NAV là gì? Công thức tính và những vấn đề cần lưu ý

Thị trường chứng khoán vẫn luôn là kênh đầu tư sinh lời hiệu quả nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Chính vì thế đòi hỏi nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ các thuật ngữ, công thức cùng những chỉ số tài chính quan trọng để có thể đánh giá và thiết lập chiến lược giao dịch phù hợp. Trong đó, NAV là một chỉ số tương đối quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua để đánh giá giá trị tài sản cổ phiếu và trái phiếu. Vậy, NAV là gì? Công tính tính như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

NAV là gì? Công thức tính và những vấn đề cần lưu ý

Chỉ số NAV là gì?

NAV (Net Asset Value) hay giá trị tài sản ròng đây là chỉ số thể hiện giá trị ròng của một cổ phiếu và thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư.

Với chỉ số này, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác nhận được giá trị thuần của tài sản công ty và của các cổ đông. Từ đó, đánh giá được bản chất thật bên trong công ty có tương xứng với những gì thể hiện bên ngoài hay không.

NAV bao gồm một số thành phần:

Vốn điều lệ (phần góp vốn của các cổ đông trong công ty),

Vốn đến từ từ lợi nhuận của doanh nghiệp giữ lại

Vốn được tạo ra từ việc phát hành cổ phiếu.

Lưu ý, trường hợp một công ty dù có bề ngoài lớn, nguồn vốn đồ sộ nhưng lại chủ yếu đến từ nguồn vốn vay thì nhà đầu tư nên cân nhắc lại xem lựa chọn hay không. Nhà đầu tư cần phải dựa vào chỉ số NAV để đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của doanh nghiệp để hạn chế rủi ro.

Chỉ số NAV và giá cổ phiếu khác nhau ở điểm nào?

Net Asset Value (NAV) và giá của cổ phiếu là hai chỉ số khá quan trọng để đánh giá giá trị của cổ phiếu hay của quỹ đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nắm được sự khác biệt giữa hai chỉ số này.

Công thức tính chỉ số NAV:

Để tính được chỉ số NAV thì cũng khá đơn giản. Ta dùng tổng giá trị vốn chủ sở hữu (bao gồm tổng tài sản sau đó trừ nợ) và chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Nhà đầu tư sẽ dùng chỉ số này để đánh giá bản chất tài sản của một công ty.

NAV = (Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ) / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ, trường hợp một công ty có tổng giá trị tài sản hiện là 1000 tỷ đồng và tổng nợ là 300 tỷ đồng, và công ty có 1 trăm triệu cổ phiếu đang lưu hành, thì NAV của công ty lúc này sẽ là (1000 tỷ đồng - 300 tỷ đồng) / 100 triệu = 7000 đồng/cổ phiếu

NAV là một tham số quan trọng mà ta có thể dựa vào đó để đánh giá giá trị của một cổ phiếu hay của một quỹ đầu tư nào đó, và có thể sử dụng nó để so sánh giá trị của các cổ phiếu hoặc giữa các quỹ đầu tư với nhau. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng NAV chỉ là một trong rất nhiều tham số trong quá trình đánh giá giá trị của một cổ phiếu hoặc quỹ cho nên để chắc chắn hãy kết hợp với một số chỉ số khác.

Xem lại:

Chỉ số NAV tác động như thế nào tới lựa chọn quỹ đầu tư

Thị trường chứng khoán ngày càng diễn biến phức tạp nhiều nhà đầu tư mới lựa chọn hình thức mua chứng chỉ quỹ mở thay vì tự đầu tư để giảm thiểu được rủi ro, mà vẫn gia tăng được lợi nhuận. NAV sẽ là chỉ số rất cần thiết để nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn được quỹ đầu tư phù hợp.

Một số tác động từ chỉ số NAV lên tâm lý nhà đầu tư có thể kể đến như:

Giá chứng chỉ quỹ chỉ là một phần nhỏ và nó không phải là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư dựa vào đó quyết định đầu tư quỹ nào, mà dựa trên kết quả hoạt động của quỹ mang lại. Nhà đầu tư lựa chọn quỹ cần lưu ý thêm đến một số yếu tố như: Chiến lược đầu tư của quỹ, cách phân phổ tài sản và phí quản lý…

Khi sử dụng NAV (Net Asset Value), nhà đầu tư cần lưu ý các vấn đề sau:

NAV chỉ là giá trị ước lượng: NAV là một giá trị ước lượng của tài sản của một quỹ đầu tư, nó không phải là giá bán hoặc mua của cổ phiếu hoặc quỹ.

Thời gian cập nhật: NAV thường được cập nhật một lần mỗi ngày, nhưng có thể có sự chậm trễ hoặc cập nhật thức tế hơn.

Giá trị của quỹ có thể thay đổi: Giá trị của quỹ có thể thay đổi theo tình hình thị trường và hoạt động mua bán của quỹ.

Các khoản phí: Nhà đầu tư nên xem xét các khoản phí liên quan đến quỹ, chẳng hạn như khoản phí quản lý và khoản phí truy cập, trước khi quyết định đầu tư.

Dựa vào nhiều nguồn thông tin: Nhà đầu tư nên tìm hiểu về quỹ và các chỉ số liên quan đến quỹ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trước khi quyết định đầu tư.

NAV là gì? Công thức tính và những vấn đề cần lưu ý

Phân tích các chỉ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Trên đây Vietcap đã cùng bạn tìm hiểu về một kiến thức tài chính mới NAV là gì? Công thức tính như thế nào? Với chỉ số NAV sẽ là yếu tố giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu của công ty dựa theo giá trị thực của công ty. Chúc các bạn thành công!

Powered by Froala Editor

Link nội dung: https://tree.edu.vn/nav-la-gi-cong-thuc-tinh-va-nhung-van-de-can-luu-y-a13141.html