Theo đó, đồng yên được giao dịch ở mức 145,43 yen/1 USD, tăng 0,8% và đang tiến gần đến mức đỉnh điểm vào giữa tháng 1. Đồng euro ổn định ở mức 1,091 USD, trong khi chỉ số đồng tiền Mỹ gần như không đổi ở mức 103,17.
Chỉ trong hơn 3 tuần, đồng yên Nhật cũng đã tăng 10% giá trị so với đồng USD, một phần là do Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) gần đây đã tăng lãi suất lên 0,25% và có kế hoạch giảm một nửa lượng trái phiếu mua hằng tháng trong vài năm tới.
Ông Masafumi Yamamoto, chiến lược gia tiền tệ trưởng tại Mizuho Securities, nhận xét rằng kỳ vọng của thị trường về việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 có thể là hơi nhiều. Ông lưu ý rằng mặc dù nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại, nhưng không đến mức như dự đoán. Theo ông, động lực trong ngắn hạn có thể duy trì đợt bán tháo, với dự đoán rằng đồng yen sẽ tăng giá.
Ảnh minh họa: VneconomyTuần trước, Chính phủ Mỹ công bố dữ liệu cho thấy thị trường lao động yếu kém của nước này đã làm dấy lên nỗi lo về suy thoái kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn, dẫn đến đợt bán tháo toàn cầu đối với cổ phiếu, dầu mỏ và các loại tiền tệ có lợi suất cao khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn của tiền mặt. Xu hướng này tiếp tục diễn ra vào đầu tuần, với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục giảm, cùng với các chỉ số chứng khoán giảm và các loại tiền tệ có ít biến động hơn một chút nhưng giảm so với đồng USD và đồng yên Nhật.
Lợi suất trái phiếu kho bạc đã giảm mạnh vào tuần trước sau quyết định của Fed duy trì lãi suất chính sách ở mức 5,25%-5,50% và để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất trong tương lai. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt đã dẫn đến kỳ vọng sâu sắc hơn về việc cắt giảm lãi suất, với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm gần 40 điểm cơ bản, xuống còn 3,79% - mức giảm hằng tuần lớn nhất kể từ tháng 3-2020.
Theo CME FedWatch, hợp đồng tương lai quỹ Fed hiện cho thấy khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 9 là hơn 70%, với các đợt cắt giảm tiếp theo dự kiến vào cuối năm và đến năm 2025.
Động thái này đã khiến cho thị trường chứng khoán trải qua một đợt suy thoái đáng kể vào tuần trước, với Nasdaq Composite thiên về công nghệ ghi nhận mức điều chỉnh 10% so với mức cao kỷ lục hồi đầu năm 2022. Các cổ phiếu ở châu Âu và châu Á cũng lao dốc, trong đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã giảm hơn 6%, chỉ trong 15 phút đầu tiên của phiên giao dịch ngày 5-8. Chỉ số Topix đã giảm tương đương 7,03%.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/dong-yen-nhat-tang-len-muc-cao-nhat-trong-7-thang-a12955.html