Lợi nhuận được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp hay cửa hàng kinh doanh nào cũng cần quan tâm. Đây được xem là cơ sở để đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bài viết này, EasyBooks sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về: Lợi nhuận là gì, phân loại, công thức tính lợi nhuận và những nội dung quan trọng xoay quanh vấn đề này nhé
Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, đó chính là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.
Dựa vào chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp, đó cũng chính là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiến hành đầu tư.
>>>>Xem ngay: Quyết toán thuế là gì?
Lợi nhuận thường được chia thành nhiều loại như lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế,….và mỗi loại sẽ phản ánh tình hình chi phí trong tính toán đến một mức nhất định.
Lợi nhuận có tác động trực tiếp đến mọi mặt của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì họ sẽ có thể thanh toán các khoản nợ cũng như chi phí cố định trong suốt cả quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn, cân đối được khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
>>>> Tìm hiểu thêm: Quy định về góp vốn điều lệ
Khi lợi nhuận của doanh nghiệp cao cũng mang đến người lao động nhiều lợi ích. Chắc chắn người lao động sẽ được đãi ngộ nhiều quyền lợi như mức lương cao, tiền thưởng nhiều. Từ đó, độ tin cậy của người lao động đối với doanh nghiệp cũng tăng cao và họ sẽ hoạt động nỗ lực hơn trong công việc dẫn đến hiệu suất của doanh nghiệp cũng tăng cao.
Lợi nhuận là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế chung của mỗi quốc gia. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì nền kinh tế đất nước cũng phát triển vững mạnh hơn. Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều sẽ có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, khi doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức thuế nộp cũng sẽ cao hơn. Từ khoản thu này sẽ giúp cho quốc gia tạo nên ngân sách góp phần xây dựng mục đích công cộng.
Lợi nhuận gộp= Tổng doanh thu- Giá vốn hàng bán
Trong đó:
>>>> Xem ngay: Kế toán hoạt động là gì?
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
Có 2 cách tính lợi nhuận trước thuế:
Cách 1: Lợi nhuận trước thuế = Thu nhập ròng + lãi vay + thuế
Cách 2: Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Chi phí cố định - Chi phí phát sinh
Trong đó:
>>>> Tìm hiểu thêm: Trốn thuế là gì?
Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể của mình sẽ có các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận chung, Easybooks xin đề cập tới một số giải pháp mang tính chất khái quát như sau:
Hiện nay, phần mềm kế toán EasyBooks có thể cung cấp tự động chỉ tiêu lợi nhuận này cũng như các chỉ số tài chính chuyên sâu khác, giúp chủ doanh nghiệp kịp thời ra quyết định điều hành.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Easybooks trả lời cho câu hỏi công thức tính lợi nhuận. Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
———————————
—————-
Hướng dẫn: Lập bảng lương cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Hotline: 1900 57 57 54.
Email: [email protected]
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks - SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/cong-thuc-tinh-loi-nhuan-a13338.html