò quan trọng như sau:
Trên đây là những thông tin về định chế tài chính là gì? Vai trò, hoạt động và các định chế tài chính thường gặp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp kiến thức bổ ích cho nhà đầu tư. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi! Đừng bỏ lỡ những thông tin tài chính và kiến thức đầu tư hữu ích từ Vietcap nhé các bạn!
Powered by Froala Editor
Link nội dung: https://tree.edu.vn/dinh-che-tai-chinh-la-gi-vai-tro-doi-voi-nen-kinh-te-a13458.html