Chỉ số LDR - Cách tính LDR ngân hàng chính xác

Tỷ lệ LDR dùng để đo lường rủi ro thanh khoản và độ tín nhiệm của ngân hàng. Chỉ số này được Pháp luật quy định cụ thể nhằm kiểm soát tín dụng tăng trưởng quá nóng.

1. Chỉ số LDR là gì?

Chỉ số LDR viết tắt tiếng Anh là Loan to Deposit là tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy khả năng sinh lời cao hay thấp và mức độ tín nhiệm của ngân hàng.

Tỷ lệ LDR cao nghĩa là bất cứ lúc nào ngân hàng cũng có tiền để cho vay hoặc chi trả khi khách hàng rút tiền. Khi chỉ số LDR tăng cao phản ánh mức độ tin cậy của ngân hàng lớn, giảm nguy cơ khách hàng rút tiền đột ngột, dẫn đến ngân hàng bị sụp đổ.

Chỉ số LDR - Cách tính LDR ngân hàng chính xác

Chỉ số LDR trong ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm cao hay thấp

2. Vai trò của chỉ số LDR

Chỉ số LDR được dùng để đo lường rủi ro thanh khoản và được tính bằng tổng cho vay chia cho tổng huy động. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ số tiền ngân hàng cho vay ra nhiều hơn so với nguồn vốn huy động được. Vì thế nếu ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản thì lại càng khó huy động được những nguồn vốn rẻ từ đó khiến thanh khoản càng giảm.

Ngược lại, hệ số LDR thấp chứng tỏ ngân hàng cho vay ít hơn so với nguồn vốn huy động được hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá… thấp hơn các khoản huy động, giúp tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Chỉ số LDR ít được coi trọng vì hầu hết ngân hàng chỉ cho vay một tỷ lệ nhất định; phần còn lại dành cho đầu tư trên thị trường vốn, mua bán trái phiếu chính phủ hay các giấy tờ có giá khác.

Ở các nước khác, chỉ số CAR (chỉ số an toàn vốn tối thiểu) quan trọng hơn. Còn ở Việt Nam, LDR là một trong hai chỉ số đo độ thanh khoản quan trọng do cấp tín dụng dễ dãi trong nhiều năm khiến cho tín dụng tăng trưởng quá nóng, cho vay đảo nợ, cho vay sân sau, cho vay nợ xấu, không thu hồi được nợ cũ mà huy động thêm cho vay mới.

Chỉ số LDR - Cách tính LDR ngân hàng chính xác

Chỉ số LDR cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng

3. LDR bao nhiêu là tốt nhất?

Theo lý thuyết, LDR nằm trong khoảng từ 0 - 100% nhưng chỉ số này có thể tăng lên hơn 100% vì số vốn cho vay khách hàng có lúc vượt cả mức huy động vốn.

LDR ngân hàng cao chứng tỏ số tiền mà ngân hàng cho vay cao hơn cả mức huy động vốn dẫn đến nhiều rủi ro. Đối với các ngân hàng thương mại thì đây không phải dấu hiệu tốt.

LDR thấp nghĩa là vốn ngân hàng huy động được khá nhiều nhưng cho vay ra lại ít cho thấy chất lượng dịch vụ tín dụng kém.

Theo các chuyên gia kinh tế mức độ an toàn của LDR nên dừng lại ở 80% hoặc 90 %. Trước năm 2011, có gần 10 ngân hàng trong diện bắt buộc tái cơ cấu do bị mất thanh khoản, trong đó có thanh khoản kỳ hạn mà đến nay chưa giải quyết triệt để hậu quả để lại. Thông tư 36 quy định về tỷ lệ LDR đối với các ngân hàng như sau:

Chỉ số LDR - Cách tính LDR ngân hàng chính xác

Tỷ lệ LDR được quy định cụ thể trong Thông tư 22

- Ngân hàng thương mại nhà nước: LDR = 90%

- Ngân hàng hợp tác xã: 80%

- Ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài: 80%

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 90%

Theo Thông tư 22 quy định: “Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tối đa 85%”.

Các ngân hàng rất ít khi công bố chỉ số này, giới phân tích và quan sát muốn tính LDR của các ngân hàng đã niêm yết phải dựa vào số liệu huy đồng/cho vay dựa trên báo cáo tài chính, bởi vậy chỉ số này chỉ là ước tính, khó có thể chính xác bởi vẫn có một số khoản được loại trừ như: Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, chống bão lụt, thiên tai dịch bệnh…

Kể từ giai đoạn bắt đầu tái cơ cấu (2013), hầu hết các ngân hàng đều duy trì chỉ số LDR ở mức tiệm cân 100%, rất ít ngân hàng ở mức 85% như Agribank.

Chỉ số LDR - Cách tính LDR ngân hàng chính xác

Chỉ số LDR của các ngân hàng trong quý I năm 2021

Trong quý 1/2021 có 2 ngân hàng có chỉ số LDR giảm và 14 ngân hàng tăng. Nổi bật nhất có MSB tăng từ 90,66% lên 97,47%, VPBank từ 124,58% lên 129,58%.

Thực tế, chỉ số LDR duy trì từ 80% đến 85% là tốt nhất để ngân hàng tạo ra lợi nhuận mà vẫn kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhưng số liệu cho thấy các ngân hàng đang cho vay nhiều hơn vốn huy động và có xu hướng tăng, rủi ro thanh khoản cao.

Tính đến 30/06/2022, có 22/27 ngân hàng tăng tỷ lệ LDR so với đầu năm, với mức bình quân 5.2%. Trong đó, KLB tăng cao nhất với mức 13.78%, tiếp theo là TCB (+9.47%) và SeABank (SSB, +8.2%)…

Chỉ số LDR - Cách tính LDR ngân hàng chính xác

Tỷ lệ LDR tại các ngân hàng tính đến tháng 6/2022

Tính đến 30/06/2022, có 20/27 ngân hàng có tỷ lệ LDR trên 85% và 4 ngân hàng nằm trong khoảng 80-85% (STB, VAB, BAB, MBB và NAB). 3 ngân hàng có LDR dưới 80% gồm TPB (79%), VBB (68%) và NVB (67%).

Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời càng cao đi kèm rủi ro thanh khoản cao. Nếu tỷ lệ LDR tiệm cận đến 100% hoặc lớn hơn 100% nghĩa là ngân hàng đang cho vay quá nhiều, vượt nguồn huy động. Ghi nhận trên toàn hệ thống, 3 ngân hàng đưa tỷ lệ LDR lên trên 100% là TCB (108%), SSB (105.85%) và VPB (102%).

4. Công thức tính LDR trong ngân hàng

Chỉ số LDR - Cách tính LDR ngân hàng chính xác

Cách tính chỉ số LDR ngân hàng

Để tính chỉ số LDR có thể áp dụng công thức sau:

LDR = (Vốn cho vay khách hàng vay/Vốn huy động)*100%

Trong đó:

Công thức tính tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng như sau:

Vốn huy động = Tiền gửi khách hàng - tiền gửi vốn chuyên dùng - Tiền gửi ký quỹ + Giấy tờ có giá

Vốn cho vay (vốn tín dụng) bằng tổng số tiền cho vay, tiền cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu các loại giấy tờ có giá…

Hy vọng những thông tin được TOPI chia sẻ có thể giúp các bạn nắm được cách tính LDR ngân hàng chính xác, từ đó biết được ngân hàng nào đang có tín nhiệm cao, đầu tư hiệu quả nhất.

Link nội dung: https://tree.edu.vn/chi-so-ldr-cach-tinh-ldr-ngan-hang-chinh-xac-a12846.html