Dự đoán giá vàng đến năm 2030: Tăng tốc hay lao dốc?

Dự đoán giá vàng đến năm 2030: Tăng tốc hay lao dốc?

Liệu giá vàng có thể lập đỉnh kỷ lục $4,000/ounce vào năm 2030?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, dự đoán giá vàng đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Khi bất ổn địa chính trị, lạm phát cao và chính sách tiền tệ nới lỏng đang tác động mạnh mẽ, nhiều chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ tăng vọt trong những năm tới.

Đừng bỏ lỡ dự đoán giá vàng chi tiết từ những nhà phân tích hàng đầu thế giới và thời điểm tốt nhất để đầu tư vàng từ nay đến năm 2030!

1. Tại sao nên dự đoán giá vàng?

Việc dự đoán giá vàng có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế và các nhà đầu tư.

Dự đoán giá vàng đến năm 2030: Tăng tốc hay lao dốc?

Dự đoán giá vàng đối với nền kinh tế

Dự đoán giá vàng đối với nhà đầu tư

2. Dự đoán giá vàng đến năm 2030

Dự đoán giá vàng đến năm 2030 được chia thành 3 giai đoạn: Dự đoán giá vàng từ nay đến Tết (Nửa cuối năm 2024), dự đoán giá vàng trong 2 năm tới (2024 - 2025) và dự đoán giá vàng trong 5 năm tới (2026 - 2030).

Dự đoán giá vàng đến năm 2030: Tăng tốc hay lao dốc?

Dự đoán giá vàng trong ngắn hạn (1 - 6 tháng)

Giá vàng được dự báo tăng do bất ổn kinh tế toàn cầu, lạm phát cao và các chính sách tiền tệ nới lỏng của ngân hàng trung ương, cùng với tình hình địa chính trị căng thẳng.

Dự đoán giá vàng từ nay đến Tết (Nửa cuối năm 2024) có thể sẽ dao động trong khoảng $2,175 - $2,400/ounce.

J.P. Morgan - một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất thế giới dự đoán giá vàng từ nay đến Tết sẽ duy trì ở mức cao do sự gia tăng nhu cầu vàng vật chất, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Hội đồng vàng thế giới (World Gold Council) dự báo nhu cầu mua vàng từ các quỹ ETF và các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục tăng, do vàng vẫn được coi là tài sản bảo đảm an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị. Điều này sẽ hỗ trợ giá vàng duy trì ở mức cao trong suốt năm 2024.

Dự đoán giá vàng trong trung hạn (1 - 3 năm)

Trong giai đoạn này, giá vàng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là quyết định lãi suất của Fed, cùng với tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu.

Dự đoán giá vàng trong 2 năm tới có thể dao động ở mức $1,970 - $2,300/ounce.

Chuyên gia/Nhà phân tích

Dự đoán giá vàng năm 2025

Trước tháng 4

Sau tháng 6

ANZ Research

$2,493/oz

$2,593/oz

Lukman Leong

$3,000/oz

Giữ nguyên

Ibrahim Assuaibi (Laba Forexindo Berjangka)

$2,200/oz

Giữ nguyên

Wahyu Laksono (Traderindo)

$2,300 - $2,500/oz

Giữ nguyên

ING

$2,310/oz

2,300

TD Economics

$2.000/oz

$2,175 - $2,350/oz

Trading Economics

$2,341.40/oz

Q1:$2,424.29/oz

Fitch Ratings

$1,800 (Tháng 3)

$1,900/oz

Chuyên gia dự đoán giá vàng trong trung hạn

J.P. Morgan cũng dự đoán giá vàng trong 2 năm tới có thể đạt $3,000/ounce vào năm 2025 do sự tăng lên về nhu cầu vàng vật chất, đặc biệt là từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, và tình hình bất ổn địa chính trị.

Nhà phân tích Lukman Leong trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Techopedia:

“Chúng ta biết rằng nhu cầu vàng trên thị trường vật chất rất cao. Bất kỳ sản phẩm vàng nào được sản xuất đều được bán hết và chủ yếu bán cho Trung Quốc. Dự trữ vàng của Trung Quốc vẫn chưa đạt 10% tổng dự trữ ngoại hối cửa quốc gia. Sẽ mất một thời gian dài để Trung Quốc tăng dự trữ vàng lên 10% tổng dự trữ ngoại hối.”

Có thể bạn quan tâm: Top 10 quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới

Trading Economics cũng lạc quan khi dự đoán giá vàng. Họ dự đoán giá vàng sẽ tăng lên $2,424.29/oz trong quý đầu tiên của năm 2025.

Ngược lại, Giám đốc Laba Forexindo Berjangka, Ibrahim Assuaibi có quan điểm khác khi dự đoán giá vàng năm 2025. Ông dự đoán giá vàng thế giới có thể giảm xuống $2,100/ounce vào năm 2025 khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và châu Âu dự kiến giảm bớt.

Dự đoán giá vàng trong dài hạn (Đến 2030)

Dự báo cho thấy giá vàng sẽ tăng mạnh do sự suy yếu của đồng USD, lạm phát kéo dài và các bất ổn địa chính trị. Việc tăng cường dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương và nhu cầu trú ẩn an toàn của nhà đầu tư cũng là những yếu tố quan trọng góp phần dự đoán giá vàng đến năm 2030.

Dự đoán giá vàng trong 5 năm tới có thể sẽ tăng lên mức $2,500 - $3,000/ounce.

Chuyên gia/Nhà phân tích

Dự đoán giá vàng trong 5 năm tới

Wahyu Laksono

$2,550 - $3,000/oz

Lukman Leong

$3,000/oz

Ibrahim Assuaibi

$2,200/oz

ING

$2,240 (2026)

Fitch Ratings

$1,600 - 1,700

Chuyên gia dự đoán giá vàng trong dài hạn

Dự đoán giá vàng của Fitch Ratings cho thấy kim loại quý sẽ được giao dịch thấp hơn ở mức 1,700 USD/oz vào năm 2026, tiếp tục quỹ đạo đi xuống vào năm 2027, giao dịch ở mức 1.600 USD/oz. Tổ chức này không đưa ra dự đoán giá vàng cho năm 2030. Tuy nhiên, họ ước tính giá vàng có thể sẽ giảm xuống mức 1.500 USD/oz.

Ở lập trường đối lập, Traderindo’s Laksono vẫn giữ quan điểm dự đoán giá vàng có thể giao dịch ở mức từ 2,550 USD đến 3,000 USD/oz. Chuyên gia cho biết:

“Nhiều điều có thể xảy ra trong 5 năm tới, bao gồm cả khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, lạc quan về giá vàng là hợp lý”.

Lukman Leong chia sẻ rằng, triển vọng giá vàng lạc quan của Laksono trong 5 năm tới và dự đoán rằng mức giá vàng 3.000 USD có thể đạt được trong thời gian tới:

“Các yếu tố ngắn hạn, chẳng hạn như tình trạng phi đô la hóa, những lo ngại về địa chính trị và nhu cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục trong dài hạn”.

Theo nhà phân tích Ariston Tjendra : “Giá vàng có thể duy trì ở mức cao hoặc quay trở lại mức trung bình. Tuy nhiên, tình hình địa chính trị vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại trong thời kỳ hậu đại dịch Covid. Một số quốc gia đang vật lộn với nợ nần và lạm phát. Chừng nào lạm phát vẫn còn là thách thức đối với các quốc gia thì giá vàng sẽ tiếp tục tăng.”

Dự đoán giá vàng trong nước đến năm 2030

Dự đoán giá vàng trong nước tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo xu hướng giá vàng thế giới trong các giai đoạn tương ứng.

Giai đoạn

Nửa cuối năm 2024

2024 - 2025

2026 - 2030

Dự đoán giá vàng

72 - 80 triệu VND/lượng

66 - 77 triệu VND/lượng

85 - 105 triệu VND/lượng

Gia tăng giá vàng thế giới do bất ổn kinh tế toàn cầu và lạm phát cao sẽ kéo theo giá vàng trong nước tăng. Việc tăng cường chính sách tiền tệ nới lỏng và nhu cầu vàng làm tài sản an toàn tại Việt Nam cũng góp phần đẩy giá vàng trong nước lên cao.

3. Nên đầu tư vàng thời điểm nào? Chiến lược đầu tư vàng đến năm 2030

Dựa trên các dự đoán giá vàng đến năm 2030, nhà đầu tư có thể cân nhắc các thời điểm và chiến lược đầu tư khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Dự đoán giá vàng đến năm 2030: Tăng tốc hay lao dốc?

Giai đoạn nửa cuối năm 2024:

Dự đoán giá vàng thế giới: $2,175 - $2,400/ounce

Dự đoán giá vàng trong nước tại Việt Nam: 72 - 80 triệu VND/lượng

Chiến lược đầu tư: Nếu bạn đang tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, hãy cân nhắc đầu tư vào vàng ngay bây giờ, trước khi các sự kiện kinh tế và địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên cao hơn.

Giá vàng dự kiến sẽ tăng do bất ổn kinh tế toàn cầu và các chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương. Việc đầu tư vào thời điểm này có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn khi giá vàng tăng lên mức dự đoán.

Giai đoạn 2024 - 2025

Dự đoán giá vàng thế giới: $1,970 - $2,300/ounce

Dự đoán giá vàng trong nước tại Việt Nam: 66 - 77 triệu VND/lượng

Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư có thể tận dụng biến động giá vàng trong giai đoạn này để giao dịch ngắn hạn hoặc đầu tư trung hạn. Nếu giá vàng giảm vào những thời điểm nhất định, đó có thể là cơ hội mua vào.

Nhà đầu tư có thể tận dụng các biến động ngắn hạn của giá vàng để thu lợi nhuận. Giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ có nhiều cơ hội giao dịch ngắn hạn khi giá vàng dao động.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định điểm mua và bán, theo dõi sát sao các quyết định của Fed và tình hình kinh tế toàn cầu để điều chỉnh chiến lược giao dịch.

Giai đoạn 2026 - 2030

Dự đoán giá vàng thế giới: $2,500 - $3,000/ounce

Dự đoán giá vàng trong nước tại Việt Nam: 85 - 105 triệu VND/lượng

Chiến lược đầu tư: Đầu tư dài hạn vào vàng là lựa chọn hợp lý, đặc biệt là khi dự đoán giá vàng có thể tăng mạnh lên đến $3,000/ounce vào năm 2030.

Giữ vàng trong dài hạn giúp bảo vệ tài sản khỏi lạm phát và biến động thị trường tài chính. Dự đoán cho thấy giá vàng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2026 - 2030, tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư dài hạn.

Mua vàng khi giá thấp và giữ trong 5-10 năm. Hãy theo dõi các chỉ số kinh tế và các sự kiện địa chính trị để xác định thời điểm mua vào hợp lý!

Có thể thấy, dự đoán giá vàng đến năm 2030 cho thấy nhiều cơ hội đầu tư, từ ngắn hạn đến dài hạn. Nhà đầu tư cần linh hoạt trong chiến lược đầu tư, theo dõi sát sao các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng và tận dụng các cơ hội thị trường để tối ưu hóa lợi nhuận.

4. Lịch sử biến động giá vàng 30 năm qua (1994 - 2024)

Cùng theo dõi bức tranh tổng thể về biến động giá vàng trong 30 năm qua những cột mốc mà ONUS đã tổng hợp dưới đây nhé:

Lịch sử giá vàng thế giới (1994 - 2024)

Cập nhật giá vàng thế giới hôm nay 14/08/2024

Giai đoạn

Giá vàng

Sự kiện tác động

1994 - 2000

Cao nhất: $396/ounce (1996)

Thấp nhất: $252/ounce (1999)

Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính Nga năm 1998 đã ảnh hưởng mạnh đến giá vàng. Cuối thập kỷ 90, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ cũng làm giảm nhu cầu đầu tư vào vàng.

2001 - 2008

Cao nhất: $1,011/ounce (2008)

Thấp nhất: $271/ounce (2001)

Khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2001, chiến tranh Iraq năm 2003 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 làm tăng nhu cầu trú ẩn an toàn, đẩy giá vàng lên cao.

2009 - 2012

Cao nhất: $1,895/ounce (2011)

Thấp nhất: $810/ounce (2009)

Hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương và khủng hoảng nợ công châu Âu (2010-2012) đã làm giá vàng tăng mạnh.

2013 - 2019

Cao nhất: $1,557/ounce (2019)

Thấp nhất: $1,049/ounce (2015)

Chương trình thắt chặt tiền tệ của Fed, Brexit (2016) và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (2018 - 2019)đã ảnh hưởng đến giá vàng trong giai đoạn này.

2019 - 2024

Cao nhất: $2,479/ounce (2024)

Thấp nhất: $1,465/ounce (2019)

Đại dịch COVID-19 (2020), chính sách kích thích kinh tế toàn cầu, xung đột Nga-Ukraine (2022) và lạm phát toàn cầu (2022-2024) đã tác động mạnh đến giá vàng.

Lịch sử giá vàng trong nước

Tra cứu giá vàng trong nước hôm nay tại 63 tỉnh thành ngày 14/08/2024

Giai đoạn

Giá vàng

Sự kiện tác động

1994 - 2000

Cao nhất: 5 triệu VND/lượng

Thấp nhất: 3 triệu VND/lượng

Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Chính sách tiền tệ và cải cách kinh tế trong thời kỳ đổi mới cũng tác động đến giá vàng.

2001 - 2008

Cao nhất: 19 triệu VND/lượng (2008)

Thấp nhất: 6 triệu VND/lượng (2001)

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, cùng với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 đã làm tăng nhu cầu vàng trong nước, đẩy giá vàng tăng tao.

2009 - 2012

Cao nhất: 48 triệu VND/lượng (2011)

Thấp nhất: 17 triệu VND/lượng (2009)

Hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách tiền tệ nới lỏng và tăng trưởng đầu tư vào vàng và bất động sản tại Việt Nam.

2013 - 2019

Cao nhất: 42 triệu VND/lượng (2013)

Thấp nhất: 33 triệu VND/lượng (2015)

Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cùng với các biện pháp kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường vàng.

2019 - 2024

Cao nhất: 92 triệu VND/lượng (2024)

Thấp nhất: 40 triệu VND/lượng (2019)

Đại dịch COVID-19 đã làm tăng nhu cầu vàng như một tài sản trú ẩn an toàn. Xung đột Nga-Ukraine và lạm phát toàn cầu cũng góp phần đẩy giá vàng lên cao, cùng với các biện pháp kích thích kinh tế của các chính phủ.

Chênh lệch giá vàng trong nước hôm nay và giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước hôm nay 14/08/2024 bằng VND đang được giao dịch như sau:

Giá vàng trong nước hôm nay

Giá vàng thế giới hôm nay

80,030,000 VND/lượng

75,159,011.65 VND/lượng

Vậy điều gì đã tạo nên sự chênh lệch giá vàng này?

Dự đoán giá vàng đến năm 2030: Tăng tốc hay lao dốc?

Khám phá bài viết Vì sao giá vàng Việt Nam cao hơn thế giới để giải mã nguyên nhân của sự chênh lệch giá vàng.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng giúp nhà đầu tư và các tổ chức tài chính đưa ra quyết định đầu tư thông minh và quản lý rủi ro hiệu quả. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến giá vàng:

Tình hình kinh tế toàn cầu: Lạm phát, suy thoái và tăng trưởng kinh tế.

Lạm phát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng. Khi lạm phát tăng, giá trị tiền tệ giảm, khiến vàng trở thành tài sản trú ẩn an toàn, giúp bảo vệ giá trị tài sản. Do đó, nhu cầu vàng tăng lên và kéo theo giá vàng tăng. Ví dụ, giai đoạn 1970-1980, khi lạm phát ở Mỹ tăng mạnh, giá vàng cũng tăng lên mức cao kỷ lục.

Trong các thời kỳ suy thoái kinh tế, nhà đầu tư thường chuyển sang vàng như một phương tiện lưu trữ giá trị an toàn. Sự không chắc chắn và biến động của các thị trường tài chính khiến nhu cầu vàng tăng, đẩy giá vàng lên cao. Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là minh chứng rõ ràng cho xu hướng này .

Ngược lại, khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ, nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các tài sản sinh lời cao hơn như cổ phiếu và bất động sản, làm giảm nhu cầu vàng và kéo giá vàng giảm xuống .

Chính sách tiền tệ: Quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ.

Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Khi lãi suất tăng, việc giữ vàng trở nên kém hấp dẫn hơn vì vàng không tạo ra lãi suất. Ngược lại, khi lãi suất giảm, vàng trở nên hấp dẫn hơn như một tài sản lưu trữ giá trị. Chính sách lãi suất của Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) thường có tác động lớn đến giá vàng .

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ như QE (Quantitative Easing - Chính sách nới lỏng định lượng) thường làm tăng giá vàng do tăng cung tiền và kỳ vọng lạm phát tăng cao. Ví dụ, các gói QE của Fed sau khủng hoảng tài chính 2008 đã đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục vào năm 2011.

Nhu cầu thị trường: Nhu cầu đầu tư và tiêu dùng vàng.

Nhu cầu đầu tư vào vàng của các quỹ ETF, ngân hàng trung ương, và các nhà đầu tư cá nhân có tác động lớn đến giá vàng. Khi nhu cầu đầu tư tăng, giá vàng cũng tăng theo. Các quỹ ETF vàng như SPDR Gold Trust đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giá vàng trong những năm gần đây.

Vàng cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp trang sức và công nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng vàng từ các thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc có thể tác động mạnh đến giá vàng toàn cầu.

Tình hình địa chính trị: Xung đột, chiến tranh và sự ổn định chính trị.

Các xung đột và chiến tranh làm tăng sự không chắc chắn và biến động trên thị trường tài chính, khiến vàng trở thành tài sản trú ẩn an toàn. Ví dụ, xung đột Nga-Ukraine năm 2022 đã làm tăng giá vàng do lo ngại về an ninh toàn cầu .

Sự ổn định hoặc bất ổn chính trị ở các quốc gia sản xuất vàng lớn cũng ảnh hưởng đến nguồn cung vàng và do đó ảnh hưởng đến giá vàng. Ví dụ, các cuộc đình công và bất ổn chính trị ở Nam Phi, một trong những nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, có thể làm giảm nguồn cung vàng và đẩy giá lên cao .

Công nghệ và khai thác vàng: Công nghệ khai thác và phát hiện nguồn vàng mới.

Tiến bộ công nghệ trong khai thác vàng có thể làm giảm chi phí sản xuất và tăng cung vàng, làm giảm giá vàng. Ngược lại, nếu công nghệ không phát triển hoặc nguồn vàng mới không được tìm thấy, giá vàng có thể tăng do nguồn cung hạn chế .

Việc phát hiện các mỏ vàng mới hoặc các khu vực khai thác mới có thể tăng cung vàng và ảnh hưởng đến giá vàng. Các khám phá mỏ vàng lớn có thể làm giảm giá vàng trong ngắn hạn do dự đoán nguồn cung tăng .

Tổng kết

Dự đoán giá vàng từ nay đến Tết năm 2024 dao động từ $2,175 đến $2,400/ounce do bất ổn kinh tế và địa chính trị. Dự đoán giá vàng trong 2 năm tới (2024-2025) dao động từ $1,970 đến $2,300/ounce chủ yếu do chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế toàn cầu. Dự đoán giá vàng trong 5 năm tới có thể tăng mạnh từ $2,500 đến $7,000/ounce do lạm phát kéo dài và sự suy yếu của đồng USD.

Link nội dung: https://tree.edu.vn/du-doan-gia-vang-den-nam-2030-tang-toc-hay-lao-doc-a13206.html