Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
GDP bình quân đầu người thường được dùng để xếp hạng mức độ giàu có của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo lý giải của World Population Review, GDP bình quân đầu người “không tương ứng với mức lương bình quân mà một người sống ở một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định kiếm được”.
“Ví dụ, GDP bình quân đầu người của Mỹ năm 2019 là 65.279,5 USD, nhưng mức lương bình quân năm tại quốc gia này là 51.916,27 USD và mức lương trung bình là 34.248,45 USD”, World Population Review giải thích.
Còn nếu xếp hạng dựa trên GDP, World Population Review, lưu ý: “Thậm chí ở những nước giàu nhất, vẫn có một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo và thậm chí ở những nước nghèo nhất, vẫn có những bộ phận dân chúng cực giàu. Tuy nhiên, GDP là một chỉ số công bằng phản ánh sức khỏe tài chính tổng thể của một quốc gia”.
Khi xếp hạng dựa trên GDP, những nước giàu nhất là những nền kinh tế lớn nhất. Dựa trên dữ liệu GDP năm 2021 của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), 10 quốc gia giàu nhất thế giới gồm:
Tuy nhiên, theo World Population Review, có một thực tế là giá trị GDP đôi khi có thể bị "bẻ cong" bởi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ, một quốc gia (như Ireland và Thụy Sỹ) được xem là các"‘thiên đường thuế" nhờ các quy định có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ.
“Với những quốc gia này, một phần lớn các giá trị được tính là GDP trên thực tế có thể là tiền của các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào quốc gia đó, thay vì là thu nhập thực sự nằm ở quốc gia đó”.
Mỹ được xem nhiều tổ chức giám sát tài chính quốc tế xem là một “thiên đường thuế”.
Dựa trên GDP bình quân đầu người, 10 quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới gồm:
Luxembourg, cũng thường được xem là một “thiên đường thuế”, lại có một điểm đặc biệt khác. Đó là quốc gia này có tỷ lệ người lao động xuyên biên giới cao - gần 212.000 người trong quý 2/2021.
“Mặc dù nhóm lao động này đóng góp vào sự giàu có của Luxembourg. Nhưng họ không được tính đến khi tính GDP bình quân đầu người, dẫn tới chỉ số này thường ở mức cao hơn thực tế”, đài truyền hình RTL của Luxembourg phân tích.
Theo Forbes, ngoài dân số nhỏ, các yếu tố chính giúp các quốc gia nhỏ như Luxembourg, Thụy Sĩ và Singapore, lọt vào danh sách này gồm có cấu trúc tài chính phức tạp, cơ chế thuế được thiết nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài chuyên nghiệp...
Các quốc gia khác trong danh sách này như Qatar, Brunei và UAE sở hữu trữ lượng hydrocacbon khổng lồ cùng nhiều tài nguyên thiên nhiên sinh lợi khác. Còn Macao, đặc khu hành chính của Trung Quốc, là thiên đường cờ bạc của châu Á, nơi có các sòng bạc thu hút đông đảo khách du lịch giàu có.
Để giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố trên khi đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia, nhiều nhà kinh tế theo dõi GNI - chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường là một năm.
Dù đánh giá theo cách nào, tất cả các chỉ số năm 2022 đều được điều chỉnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động, đồng thời nhiều người lao động phải làm việc từ xa, cùng nhiều thay đổi khác.
Theo Global Finance, Luxembourg đã vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu. Năm 2014, nước này đạt mốc GDP bình quân đầu người 100.000 USD.
"Luxembourg sử dụng một phần lớn tài sản trong nước để cung cấp nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt hơn cho người dân. Người Luxembourg hiện được hưởng mức sống cao nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)”, Global Finance nhấn mạnh.
Luxembourg là một quốc gia nhỏ không giáp biển, nằm ở Tây Âu và giáp với Bỉ, Pháp và Đức. Với dân số 642.371 người, Luxembourg có GDP bình quân đầu người năm 2021 là 140.694 USD, là quốc gia giàu nhất thế giới xét theo tiêu chí này. Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này chỉ là 5% và tuổi thọ bình quân của người dân là 82. Các dịch vụ y tế, giáo dục và giao thông công cộng được miễn phí cho toàn dân.
Chính phủ Luxembourg cũng được đánh giá là hoạt động hiệu quả, duy trì nền chính trị và kinh tế ổn định cùng mức sống cao cho người dân.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/nuoc-nao-giau-nhat-the-gioi-nhip-song-kinh-te-viet-nam-the-gioi-a13240.html