Số lượng người quan tâm và tham gia vào các lĩnh vực đầu tư tài chính tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây, kéo theo nghề trader trở thành ngành nghề “hot” hơn bao giờ hết. Vậy trader là gì và cần có những kỹ năng nào để trở thành trader chuyên nghiệp?
Trader là gì?
Để hiểu rõ trader là gì, bạn cần hiểu khái niệm trade là gì. Hiểu một cách đơn giản, trade là hoạt động mua bán, giao dịch các loại tài sản. Trong chứng khoán, trade là việc mua bán, giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ trên thị trường.
Từ đó, có thể hiểu, Trader là những người thực hiện giao dịch các loại sản phẩm tài chính như chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, vàng… trên thị trường nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán. Họ thường thực hiện các lệnh giao dịch ngắn hạn giữa các phiên.
Phân loại trader trong chứng khoán
Trader có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Cả hai đối tượng này đều tham gia thị trường với mục đích thu lợi nhuận từ chênh lệch giá. Ngoài ra, dựa vào các tiêu chí khác nhau, trader còn được phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Theo chiến lược đầu tư
Dựa vào chiến lược đầu tư, trader được chia thành các loại như sau:
- Trader ngắn hạn - Scalper: Là nhóm những trader thực hiện các lệnh trong thời gian ngắn, chỉ nắm giữ lệnh chỉ vài giây cho tới vài phút, ăn chênh lệch nhỏ. Mặc dù vậy, với tần suất giao dịch nhiều nên lợi nhuận họ thu được không phải con số nhỏ.
- Trader giao dịch trong ngày - Day Trader: Là nhóm những trader chỉ thực hiện giao dịch và tất toán trong giới hạn 1 ngày, không để qua đêm. Thời gian nắm giữ lệnh của họ chỉ từ vài phút đến vài tiếng mà thôi. Các lệnh phải được hoàn thành hết trước khi phiên đóng cửa.
- Swing Trader: Là nhóm các trader nắm giữ lệnh trong thời gian vài ngày. Họ sẽ thực hiện các phương pháp phân tích kỹ thuật cơ bản và chỉ đặt lệnh khi xác suất thắng gần như 100%. Thời gian giao dịch của swing trader không quá ngắn hay quá dài, họ sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định gồng lỗ hay giữ lệnh dựa vào kết quả phân tích.
- Trader dài hạn - Position Trader: Đây là nhóm trader có thời gian nắm giữ lệnh trong dài hạn nhằm thu lợi nhuận hoặc nhận cổ tức. Họ thường là những người có kinh nghiệm dày dặn và có vốn lớn, chỉ quan tâm tới những biến động theo tuần, tháng hoặc quý để ra quyết định đầu tư, thu về lợi nhuận.
Theo đối tượng quản lý
Theo đối tượng quản lý, trader có thể là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho một tổ chức:
- Trader cá nhân: Là những cá nhân sử dụng tiền của mình để tham gia đầu tư. Họ có toàn quyền quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm với tài sản của mình.
- Trader đại diện cho tổ chức: Là những người làm việc cho tổ chức, dùng tiền của tổ chức để tham gia đầu tư. Họ không trực tiếp được nhận lợi nhuận từ việc đầu tư, họ nhận lương do tổ chức đó chi trả giống như làm các công việc khác.
Theo tài sản giao dịch/ Theo thị trường
Dựa vào tài sản giao dịch hay thị trường trader tham gia đầu tư, gồm các loại như sau:
- Forex trader: Là những nhà đầu tư tham gia giao dịch các loại tiền tệ trên thị trường forex.
- Stock trader: Là kiểu trader phổ biến nhất, họ giao dịch các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… trên thị trường chứng khoán.
- Crypto trader: Là nhà đầu tư giao dịch tiền điện tử. Tùy thuộc vào loại tiền giao dịch, crypto trader lại được phân chia thành nhiều loại nhỏ. Ví dụ, trader giao dịch bitcoin được gọi là bitcoin trader.
- Commodity trader: Là những người giao dịch các loại hàng hóa vật chất như vàng, dầu mỏ hay các sản phẩm nông nghiệp với kỳ vọng ăn chênh lệch giá từ thị trường. Những giao dịch hàng hóa này đều dựa trên các hợp đồng phái sinh, chủ yếu là hợp đồng tương lai.
- FBS Trader: FBS là sàn giao dịch tiền tệ quốc tế được ưa chuộng nhất hiện nay, được phát triển năm 2020. FBS Trader là những nhà đầu tư có tài khoản giao dịch tại FBS.
Theo phong cách phân tích
Trước khi giao dịch, các trader cần phân tích thị trường để lựa chọn hướng đi đúng trong tương lai. Dựa vào phong cách phân tích thị trường, trader được phân chia thành 4 loại như sau:
- Trader phân tích cơ bản: Họ chủ yếu ra quyết định đầu tư dựa vào những thông tin, tin tức trên thị trường.
- Trader phân tích kỹ thuật: Họ ra quyết định đầu tư dựa vào các biểu đồ, chỉ báo kỹ thuật.
- Trader phân tích tổng hợp: Là những trader ra quyết định đầu tư dựa vào việc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
- Trader phân tích cảm tính: Những trader này nghiêng về cảm tính cá nhân khi ra quyết định đầu tư.
Nhiệm vụ của một trader là gì?
Trader là người thực hiện việc giao dịch, ra quyết định đặt lệnh mua/bán trên thị trường. Tuy nhiên, đây chỉ là bước cuối cùng mà thôi. Để ra được quyết định mua/bán đúng đắn, trước đó trader cần phải thực hiện những công việc khác như sau:
- Thu thập thông tin thị trường: Một ngày làm việc của trader thường là đọc tin tức, thu thập các thông tin về thị trường từ nhiều nguồn khác nhau. Dựa vào đó, trader đưa ra phân tích, nhận định chung về thị trường.
- Phân tích biểu đồ giá: Những trader theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ bắt đầu một ngày mới bằng việc phân tích các biểu đồ giá, chỉ báo kỹ thuật, mô hình giá,… kết hợp với kiến thức của bản thân để đưa ra xu hướng thị trường.
- Lên kế hoạch giao dịch: Sau khi đã có những phân tích thị trường, trader sẽ lựa chọn sản phẩm và lên kế hoạch đầu tư cụ thể. Tùy theo chiến lược đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn mà đưa ra kế hoạch khác nhau.
- Đặt lệnh và quản lý lệnh: Dựa vào kế hoạch đã đặt ra, trader sẽ tiến hành đặt cách lệnh giao dịch trên thị trường. Sau khi đặt lệnh, dựa vào biến động thị trường mà quản lý chặt chẽ, đưa ra lệnh chốt lời hay cắt lỗ đúng lúc.
Thị trường giao dịch của trader
Trader tham gia đầu tư ở đâu, thị trường giao dịch của trader là gì? Trader không chỉ là những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Dựa vào tài sản giao dịch, trader sẽ hoạt động trên các loại thị trường khác nhau:
- Thị trường ngoại hối/ Forex: Tại thị trường này, các trader sẽ giao dịch các loại tiền tệ và thu lợi nhuận từ chênh lệch giá. Hiện nay, thị trường Forex là một trong những thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường Forex chưa được pháp luật bảo vệ, nhà đầu tư tham gia phải đối mặt với nhiều rủi ro.
- Thị trường chứng khoán: Đây là thị trường phổ biến nhất, trader chứng khoán sẽ mua vào bán ra các loại chứng khoán, lợi nhuận đến từ chênh lệch giá và phân chia cổ tức từ các doanh nghiệp.
- Thị trường crypto/ Thị trường tiền điện tử: Các trader sẽ phân tích thị trường để tìm ra đồng tiền ảo nào có tiềm năng tăng giá trong tương lai và mua vào. Sau đó, tích trữ và chờ đợi thời điểm tăng giá rồi bán để hưởng chênh lệch giá.
- Thị trường vàng: Trader có thể lựa chọn giao dịch vàng tại thị trường trong nước hoặc quốc tế và giao dịch chỉ số vàng. Thị trường này có tính an toàn và ổn định hơn so với chứng khoán.
- Thị trường hàng hóa: Các trader giao dịch các loại hàng hóa trên thị trường dựa vào các hợp đồng phái sinh thông qua các sàn giao dịch lớn. Thị trường này cũng được đánh giá là an toàn hơn so với chứng khoán.
- Thị trường khác: Ngoài những thị trường trên, trader có thể mở rộng thị trường bằng việc đầu tư vào nhiều loại tài sản khác như chứng chỉ quỹ, chỉ số…
Phân biệt Trader, broker, holder và investor trong chứng khoán
Trong đầu tư tài chính, nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn trader với một số thuật ngữ khác như broker, holder và investor. Điểm khác nhau của broker chứng khoán là gì, holder là gì, trader là gì? Bạn có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm như sau:
- Trader: Chỉ những nhà đầu tư theo đuổi chiến lược đầu tư nhằm thu lợi từ chênh lệch giá mua và giá bán, thường là trong ngắn hạn. Thời gian nắm giữ lệnh của họ từ vài giây, vài giờ, vài ngày cho tới vài tháng.
- Broker: Là người môi giới, làm nhiệm vụ trung gian, kết nối người mua và người bán trên thị trường. Họ không trực tiếp giao dịch, họ giúp người có nhu cầu mua và có nhu cầu bán tìm thấy nhau. Lợi nhuận của broker đến từ hoa hồng và chi phí môi giới.
- Holder: Là những nhà đầu tư trung hạn, họ không nắm giữ tài sản trong thời gian ngắn nhưng cũng không lâu như nhà đầu tư dài hạn.
- Investor: Là những nhà đầu tư mua và nắm giữ tài sản trong dài hạn. Ngoài việc thu lợi nhuận từ chênh lệch giá, họ có thể nhận được cổ tức, tiền cho thuê và một số đặc quyền khác dựa trên phần tài sản nắm giữ.
Cơ hội và thách thức của nghề trader
Với sự phổ biến của đầu tư tài chính, ngày càng nhiều người trở thành trader. Trader trở thành ngành nghề hot của giới trẻ. Nghề này mang đến những cơ hội như sau:
- Thu nhập hấp dẫn: Không giống các nghề làm công ăn lương khác, thu nhập nghề trader hấp dẫn hơn và không giới hạn, tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.
- Thời gian linh hoạt: Làm một trader không bị gò bó về thời gian và địa điểm làm việc. Chì cần có điện thoại, máy tính với kết nối mạng ổn định, trader có thể làm việc ở bất kỳ đâu.
- Không yêu cầu bằng cấp: Trader không phải nghề đặc thù như bác sỹ, kỹ sư, luật sư hay giáo viên, bất kỳ ai cũng có thể trở thành trader mà không cần bằng cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành trader chuyên nghiệp, thành công, bạn phải không ngừng học hỏi, bổ sung các kiến thức về thị trường, chuyên ngành để phục vụ cho công việc.
- Giúp bạn nhanh chóng đạt được tự do tài chính: Thu nhập từ nghề trader tương đối cao, cao hơn so với đa số công việc văn phòng hiện tại. Điều này giúp bạn ổn định thu nhập, nhanh chóng đạt được tự do tài chính.
Bên cạnh những cơ hội tuyệt vời, trader cũng phải đương đầu với những thách thức như:
- Rủi ro thua lỗ cao: Chỉ cần phân tích và lựa chọn sản phẩm, chiến lược đầu tư sai, trader có thể phải chịu thua lỗ lớn. Những rủi ro này đến từ việc thiếu thông tin thị trường, thiếu kiến thức đầu tư, thiếu kỹ năng phân tích và biến động thị trường.
- Chưa được pháp luật bảo hộ: Thị trường ngoại hối và thị trường tiền điện tử tại Việt Nam hiện nay chưa được pháp luật bảo hộ. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, trader phải gánh chịu hoàn toàn rủi ro.
- Vướng vào bẫy lừa đảo: Ngoài những công ty, giao dịch uy tín, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng sự cả tin của nhà đầu tư để thực hiện hành vi lừa đảo. Trader cần tỉnh táo, trang bị kiến thức đầu tư để tránh mắc phải những bẫy này.
- Cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên: Các trader phải dành thời gian, công sức liên tục cập nhật thông tin, kiến thức và rèn luyện kỹ năng đầu tư để hỗ trợ công việc hiệu quả.
#5 Kỹ năng để trở thành trader chuyên nghiệp
Ai cũng có thể trở thành trader, tuy nhiên để là một trader chuyên nghiệp và thành công, bạn cần chuẩn bị và rèn luyện những kỹ năng cho riêng mình. Dưới đây là #5 kỹ năng để trở thành trader chuyên nghiệp bạn cần lưu ý:
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường: Đây là kỹ năng cơ bản mà trader nhất định phải trau dồi và rèn luyện liên tục. Từ đó nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tăng độ nhạy cảm với thị trường, đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
- Kỹ năng kiểm soát tâm ký: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng nếu muốn trở thành trader chuyên nghiệp. Mọi người dễ bị cuốn theo tâm lý đám đông, nếu không biết cách kiểm soát tâm lý sẽ rất dễ đưa ra quyết định cảm tính sai lầm.
- Kỹ năng thống kê, tổng hợp và lưu trữ: Thống kê, tổng hợp và lưu trữ thông tin là việc mỗi trader phải thực hiện hàng ngày. Nhờ đó, trader có dữ liệu để phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật và đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp. Kỹ năng này càng tốt, trader sẽ đưa ra đánh giá chính xác hơn, tăng hiệu quả đầu tư.
- Kỹ năng quản lý tài chính: Có rất nhiều sản phẩm đầu tư trên thị trường. Trader không thể đầu tư vào tất cả mà cần chọn lọc. Đây là kỹ năng giúp trader chia nhỏ danh mục đầu tư một cách hợp lý, từ đó tối đa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
- Kỹ năng quan sát và chờ đợi: Để hưởng lợi tốt nhất từ chênh lệch giá, trader phải nắm bắt đúng cơ hội mua vào/bán ra tài sản. Muốn làm được việc này, kỹ năng quan sát thị trường và chờ đợi là cần thiết.
Trader là nghề mang đến nhiều cơ hội nâng cao thu nhập và kỹ năng quản lý tài chính nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức, khó khăn. Chứng khoán VINA hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ và phân biệt được trader là gì, broker là gì và những kỹ năng cần có để trở thành trader chuyên nghiệp. Từ đó, bạn có thể tìm ra chiến lược đầu tư tài chính hiệu quả cho riêng mình.