Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đem đến sự tự do và ổn định tài chính của chính bản thân là quản lý tiền bạc, nó chiếm một tỷ lệ lớn trong việc quyết định chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn đã phải vật lộn với tiền bạc trong nhiều năm và việc thiếu tiền khiến bạn vô cùng lo lắng thì bạn không nên bỏ lỡ kỹ thuật quản lý tiền bạc “nguyên tắc 6 chiếc lọ”. Trong bài viết này, Vietcap sẽ chia sẻ phương pháp lập ngân sách các khoản tiền mà bạn chắc chắn nên biết.
Khái niệm này xuất phát từ cuốn sách nổi tiếng “Secrets of Millionaire Mind” của T Harv Eker, đây là một nguyên tắc tương đối đơn giản và hiệu quả phù hợp với tất cả mọi người. Về cơ bản, nguyên tắc 6 chiếc lọ yêu cầu bạn chia tiền của mình thành 6 tài khoản hoặc lọ khác nhau, mỗi tài khoản hoặc lọ thể hiện các mục đích riêng biệt và chứa các tỷ lệ thu nhập khác nhau của bạn. Trên thực tế, bạn có thể sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc lọ thực tế.
Bạn sẽ bỏ 55% thu nhập của mình vào những chiếc lọ đầu tiên này và số tiền này sẽ được sử dụng cho các nhu yếu phẩm hàng ngày. Số tiền trong này sẽ trang trải tất cả các chi phí của bạn như tiền thuê nhà, các hóa đơn, hàng tạp hóa, ăn uống và phương tiện đi lại, v.v. Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu hàng tháng, chỉ cần bỏ 55% số tiền đó vào tài khoản này. Không lấy bất kỳ khoản tiền nào cho các mục đích khác từ bình này. Đôi khi có thể khó duy trì cuộc sống của bạn trong tỷ lệ phần trăm này nhưng bạn phải tuân thủ quy tắc một cách nghiêm ngặt, bắt đầu thực hiện các chiến lược để giảm chi tiêu và bạn sẽ không hối tiếc về kết quả này.
Tự do tài chính về cơ bản có nghĩa là “khả năng sống và duy trì lối sống mà bạn mong muốn mà không cần phải làm việc hay phụ thuộc vào bất kỳ ai về tiền bạc”. Do đó, lọ tự do tài chính được tạo ra để trở thành vật dụng chăm sóc gia đình bạn và những nhu cầu của bạn trong tương lai gần. FFA chiếm 10% tổng thu nhập của bạn, ý tưởng ở đây là tăng số tiền này để nó trở thành con ngỗng vàng đẻ trứng vàng được gọi là Thu nhập thụ động. Đó là dấu hiệu để bạn độc lập về tài chính, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn sẽ tuân theo quy tắc và tiết kiệm số tiền này. (Xem thêm: Những tư duy đầu tư tài chính cần có) Bạn cũng có thể đầu tư số lọ FFA vào cổ phiếu, quỹ đầu tư, dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, tiền gửi cố định, góp vốn kinh doanh hoặc bất động sản để tạo nguồn thu nhập thụ động.
Chiếc lọ này là nền tảng cho sự độc lập về tài chính của bạn, chiếm 10% thu nhập khác của bạn. Đúng như tên gọi, đó là chiếc lọ mà bạn tiết kiệm cho bất kỳ khoản chi tiêu thiết yếu nào cần thiết trong thời gian tới. Bạn sử dụng khoản tiết kiệm dài hạn (LTS) này cho những mục tiêu dài hạn, lớn hạn như mua xe, mua nhà, sinh em bé, thực hiện ước mơ... Có quỹ LTS sẽ giúp bạn thấy được mục đích mình nhắm tới, và có động lực tiết kiệm dần dần cho việc đó.
Bạn có thể thường xuyên tự hỏi mình câu hỏi này “Bạn đã đầu tư bao nhiêu thời gian và tiền bạc vào bản thân trong những ngày này?”. Đây là lý do tại sao tài khoản giáo dục này lại quan trọng. Cái lọ tài khoản giáo dục này lấy thêm 10% thu nhập của bạn.
Ben Franklin đã nói, “Nếu bạn nghĩ rằng giáo dục là đắt đỏ, hãy thử sự thiếu hiểu biết.”; Và T Harv Eker đã nói, “Nếu bạn không phát triển, bạn sẽ chết!”
Đầu tư vào sự phát triển và kiến thức của chính bạn, và bạn sẽ tận hưởng những lợi ích của một tâm trí giác ngộ hơn. Cho dù đó là mức lương cao hơn trong công việc hiện tại của bạn hay học một bộ kỹ năng mới, lợi ích tài chính để cải thiện bản thân là rõ ràng.
Lọ chơi là lọ mà hầu hết mọi người thích, chiếm thêm 10% số tiền của bạn. Nó có ích cho cả người tiết kiệm và người chi tiêu, cho phép cả hai loại người đều vui vẻ và nuông chiều bản thân ở giới hạn phù hợp. Đây cũng là một chiếc lọ quan trọng bởi nó còn có vai trò giúp thỏa mãn sức khỏe tinh thần để con người có nghị lực làm việc. Bạn có thể đến một số nhà hàng đắt tiền hoặc đi nghỉ cuối tuần tại một khu nghỉ mát xinh đẹp hoặc chỉ mua thứ gì đó bạn muốn ăn. Bạn nên tận hưởng thành quả của sự chăm chỉ của mình theo cách này.
Đây có thể được coi là chiếc lọ trách nhiệm xã hội, nơi bạn quyên góp những gì bạn có cho những người khó khăn. Vì vậy, rõ ràng số tiền trong tài khoản này là để cho đi, chỉ chiếm 5% thu nhập của bạn. Hãy nhớ rằng số lượng không quan trọng, quan trọng là hành động. Cho là để nhận. Khi bạn cho tiền làm từ thiện, bạn cũng sẽ nhận lại được cảm giác hạnh phúc và vui vẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận lại nhiều hơn bạn nghĩ!
Tham khảo:
Khái niệm cốt lõi đằng sau nguyên tắc 6 chiếc lọ là học cách quản lý số tiền bạn có. Các khoản đóng góp hàng tháng thiết lập thói quen quản lý tiền tốt khi tài sản của bạn tăng lên. Thói quen này giúp bạn loại bỏ các khoản chi tiêu lãng phí và giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình. Không quan trọng bạn bắt đầu bằng thu nhập bao nhiêu tiền, bởi vì nguyên tắc này dành cho tất cả mọi người.
Dưới đây là ba bước đơn giản để giúp bạn đi đúng hướng.
Đầu tiên, bạn cần biết chính xác số tiền bạn kiếm được và chi tiêu mỗi tháng. Tính toán và theo dõi ngân sách hàng tháng của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đang tính toán tỷ lệ phần trăm chính xác trong mỗi lọ.
Quản lý tiền bạc không phải là hạn chế chi tiêu hay tự do của bạn. Nó hoàn toàn ngược lại. Nguyên tắc được áp dụng để giúp bạn đạt được sự độc lập về tài chính. Xem đó như phương tiện của bạn để đạt được mục tiêu của bạn. Thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền bạn đang có. Vì một trong những bí quyết làm giàu của các đại gia, tỷ phú là họ biết cách quản lý tài chính tốt.
Bước cuối cùng này rất quan trọng đối với sự thành công của bạn. Nếu bạn nghiêm túc muốn đạt được mục tiêu của mình, thì bạn không thể trì hoãn và lãng tránh. Lập một kế hoạch quản lý thu nhập và làm theo nó cho đến cùng.
Nếu bạn đang phải vật lộn để bắt đầu khi đã quá quen tay chi tiêu thoải mái, có lẽ đã đến lúc đánh giá lại cách bạn nhìn mọi thứ. Nếu bạn vẫn tiếp tục với thói quen chi tiêu quá mức hay không có nguyên tắc, thì rất có thể tương lai chờ bạn sẽ là thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn cam kết kiểm soát tài chính của mình, thì mọi thứ đều có thể tốt hơn rất nhiều và tích lũy được tài chính cho tương lai.
Với Nguyên tắc 6 chiếc lọ quản lý tiền bạc này, T Harv Eker đã đưa ra tỷ lệ phần trăm như trên nhưng bạn cũng có thể tự điều chỉnh các tỷ lệ này dựa trên tình hình cá nhân của mình. Nhưng để đảm bảo hiệu quả, bạn luôn phải nhớ chia đủ tiền thành 6 khoản. Hy vọng bài viết này của Vietcap sẽ giúp bạn quyết định ngay bây giờ: Bạn có định áp dụng “nguyên tắc 6 chiếc lọ” và bắt đầu quản lý tiền của mình ngay hôm nay không?
Powered by Froala Editor
Link nội dung: https://tree.edu.vn/nguyen-tac-6-chiec-lo-ky-thuat-quan-ly-tien-hieu-qua-nhat-ma-ban-nen-biet-a13433.html