Lợi nhuận thuần là gì? Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nơi mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, việc hiểu và tối ưu hóa lợi nhuận thuần là quan trọng để đảm bảo sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp. Điều này không chỉ là về việc kiểm soát chi phí và tăng doanh thu, mà còn liên quan đến cách doanh nghiệp tạo ra giá trị thêm từ hoạt động cốt lõi của mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, vai trò và các chiến lược tối ưu hóa lợi nhuận thuần với TOPI nhé

Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoảng chênh lệch của doanh thu sau khi trừ đi giá thành sản phẩm và các chi phí phát sinh khi tiêu thụ.

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần hay lãi thuần (net profit) là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi khác từ doanh thu, bao gồm: chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế và những khoản chi phí khác trong kỳ báo cáo tài chính.

Lợi nhuận thuần là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp và tính hiệu quả trong quản lý chi phí. Lợi nhuận thuần cho biết mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình sau khi loại bỏ tất cả các chi phí liên quan.

Ý nghĩa của lợi nhuận thuần

Nếu lợi nhuận thuần tăng nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động tốt, có thể đầu tư để mở rộng sản xuất, phát triển các sản phẩm mới hoặc tăng lương cho nhân viên. Ngược lại, nếu lợi nhuận thuần giảm, công ty cần phải có các biện pháp để giảm bớt các chi phí hoặc tăng doanh thu lên thì mới có thể cải thiện được chỉ số này.

Lợi nhuận thuần được dùng để so sánh các doanh nghiệp với những đối thủ cùng ngành, nếu như lợi nhuận thuần của doanh nghiệp cao hơn đối thủ thì có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động và quản lý chi phí tốt hơn công ty đối thủ, có thế mạnh cạnh tranh hơn thị trường.

Lợi nhuận thuần cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt không

Lợi nhuận thuần là một yếu tố quan trọng khi các nhà đầu tư và ngân hàng đánh giá tính khả thi của doanh nghiệp để đầu tư hoặc cho vay vốn. Nó cung cấp thông tin về khả năng sinh lời và tạo ra thêm giá trị của doanh nghiệp. Mức lợi nhuận thuần càng cao thì càng tăng thêm độ tin cậy của doanh nghiệp.

Xem thêm: Ebit là gì? Công thức tính Ebit (lợi nhuận trước thuế) nhanh chóng

Vai trò của lợi nhuận thuần đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất tài chính và bền vững của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần cho biết mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, không tính đến các chi phí không liên quan hoặc thu nhập không liên quan.

Bằng cách so sánh lợi nhuận thuần với doanh thu, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả quản lý chi phí. Nếu lợi nhuận thuần giảm mà không có sự giảm tương đương trong doanh thu, điều này có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp đang quản lý chi phí hiệu quả.

Lợi nhuận thuần là một chỉ số quan trọng để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn. Nếu lợi nhuận thuần được duy trì ổn định và tăng trưởng, điều này có thể là một dấu hiệu tích cực về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Đối với các cổ đông, họ thường quan tâm đến lợi nhuận thuần để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Nếu như mức lợi nhuận thuần cao thì niềm tin vào doanh nghiệp của họ cũng vững vàng hơn, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía các cổ đông của mình.

Công thức tính lợi nhuận thuần nhanh chóng

Lợi nhuận thuần sẽ được tính bằng cách lấy doanh thu trừ tất cả các chi phí gồm cả chi phí cố định, chi phí biến động và các khoản thuế… Cơ bản thì lợi nhuận thuần sẽ được tính theo công thức:

Lợi nhuận thuần = Doanh thu - Chi phí cố định - Chi phí biến động - Thuế

Hoặc có thể tính lợi nhuận thuần thông qua lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu từ hoạt động tài chính - Tổng chi phí

Trong đó:

- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Doanh thu từ hoạt động tài chính là doanh thu thuần phát sinh trong thời điểm báo cáo.

- Tổng chi phí = Chi phí vận hành + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí tài chính + Thuế + Khoản chi khác cùng thời gian.

Lãi thuần là phần chênh giữa doanh thu, giá sản phẩm và chi phí

Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Khi đọc báo cáo tài chính, nhiều nhà đầu tư dễ nhầm lẫn giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp. TOPI sẽ giúp bạn phân biệt hai chỉ số này.

Chỉ tiêu so sánh

Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận gộp

Định nghĩa

Số tiền còn lại sau khi khấu trừ toàn bộ các chi phí từ doanh thu

Số tiền còn lại sau khi khấu trừ các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm hàng hoá từ doanh thu

Vai trò

Lợi nhuận thuần thể hiện hiệu suất hoạt động và quản lý chi phí của doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp đo lường khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận từ quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cốt lõi.

Cách tính

Lợi nhuận thuần = Doanh thu - Tất cả các chi phí

Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Chi phí hàng hóa hoặc Chi phí sản xuất.

Ý nghĩa

Lợi nhuận thuần đưa ra cái nhìn tổng cộng về lợi nhuận sau tất cả các chi phí.

Lợi nhuận gộp thường được xem xét để đánh giá hiệu quả về mặt sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa và dịch vụ

Sự liên quan

Lợi nhuận thuần bao gồm lợi nhuận gộp và nhiều chi phí khác nữa

Lợi nhuận gộp luôn lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần là gì? Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

Lãi gộp thể hiện tình tình sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tương đương nhau, bên nào kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp thì sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn, tình hình tài chính tốt hơn.

Tỷ suất lợi nhuận thuần và công thức tính

Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net profit margin ratio), còn gọi là tỷ suất doanh lợi hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lợi theo doanh thu theo từng thời kỳ của doanh nghiệp.

Cách tính Tỷ suất lợi nhuận thuần theo công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần / Doanh thu

Đây là chỉ tiêu được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi nó phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, thể hiện với mức doanh thu có được từ tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, có thể mang về bao nhiêu % lợi nhuận thuần.

Tỷ suất này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, kiểm soát tốt được chi phí đầu vào, hàng hóa có biên lợi nhuận cao.

Tỷ suất này thấp chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, biên lợi nhuận thấp,cần xem xét lại các chi phí.

Tỷ suất lợi nhuận bằng 0 hoặc < 0 là công ty đang bị thua lỗ, khó có thể tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực có các hệ số của ngành khác nhau. Để ứng dụng tỷ suất lợi nhuận thuần tốt nhất, các nhà quản lý nên so sánh với các công ty cùng ngành hoặc so với hệ số ngành để thấy doanh nghiệp của mình có đang có thế mạnh hay không?

Lợi nhuận thuần là gì? Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần cho thấy doanh nghiệp cạnh tranh tốt

Các doanh nghiệp có lợi thế về tỷ suất lợi nhuận thuần thường là các thương hiệu mạnh, đầu ngành, khi đó các sản phẩm được bán ra với mức giá cao hơn thị trường. Khách hàng tìm đến vì thương hiệu nên giảm được chi phí marketing.

Chiến lược tối ưu lợi nhuận thuần

Để có thể tối ưu lợi nhuận thuần đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đối với nhiều yếu tố khác nhau trong quản lý doanh nghiệp. Trong đó, nhà quản trị có thể áp dụng một số chiến lược như sau để tối ưu lợi nhuận thuần:

Quản lý chi phí

Tăng doanh thu

Quản lý tốt hàng tồn kho

Tối ưu hoá chi phí với nhà cung cấp

Lợi nhuận thuần là gì? Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

Tối ưu lợi nhuận thuần theo nguyên tắc tăng thu, giảm chi

Tăng giá trị của khách hàng

Quản trị nguồn nhân lực chặt chẽ

Áp dụng các biện pháp tiếp thị và quảng cáo

Đầu tư đưa công nghệ vào hoạt động quản lý của công ty

Ngày nay, có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính giúp doanh nghiệp theo dõi được các chi phí của mình, từ đó xác định các khoản chi tiêu không cần thiết, cần lược bỏ. Ngoài ra, chúng cũng giúp doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của công ty. Bên cạnh đó, các công cụ quản lý như phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý sản xuất cũng góp phần quan trọng trong việc tối đa hoá lợi nhuận thuần.

Như vậy, lợi nhuận thuần sẽ giúp doanh nghiệp, đối tác và các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về lợi nhuận của công ty sau tất cả các chi phí. Để tối ưu hoá lợi nhuận thuần đòi hỏi sự cân nhắc đa chiều và quản lý toàn diện các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. Chiến lược tối ưu hoá lợi nhuận thuần nên được điều chỉnh định kỳ dựa trên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và yếu tố cạnh tranh.

Hy vọng những kiến thức về lợi nhuận thuần được TOPI chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn nắm rõ về khái niệm, vai trò và biện pháp tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều cách đầu tư tài chính hữu ích nhé!

Link nội dung: https://tree.edu.vn/loi-nhuan-thuan-la-gi-nguyen-tac-toi-uu-loi-nhuan-thuan-a13411.html