Trong thực tế, chiết khấu thanh toán không ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, không thể coi chiết khấu thanh toán là một phần giảm giá trên giá trị hàng hóa hay tăng chi phí vốn.
Ví dụ: Công ty X bán 100 chiếc máy tính cho công ty Y với tổng giá trị hợp đồng là 500 triệu đồng. Trong hợp đồng, có quy định rằng nếu công ty Y thanh toán trước ngày 30 của tháng (tức là trước hạn ít nhất 7 ngày), công ty Y sẽ được giảm 3% giá trị hợp đồng. Như vậy, nếu công ty Y thanh toán vào ngày 23 của tháng, họ sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 15 triệu đồng (3% của 500 triệu đồng), giảm giá trị thanh toán xuống còn 485 triệu đồng.
Khi người mua là cá nhân và chiết khấu thanh toán được chi trả, có sự liên quan đến thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
Đối với các công ty thực hiện chi trả chiết khấu thanh toán cho cá nhân, các quy định về khai thuế và nộp thuế được quy định rõ trong Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Do đó, các khoản chiết khấu thanh toán không được ghi giảm trực tiếp trên hóa đơn. Thay vào đó, quy định này tương đương với chi phí lãi vay và thu nhập tài chính, nên cần được cân nhắc kỹ khi tính vào chi phí bán hàng.
chiết khấu thanh toán bao gồm ghi nhận chi phí chiết khấu vào tài khoản chi phí tài chính (Nợ TK 635) và giảm số tiền phải thu từ khách hàng (Có TK 131). Điều này đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong báo cáo tài chính, phản ánh đúng mức giảm giá do thanh toán sớm.
Khi ghi nhận chiết khấu thanh toán, mục đích là phản ánh chính xác doanh thu thực tế của doanh nghiệp sau khi áp dụng chiết khấu và đảm bảo việc quản lý các khoản giảm trừ giá bán được thực hiện đúng quy định.
Doanh nghiệp sử dụng phiếu thu và phiếu chi để hạch toán chiết khấu thanh toán theo cách sau đây:
Dựa trên phiếu chi, số tiền chiết khấu thanh toán cần trả cho người mua khi người mua thanh toán trước hạn được trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:
Dựa trên phiếu thu, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, khoản chiết khấu thanh toán thực tế nhận được từ bên bán sẽ được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:
Ví dụ: Công ty ABC bán hàng cho Công ty XYZ với tổng giá trị thanh toán là 250.000.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT. Công ty XYZ thanh toán bằng chuyển khoản ngay sau khi nhận hàng. Do thanh toán nhanh, Công ty ABC đã chiết khấu thanh toán 3% và Công ty XYZ đã nhận được chiết khấu này qua chuyển khoản.
Yêu cầu: Định khoản chiết khấu thanh toán trong giao dịch trên.
Cách hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:
Bên bán (Công ty ABC):
Bên mua (Công ty XYZ):
Chiết khấu thương mại là giảm giá áp dụng cho khách hàng dựa trên khối lượng hàng hóa mua hoặc loại hàng cụ thể, nhằm khuyến khích mua nhiều hơn. Ngược lại, chiết khấu thanh toán là khoản giảm giá được cung cấp khi khách hàng thanh toán hóa đơn sớm hơn thời hạn quy định, giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền. Trong khi chiết khấu thương mại tập trung vào số lượng mua, chiết khấu thanh toán khuyến khích thanh toán sớm.
Trên thị trường giao thương, thường sẽ có hai thuật ngữ là chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại. Cụ thể, hai thuật ngữ này được phân biệt dựa trên các tiêu chí như sau:
Tiêu chí phân biệtChiết khấu thương mạiChiết khấu thanh toánKhái niệm Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn hợp đồng. Hạch toán chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán trong hay trước thời hạn mà đôi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Nội dung Chiết khấu thương mại phản ánh phần chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ cho khách hàng, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng hóa với số lượng lớn đã ghi trên hợp đồng kinh tế thỏa thuận về chiết khấu thương mại. Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng. Đây là một khoản chi phí tài chính công ty chấp nhận chi trả cho người mua. Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Các bên căn cứ theo chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Cách hạch toán Hạch toán chiết khấu thanh toán khi khách hàng mua với khối lượng lớn, đạt hoặc vượt định mức mà bên bán đặt ra.- Số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh tại bên bán:
+ Nợ TK 521 ( chiết khấu thương mại), Nợ TK 3331 (thuế VAT)
+ Có TK 111/112/131
+ Kết chuyển: Nợ TK 511, Có TK 521
- Đối với bên mua hàng: Nợ TK 111/112/331, Có TK 156 Có TK 1331
Cách hạch toán chiết khâu thanh toán:- Đối với bên bán:
+ Nợ 635
+ Có 131 (Nếu giảm trừ công nợ), Có 111 (Nếu trả lại tiền)
- Đối với bên mua:
+ Nợ 331 (Nếu giảm trừ công nợ), Nợ 111 (Nếu nhận tiền mặt)
+ Có 515
Lưu ý: Chiết khấu thanh toán được tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm cả thuế GTGT
Giảm trừ Chiết khấu thương mại được giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn hoặc được xuất hóa đơn điều chỉnh giá cho các hóa đơn trước đó. Vì vậy, chiết khấu thương mại được giảm trừ thuế GTGT lẫn thuế TNDN. Chiết khấu thanh toán không được giảm vào doanh thu (tức không được giảm thuế GTGT) nhưng được đưa vào chi phí hoạt động tài chính (được giảm trừ thuế TNDN). Bên nhận chiết khấu thanh toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính (xem phần hạch toán chiết khấu thanh toán theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC).Quy định về chiết khấu thanh toán bao gồm việc xác định tỷ lệ giảm giá và khoảng thời gian áp dụng cho khách hàng khi thanh toán sớm. Doanh nghiệp cần chỉ rõ tỷ lệ chiết khấu, thời hạn thanh toán để hưởng chiết khấu, và các điều kiện cụ thể trong hợp đồng hoặc hóa đơn. Điều này giúp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, cải thiện dòng tiền và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch.
Các quy định về chiết khấu thanh toán có thể được tổng kết như sau:
Chiết khấu thanh toán không yêu cầu xuất hóa đơn cho người mua hàng.
Chiết khấu thanh toán được xem là một khoản được trừ khi tính TNDN
Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2005/TT-BTC. Để đáp ứng các điều kiện này, doanh nghiệp cần:
Đối với bên mua, khoản chiết khấu thanh toán vẫn tính vào thu nhập chịu thuế như thông thường, theo quy định tại Khoản 15 Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Quy định khi chi trả chiết khấu thanh toán cho cá nhân
Nếu bên nhận chiết khấu thanh toán là cá nhân kinh doanh thì khoản chiết khấu này sẽ thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Công ty chi trả chiết khấu thanh toán cho cá nhân này phải thực hiện khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân theo Công văn 1162/TCT-TNCN năm 2016.
Theo quy định mới nhất tại phụ lục 1 của Thông tư 40/2021/TT-BTC, khoản chiết khấu thanh toán thuộc nhóm chịu thuế thu nhập cá nhân 0.5%.
Trường hợp bên nhận chiết khấu không phải là cá nhân kinh doanh, chỉ mua hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng, khoản chiết khấu thanh toán này không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trên đây, AZTAX đã cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cụ thể về cách hạch toán chiết khấu thanh toán. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE:0932.383.089 để được tư vấn, hỗ trợ ngay nhé!
Theo quy định của Điều 5 Khoản 1 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, việc chiết khấu thanh toán không yêu cầu phải xuất hoá đơn. Thay vào đó, các bên chỉ cần lập phiếu thu và phiếu chi khi có phát sinh chiết khấu thanh toán.
Theo quy định tại Điều 7 Khoản 15 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Chiết khấu thanh toán được coi là khoản thu nhập khác khi tính toán thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp đối với bên nhận chiết khấu. Đặc biệt, đối với trường hợp cá nhân nhận chiết khấu từ doanh nghiệp, theo Công văn 1162/TCT-TNCN, doanh nghiệp phải khấu trừ 1% tiền thuế trên số tiền chiết khấu thanh toán và thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân.
Chiết khấu thanh toán được tính dựa trên tổng số tiền khách hàng cần thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT. Số tiền chiết khấu này sẽ được ghi vào chi phí tài chính của công ty.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/huong-dan-hach-toan-chiet-khau-thanh-toan-theo-tt-200-va-133-a13247.html