All in là gì? Những rủi ro khi All in trong đầu tư chứng khoán

Khi tham gia đầu tư chứng khoán, các chuyên gia thường khuyên các trader chia nhỏ danh mục đầu tư ra để hạn chế rủi ro. Tuy vậy, rất nhiều người mạo hiểm làm điều ngược lại, chọn chiến lược All-in đánh nhanh thắng nhanh. Vậy All-in là gì, có lợi hay hại?

1. All in là gì?

All in (tên gọi khác: tất tay) là một chiến lược đầu tư tập trung cao độ, nhà đầu tư chỉ mua duy nhất một mã cổ phiếu hoặc chứng khoán vào một thời điểm nào đó.

Nhiều người tin vào triết lý, càng nhiều lựa chọn thì càng dễ mắc sai, có nghĩa là không đa dạng hóa danh mục đầu tư mà chỉ chọn một danh mục duy nhất. Nguyên tắc của họ là “bỏ hết trứng vào một rổ” rồi theo dõi thật cẩn thận, sát sao.

All in là gì? Những rủi ro khi All in trong đầu tư chứng khoán

Chiến lược all in trong đầu tư chứng khoán

Một bài học xương máu của một nhà đầu tư lựa chọn chiến lược All-in:

Thời điểm tháng 06/ 2017, thông qua giới thiệu của đồng nghiệp, biết đến cổ phiếu HSG. Khi ấy cổ phiếu HSG có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh: Công ty phát hành có doanh thu và lợi nhuận tăng liên tục theo các năm. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty được Chính phủ bảo hộ và hưởng lợi khá nhiều từ chính sách của Nhà nước. Biên lợi nhuận gộp lên đến 20%, giá cả vô cùng cạnh tranh với cả hàng hóa nhập khẩu.

Các công ty chứng khoán liên tục khuyết nghị giá mục tiêu tăng 20%, 30%. A đã quyết định All in vào cổ phiếu HSG. Sau 1 tuần, cổ phiếu tăng đúng như dự đoán nên A vẫn tiếp tục tự tin nắm giữ.

Nhưng bất ngờ cuối tháng 7, công ty phát hành báo cáo lợi nhuận giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoài (-50%). Khi đọc báo cáo tài chính, A phát hiện ra rằng, biên lợi nhuận gộp giảm xuống chỉ còn 16% nhưng sản lượng và doanh thu lại tăng mạnh. Theo lý thì biên lợi nhuận gộp phải tăng sao lại giảm. Nợ vay ngân hàng cũng chạm ngưỡng báo động, gấp 2 lần vốn chủ sở hữu.

Tìm hiểu sâu hơn A biết được, chi phí của công ty đã tăng rất nhiều từ đầu năm 2016, khi công ty có sự thay đổi chiến lược kinh doanh từ mô hình B2B sang B2C, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng thêm sức ép. Đồng thời hàng tồn kho cũng tăng cao. Khả năng lỗ kép trong thời gian tới là rất lớn.

A đã quyết định bán hết cổ phiếu HSG với mức giá sàn tại thời điểm bán nhưng chỉ thế thôi cũng đủ thổi bay hết 1 nửa số tiền có trong tài khoản của A.

2. Đặc điểm All in trong đầu tư chứng khoán

Nếu đúng thời điểm thì chiến lược này có thể giúp nhà đầu tư thắng lớn với mức lợi nhuận khổng lồ. Đầu tư All in đòi hỏi năng lực lựa chọn cổ phiếu ở tầm xuất sắc. Khi vào lệnh thì sẽ dùng hết số vốn có trong tài khoản để đầu tư vào duy nhất cổ phiếu đó thôi. Nếu chọn đúng hướng thì khi thị trường chỉ mới lên vài chục điểm cũng đã giúp tài khoản của bạn lên khoảng 10% - 15%.

All in là gì? Những rủi ro khi All in trong đầu tư chứng khoán

All in chứng khoán là một trong những chiến lược được nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm sử dụng

3. Những rủi ro khi All in chứng khoán

Việc all in chứng khoán mang lại khá nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư mới thì việc all in chứng khoán là không nên.

Việc all in sẽ khiến nhà đầu tư dễ bị rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc mất trắng nếu lựa chọn sai cổ phiếu, sai thời điểm. All in chỉ có thắng hoặc thua “được ăn cả” hoặc “ngã về không”.

All in là gì? Những rủi ro khi All in trong đầu tư chứng khoán

All in cổ phiếu mang nhiều rủi ro và nó không phù hợp với nhà đầu tư F0

Xem thêm: Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả mà nhà đầu tư nên biết

4. Những lưu ý khi All in chứng khoán

Muốn theo chiến lược All in, phải là những nhà đầu tư tràn đầy kinh nghiệm “chinh chiến” trên thị trường chứng khoán nhiều năm mới có đủ kỹ năng, kiến thức cũng như tầm nhìn để xác định được chứng khoán tiềm năng trên thị trường. Ngoài ra, họ còn có tâm lý cực kỳ vững vàng trước những biến cố và mức độ chịu đựng rủi ro cũng nằm ở mốc cực cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào thành công cũng mỉm cười với họ.

“Không được để mất tiền” đây là yếu tố then chốt sử dụng All-in. Vấn đề quản trị rủi ro cực kỳ quan trọng khi bạn lựa chọn phong cách đầu tư này. Trader phải luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án cho tình huống xấu nhất có thể, lúc đó bạn phải làm gì để có thể bảo toàn được vốn của mình. Với một danh mục đầu tư, ban đầu có thể thị trường chưa đánh giá đúng về cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ, lúc ấy bạn có thể chờ nó đánh giá lại, nhưng nếu đã hết tiền thì chờ cũng chẳng còn tác dụng hay ý nghĩa gì nữa.

All in là gì? Những rủi ro khi All in trong đầu tư chứng khoán

Kinh nghiệm all in chứng khoán mà bạn nên biết

Nhà đầu tư cần phải biết điểm dừng, biết lúc nào nên cắt lỗ, chốt lời để dò đáy. Việc chìm đắm trong thua lỗ mà không rút ra sẽ khiến nhà đầu tư tê liệt tư duy, dễ đưa ra các quyết định không tỉnh táo. Lên tới 15% thì nên chốt lời, ăn vừa đủ. Khi giá vượt ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất thì nên cắt lỗ.

Những giai đoạn thị trường đang xuống dốc thì tránh mua cổ phiếu với tỷ trọng lớn. Đối với các danh mục dài hạn thì nên có sự kiên nhẫn chờ đến khi những tín hiệu hồi phục tích cực xuất hiện.

Cổ phiếu mà bạn lựa chọn phải là những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, tiềm năng tăng trưởng mạnh hoặc các cổ phiếu đầu ngành, có xu hướng phục hồi mạnh mẽ hơn cả thị trường chung.

Thị trường chứng khoán sẽ luôn tồn tại những kỳ vọng trái ngược với nhà đầu tư. Có người cho rằng thị trường luôn đúng nhưng người khác lại nhận định lúc nào nó cũng sai. Vậy nên chiến lược nào thì cũng có lỗ hổng, không chính xác tuyệt đối được. Chỉ có thể vừa đi vừa học vừa rút kinh nghiệm về sau mà thôi.

Trên thực tế không có cổ phiếu của ngành nghề nào mà tăng giá suốt. Trader có thể lựa chọn chiến lược All in với điều kiện quản trị tốt rủi ro.

Bất kỳ quyết định nào và thời điểm nào cũng có khả năng đúng hoặc sai, nếu đúng thì ta nên làm gì tiếp theo, còn nếu sai thì phải có kế hoạch dự phòng. Mong rằng những thông tin về all in chứng khoán cũng như những lưu ý khi bạn định all một mã cổ phiếu mà TOPI mang đến ở trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Link nội dung: https://tree.edu.vn/all-in-la-gi-nhung-rui-ro-khi-all-in-trong-dau-tu-chung-khoan-a12513.html