Cách quy đổi Euro sang tiền Việt Nam Đồng như thế nào?

1. Cách quy đổi Euro sang tiền Việt Nam Đồng

Ví dụ: Hiện tại tỉ giá 1 Euro = 24.790 Việt Nam Đồng; khi đó, muốn quy đổi Euro sang Việt Nam Đồng thì lấy số tiền Euro cần quy đổi nhân (x) với 24.790. Giả sử 1.000 Euro bằng 24.790.000 Việt Nam Đồng (1.000 x 24.790).

Ở trên là cách quy đổi Euro sang tiền Việt Nam Đồng, còn trường hợp quy đổi Việt Nam Đồng sang tiền Euro thì lấy số tiền Việt Nam Đồng cần quy đổi chia (:) cho 24.790. Giả sử 25.000.000 Việt Nam Đồng bằng 1.008,47 Euro (25.000.000 : 24.790).

new.gif Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

Cách quy đổi Euro sang tiền Việt Nam Đồng như thế nào?

Cách quy đổi Euro sang tiền Việt Nam Đồng

2. Một số thông tin tham khảo thêm về tỉ giá Euro hiện nay

2.1. Tỉ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tỉ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố), ngày 24/11/2023, 1 Euro mua vào với giá 24.790 Việt Nam Đồng và bán ra với giá 27.400 Việt Nam Đồng.

2.2. Tỉ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với Euro để xác định trị giá tính thuế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tỉ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Euro áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2023 đến 29/11/2023 là 1 Euro = 26.027,48 Việt Nam Đồng.

Điều 10. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 11. Tái cấp vốn - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

b) Chiết khấu giấy tờ có giá;

c) Các hình thức tái cấp vốn khác.

Điều 12. Lãi suất - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Điều 13. Tỷ giá hối đoái - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Điều 14. Dự trữ bắt buộc - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

1. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Link nội dung: https://tree.edu.vn/cach-quy-doi-euro-sang-tien-viet-nam-dong-nhu-the-nao-a12985.html