Tổ chức phi lợi nhuận được biết đến rộng rãi bởi những dự án, chương trình hành động không vì lợi nhuận mà chỉ hướng đến việc tạo ra các giá trị hữu ích cho cộng đồng.
Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu tổ chức phi lợi nhuận là gì cùng một số thông tin liên quan đến các tổ chức này qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé! MỤC LỤC: 1- Tổ chức phi lợi nhuận là gì? 2- Điểm khác biệt giữa tổ chức phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận 3- Tổ chức NPO cần đáp ứng được những điều kiện gì? 4- 8 Hình thức tổ chức phi lợi nhuận phổ biến 5- Mục đích hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận là gì? 6- Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động như thế nào? 7- Một số tổ chức phi lợi nhuận quốc và tại Việt Nam
Tổ chức phi lợi nhuận được hiểu là tổ chức được thành lập và hoạt động không vì mục đích thu về lợi nhuận hay lợi ích cho các thành viên tham gia. Mục tiêu sau cùng những tổ chức này hướng đến chính là mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
Trong tiếng Anh, tổ chức phi lợi nhuận được gọi là Nonprofit Organization (NPO). Các NPO có thể là hội, hiệp hội, tổ chức từ thiện, quỹ xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghệ thuật,…
Lĩnh vực hoạt động của NPO rất đa dạng. Họ thường quan tâm phát triển dự án phi lợi nhuận trong các lĩnh vực như môi trường, phúc lợi xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, chế độ an sinh,… Vì NPO hoạt động với mục tiêu phát triển lợi ích cộng đồng nên họ sẽ được Chính phủ miễn thuế.
So với các tổ chức tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận thì các NPO sẽ có những đặc điểm rất riêng. Bạn có thể dựa vào những nét đặc trưng này để nhận diện được NPO.
Dưới đây là những đặc trưng riêng thường thấy ở NPO:
- Khoản lợi nhuận từ quỹ sẵn có hay được tài trợ, quyên góp sẽ được sử dụng vào việc thực hiện các hoạt động vì cộng đồng.
- NPO có thể kiếm được lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, số tiền này sẽ không được dùng để phân chia cho các thành viên, nhà đầu tư mà được sử dụng cho các chương trình phục vụ lợi ích xã hội.
- Việc đánh giá kết quả hoạt động của NPO sẽ không dựa trên lợi nhuận. Bởi vì các tổ chức này chỉ tập trung cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có ích cho cộng đồng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tổ chức phi chính phủ là gì? Phân loại, vai trò và nguồn vốn của NGO
Bên cạnh những công ty, doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận thì cũng có những tổ chức thành lập không vì mục tiêu này. Những tổ chức như vậy thường được gọi là tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức không vì lợi nhuận.
Vì cả hai cùng hướng đến mục tiêu giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn chúng là một và sử dụng thay thế chúng cho nhau trong một số trường hợp.
Thực tế, tổ chức phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận là 2 đối tượng chủ thể khác biệt. Bạn có thể nhận diện chúng một cách rõ ràng thông qua những điểm khác biệt giữa chúng sau đây:
- Thứ nhất, tổ chức phi lợi nhuận thường có quy mô lớn hơn tổ chức không vì lợi nhuận rất nhiều.
- Thứ hai, tổ chức phi lợi nhuận bao gồm cả các đơn vị ủy thác từ thiện, xã hội hợp tác. Nhưng, các tổ chức không vì lợi nhuận chỉ bao gồm các hiệp hội, câu lạc bộ.
- Thứ ba, tổ chức phi lợi nhuận là một chủ thể pháp lý được pháp luật công nhận, tổ chức không vì lợi nhuận lại không có điều này.
Để một tổ chức được công nhận là NPO không hề đơn giản. Tổ chức đó sẽ phải tuân theo một quy trình thủ tục cụ thể, các thông lệ quốc tế và pháp luật của nước sở tại.
Dưới đây là những điều kiện chính một tổ chức cần đáp ứng để được chính phủ công nhận là NPO:
- Mục đích thành lập của tổ chức phải là từ thiện, lợi ích cộng đồng, phát triển khoa học, giáo dục, tôn giáo,…
- Tổ chức được thành lập vì lợi ích cộng đồng, không phải cho một cá nhân hay tư nhân.
- Có cơ quan chủ quản được thành lập bằng cách tổ chức bầu cử.
- Có điều luật quy định cách điều hành, quy trình hoạt động và mục đích hành động của tổ chức.
- Lập hồ sơ chứng thực các điều kiện nêu trên và nộp cho cơ quan thuế để được miễn trừ thuế.
Để được công nhận là một tổ chức từ thiện bạn cần phải đăng ký hình thức của tổ chức ngay từ lúc bắt đầu thành lập là từ thiện.
Các tổ chức từ thiện sẽ được Nhà nước miễn trừ toàn bộ tiền thuế. Tuy nhiên, toàn bộ lợi nhuận thu được đều phải dành cho việc thực hiện công tác từ thiện.
Có nhiều cách khác nhau để tổ chức một tổ chức từ thiện. Bạn có thể tổ chức nó dưới dạng một quỹ ủy thác, công ty hay là hiệp hội đều được.
Hình thức hợp tác xã thường được thành lập bởi sự cam kết của nhiều cá nhân khác nhau. Họ có chung ý tưởng, đặc điểm văn hóa và các quy định khi theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích chung của tổ chức và cộng đồng, xã hội.
Hình thức này tương tự như tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, tổ chức cá nhân lại có điểm đặc biệt là họ có nguồn cung cấp tài chính cụ thể, ổn định.
Các tổ chức cá nhân có thể kiếm được khoản doanh thu, lợi nhuận từ việc thực hiện đầu tư hay tài trợ cho các tổ chức từ thiện khác.
Tổ chức phi chính phủ nhận được nguồn tài trợ từ Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế (ví dụ như WHO). Đồng thời, họ hoạt động một cách độc lập và không có mối liên quan với chính phủ của bất cứ quốc gia cụ thể nào.
Hình thức tổ chức NPO này được thành lập dựa trên sự tương đồng giữa mục tiêu, niềm tin và sở thích của những thành viên tham gia.
Những điểm tương đồng có thể liên quan đến sự yêu thích về văn hóa, xã hội hay sở thích làm thiện nguyện.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tổ chức là gì? Vai trò, phân loại và các yếu tố cấu thành nên tổ chức
Quỹ tương hỗ là một dạng tổ chức tài chính. Nguồn tài chính của tổ chức được góp từ chính các thành viên tham gia (thường là khách hàng). Sau đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động của quỹ sẽ tiếp tục được tái đầu tư để phát triển và duy trì tổ chức.
Phòng thương mại là tập hợp bao gồm một nhóm các doanh nhân. Họ hợp lại với nhau nhằm mục đích thúc đẩy và phát triển các mối quan hệ thương mại, hợp tác cũng như đầu tư.
Theo Uptalent được biết, phòng thương mại sẽ gây quỹ bằng cách thu phí từ các doanh nghiệp thành viên đến từ những địa phương khác nhau.
Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội là họ sẽ bán các hàng hóa, dịch vụ phù hợp để gây quỹ cho những dự án, chương trình vì mục đích phục vụ cộng đồng, xã hội.
Toàn bộ nguồn lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng sẽ được tổ chức tái đầu tư cho việc thực hiện mục tiêu vì lợi ích cộng đồng.
Như đã nói, mục đích hàng đầu của NPO khi được thành lập là nhằm cung cấp những trị cụ thể, lớn lao cho cộng đồng và toàn xã hội. Họ không quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận cho các cá nhân. Đồng thời, họ cũng chấp nhận bỏ ra khoản chi phí lớn để nhận được những giá trị mà họ mong đợi.
Trong khi đó, một số NPO lại có nguyện vọng tạo nên một môi trường lành mạnh, bổ ích cho từng nhóm cá nhân cụ thể. Họ mong muốn được trở thành chiếc cầu nối bền vững, văn minh giữa các tầng lớp, các nhóm, các tập thể khác nhau trong xã hội.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một bộ phận, dự án hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận ngay trong chính các công ty, doanh nghiệp. Đây thường là những bộ phận chuyên trách hay dự án độc lập được doanh nghiệp tổ chức vì mục đích truyền thông, phát triển cộng đồng và các giá trị lớn lao cho xã hội.
Hầu như các tổ chức NPO đều có cách thức tổ chức và hoạt động khá giống các doanh nghiệp. Họ sẽ có các quy định về nhiệm vụ, vai trò cho từng vị trí công việc, có quy trình tuyển dụng, có chính sách lương thưởng, có chương trình đào tạo, giữ chân nhân viên,…
Một điểm cần lưu ý là các hợp tác xã có thể chia lợi nhuận cho thành viên nhưng tổ chức từ thiện thì không. Tuy vậy, cả hai hình thức này đều có cùng cấu trúc tổ chức và cách thức hoạt động giống như nhau.
Có rất nhiều tổ chức NPO đang hoạt động trên toàn thế giới. Những tổ chức này được nhiều người biết đến và nhận được sự tín nhiệm cao.
Một vài cái tên NPO nổi tiếng được hầu hết mọi người biết đến như:
- Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở).
- Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI).
- Hòa bình xanh (Greenpeace).
- Viện Goethe (Goethe-Institut).
- Quỹ Mozilla (Mozilla Foundation).
- Mayo Clinic/Foundation.
- Hội chữ thập đỏ (Red Cross).
- Salvation Army.
- United Way.
…
Một số tổ chức NPO uy tín đang hoạt động tại Việt Nam có thể kể đến như:
- AIESEC - Một tổ chức thúc đẩy giao lưu văn hóa được điều hành bởi những bạn trẻ đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng hay vừa tốt nghiệp được một vài năm.
- VPV - Tổ chức Tình nguyện Hòa bình Việt Nam.
- SJ Việt Nam - Tổ chức Đoàn kết Thanh niên Việt Nam.
- GMVN - Tổ chức Giấc mơ Việt Nam.
- V.E.O - Tổ chức tình nguyện vì giáo dục.
- Câu lạc bộ tình nguyện HOPE.
- Save the Children Việt Nam.
- Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
Sự tồn tại của các tổ chức phi lợi nhuận và những giá trị mà họ mang lại cho xã hội đang thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, nhất là giới trẻ.
Không chỉ là quan tâm tìm hiểu mà các bạn trẻ ngày nay còn rất sẵn sàng tham gia vào các chương trình, dự án phi lợi nhuận hay trở thành thành viên của các NPO nhằm mang tới những giá trị tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent sẽ hữu ích với những bạn đang muốn hiểu rõ hơn tổ chức phi lợi nhuận là gì hoặc những bạn trẻ đang có mong muốn được đóng góp công sức cho những hoạt động phi lợi nhuận. Chúc bạn luôn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://tree.edu.vn/to-chuc-phi-loi-nhuan-la-gi-muc-dich-hoat-dong-cua-cac-to-chuc-npo-a13309.html