Để bắt đầu con đường đầu tư chứng khoán, việc hiểu về bảng giá và các sàn chứng khoán là không thể thiếu. Mỗi sàn chứng khoán đều có một bảng giá và cách quy ước riêng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bảng giá chứng khoán HNX. Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán nhé!
Sàn chứng khoán HNX (Hanoi Stock Exchange) có tên đầy đủ là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là một trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. Mọi cổ phiếu của các doanh nghiệp được niêm yết tại sàn HNX sẽ được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trực tiếp quản lý và điều phối.
Một số doanh nghiệp tiêu biểu niêm yết trên sàn bao gồm: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), Chứng khoán MB (MBS), Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV),…
Bảng giá chứng khoán HNX là nơi thể hiện tình hình giao dịch của các mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX. Nó cung cấp toàn bộ thông tin về các mã cổ phiếu được niêm yết bao gồm: giá trần, giá sàn, khối lượng giao dịch,…
Sàn HNX hoạt động theo 2 phiên:
Khi thực hiện giao dịch trên sàn HNX, nhà đầu tư cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Cột này bao gồm các mã chứng khoán được giao dịch trên sàn HNX.
TC là giá tham chiếu tức giá đóng cửa ở phiên trước đó. Mức giá này được dùng để tính toán giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch.
Ví dụ, mã AMV có giá tham chiếu là 13 vào ngày 15/3/2022. Điều này có nghĩa rằng mã cổ phiếu này cũng có giá như vậy khi kết thúc phiên giao dịch ngày 14/3/2022.
Đây là mức giá cao nhất (giá kịch trần) mà bạn có thể đặt mua chứng khoán trong ngày giao dịch. Tại sàn HNX, Giá trần = Giá tham chiếu + 10%
Ví dụ, mã AMV có giá tham chiếu là 13. Giá trần sẽ là: 13 + 13 x 10% = 14.3
Đây là mức giá thấp nhất (giá kịch sàn) mà bạn có thể đặt mua chứng khoán trong ngày giao dịch. Tại sàn HNX, Giá sàn = Giá tham chiếu - 10%
Ví dụ, mã AMV có giá tham chiếu là 13. Giá sàn sẽ là: 13 - 13 x 10% = 11.7
Xem thêm:
- Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì?
- Cách đọc bảng giá HSX
- Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán
Cột này biểu thị tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong ngày hôm đó. Qua đây, bạn có thể đánh giá được tính thanh khoản của cổ phiếu. Tại sàn HNX, khối lượng giao dịch thực tế = số hiển thị x 100
Ví dụ, trong hình hiển thị khối lượng giao dịch của mã API là 46,6 tức khối lượng giao dịch thực là 46,6 x 100 = 4,660 cổ
Cột Bên mua thể hiện 3 mức giá mua cao nhất và khối lượng mua tương ứng. Với bên mua, giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.
Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu API đang là 69.3, Giá mua 1 là 69.2, nếu có lệnh đặt bán với giá ≤ 69.2 thì những người đặt mua giá 69.2 sẽ được ưu tiên trước.
Cột này thể hiện 3 mức giá bán thấp nhất và khối lượng tương ứng. Khi đặt lệnh bán, giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp trước.
Ví dụ, giá khớp lệnh của cổ phiếu API hiện tại 69.3; Giá bán 1 là 69.4, nếu có lệnh đặt mua với giá ≥ 69.4 thì những người đặt bán ở giá 69.4 sẽ được ưu tiên khớp trước.
2 cột Giá và KL ở giữa thể hiện mức giá và khối lượng tương ứng được khớp lệnh. Cột +/- thể hiện mức độ thay đổi của mức giá khớp này so với giá tham chiếu.
Ví dụ, mã API đang có giá khớp lệnh là 49.3. Cột +/- hiển thị +0.6 tức mức giá này cao hơn giá tham chiếu (48.7) là 0.6.
Mục này gồm 3 cột nhỏ hơn là:
Cột dư biểu thị khối lượng cổ phiếu mua/bán đang chờ được khớp lệnh. Nếu hết phiên, cột dư mua/bán biểu thị lượng cổ phiếu không được khớp lệnh trong ngày.
Ví dụ, mã API đang hiển thị cột Dư mua là 117. Điều này tức là hiện có 117 đơn vị cổ phiếu (tương đương 11.700 cổ phiếu) đang chờ được khớp lệnh.
Bài viết là tổng hợp của DNSE về những điều cần biết khi đọc bảng giá chứng khoán HNX. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về bảng giá này. Nếu muốn theo dõi tình hình thị trường, bạn hãy truy cập bảng giá chứng khoán trực tuyến của DNSE để nắm bắt biến động một cách nhanh nhất nhé!
Link nội dung: https://tree.edu.vn/bang-gia-chung-khoan-hnx-co-nhung-thong-tin-gi-a13219.html