Kế hoạch tài chính là bản kế hoạch giúp bạn đưa ra các quyết định hợp lý về tài chính, giúp bạn đạt được mục tiêu trong cuộc sống và tránh khỏi những khó khăn, rủi ro trong tương lai. Cùng TOPI tìm hiểu các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Kế hoạch tài chính - tiếng Anh là Financial planning - là một tài liệu về tính hình tiền bạc hiện tại của bạn và các chiến lược về quản lý chi tiêu, tiết kiệm tiền, tạo quỹ dự phòngtài chính… để đạt được các mục tiêu tài chính.
Khi lập kế hoạch tài chính kỹ lưỡng, bạn sẽ đưa ra quyết định hợp lý về tài chính và đạt được mục tiêu của mình một cách sớm nhất.
Dựa theo thời gian, có thể chia kế hoạch tài chính thành kế hoạch ngắn hạn (từ 1 đến 3 năm), kế hoạch trung hạn (từ 3 đến 5 năm) và kế hoạch dài hạn (từ 5 đến 10 năm hoặc trọn đời).
Bất cứ cá nhân nào cũng nên lập kế hoạch tài chính
Nếu dựa theo tiêu chí chủ thể lập kế hoạch thì có thể chia thành kế hoạch tài chính cá nhân và kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Kế hoạch tài chính cá nhân hoặc gia đình bao gồm chăm sóc các thành viên gia đình, chi tiêu cho giáo dục, mua nhà, khởi nghiệp, chiến lược hưu trí, dự phòng ốm đau… Dựa trên thu nhập và những khoản chi tiêu dự kiến sẽ quyết định số tiền dùng để tiêu dùng, trả nợ, tiết kiệm và đầu tư hàng tháng.
Tùy theo các loại hình kế hoạch tài chính mà sẽ có các bước lập kế hoạch khác nhau.
Khi có một bản kế hoạch tài chính phù hợp, bạn sẽ có cách xử lý tiền bạc hợp lý, giúp bạn bớt căng thẳng và thành công hơn.
Một kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp bạn giải quyết lạm phát: Lạm phát làm hàng hóa tăng giá theo thời gian. Chính vì thế, nếu bạn vẫn giữ thu nhập cố định thì bạn sẽ ngày càng nghèo đi nếu không có kế hoạch tài chính cá nhân tốt.
Lập kế hoạch tài chính giúp bạn đạt các mục tiêu trong tương lai
Kế hoạch tài chính giúp bạn dành ra một khoản tiền dự phòng cho nhiều tình huống khẩn cấp như: bị mất việc đột ngột, bị đau bệnh…
Kế hoạch tài chính hoàn hảo giúp bạn được “nghỉ hưu” đúng hạn khi hết tuổi lao động hoặc sớm hơn.
Một cá nhân có kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ quản lý tiền tốt nhất. Họ có thể nắm được dòng tiền của mình và đánh giá độ hiệu quả của từng đồng chi tiêu.
Không có một bản kế hoạch tài chính chung cho tất cả mọi người. Hãy sử dụng các bước cơ bản sau để xây dựng một bản kế hoạch của riêng mình.
Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn xem trong 1 năm tới bạn muốn cuộc sống của bạn diễn ra thế nào, trong 5 năm sau bạn sẽ có những gì và 10 năm tới bạn sẽ nắm trong tay những gì, khi nào được nghỉ hưu…
Giả sử bạn muốn sở hữu một chiếc xe hơi hoặc mua một căn hộ trong vòng 10 đến 20 năm tới, tuy nhiên trong khoảng thời gian này, bạn cần nuôi 2 đứa con ăn học, bạn muốn đạt mục tiêu nghỉ hưu vào năm 50 tuổi…
Biết đặt mục tiêu sẽ giúp bạn có một cái đích để hướng đến và biết mình có bao nhiêu thời gian để thực hiện nó.
Chia mục tiêu tài chính ra làm nhiều giai đoạn để hướng đến
Việc quan trọng tiếp theo là bạn phải xem thu nhập hiện tại của bạn ở mức nào, số tiền mỗi tháng được chi tiêu cho những khoản cố định tối thiểu nào, mức thu nhập tương lai bạn có thể đạt được là bao nhiêu và những khoản chi tiêu nào sắp phải chi trong tương lai.
Đối với cá nhân hoặc một gia đình, khoản chi tiêu tối thiểu hàng tháng bao gồm: Chi phí nhà ở, tiền điện, nước sinh hoạt, chi phí ăn uống cho các thành viên, chi phí giáo dục, xăng xe, điện thoại cho đi làm, trả các khoản nợ hàng tháng… Hãy tính khoản tiền tối thiểu bạn phải bỏ ra cho các khoản này.
Theo các chuyên gia tài chính, hãy chi tiêu 50% tiền lương cho các nhu cầu thiết yếu, 30% cho các mong muốn (ăn tiệm, mua quần áo, giải trí) và 20% cho tiết kiệm và trả nợ.
Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với quy tắc 50 20 30
Để đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra thì cách hiệu quả nhất là tăng thu nhập nhưng không được tăng chi phí. Hãy tìm cách nâng cao năng lực chuyên môn của mình để tăng thu nhập trong tương lai nhưng khi bạn đã có thu nhập cao hơn cũng không chi tiền cho những mong muốn, ngoài chi tiêu cho giáo dục.
Hãy chi tiêu cho việc học và các tài sản, không nên đổ tiền vào tiêu sản bởi nó sẽ khiến bạn không giàu lên.
Hãy cố gắng học tập nâng kinh nghiệm chuyên môn để tăng thu nhập
Một quy tắc quan trọng bạn cần phải nhớ là không bao giờ tiêu hết số tiền mình kiếm được. Hãy luôn trích ra một khoản tiền mỗi tháng để dành cho những rủi ro đột ngột, khẩn cấp như ốm đau, thất nghiệp…
Hãy ưu tiên trả hết các khoản nợ có lãi suất cao càng sớm càng tốt như: thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, trả góp mua nhà, xe… Hãy quản lý thật tốt việc trả nợ và lãi, tránh việc trả chậm khiến bị phạt tiền gấp nhiều lần số tiền bạn đã vay.
Một khoản tiền dành cho việc đầu tư hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ giúp bạn duy trì tài sản, tránh bị tiêu hao do lạm phát và có thể sinh lời nếu bạn biết cách đầu tư hiệu quả.
Tìm phương án đầu tư để tăng thu nhập
Hãy cố gắng xây dựng một quỹ để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những rủi ro, thất bại về tài chính. Khi sự nghiệp của bạn thăng tiến, hãy tiếp tục cải thiện các quỹ tài chính của bạn bằng cách: Tăng đóng góp cho tài khoản hưu trí của bạn, tăng trích quỹ khẩn cấp cho đến khoảng 5, 6 tháng sinh hoạt thiết yếu, sử dụng bảo hiểm để bảo vệ sự ổn định tài chính của bạn…
Tùy vào từng hoàn cảnh mà mỗi cá nhân sẽ có các bước lập kế hoạch tài chính khác nhau. Một bản kế hoạch tài chính không phải tài liệu tĩnh mà cần phải được điều chỉnh khi cuộc sống của bạn phát triển và trở nên phức tạp hơn. Bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia tài chính để hoàn thiện bản kế hoạch của mình. Đừng quên theo dõi TOPI mỗi ngày để cập nhật các kiến thức tài chính hữu ích nhất bạn nhé!
Link nội dung: https://tree.edu.vn/7-buoc-lap-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-toi-uu-va-hieu-qua-a13405.html