Bạch kim không chỉ là một trang sức thanh lịch, đẳng cấp, có sức lôi cuốn với giới thượng lưu mà còn là nguyên liệu ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp xanh, sản xuất pin nhiên liệu và xe điện.Vậy thì, chúng ta có nên đầu tư vào bạch kim như đầu tư vàng hay không, vì sao? Cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!
Khái miện về bạch kim và những đặc điểm của bạch kim
Bạch kim (Platinum) là một kim loại quý hiểm có ký hiệu hoá học Pt và số nguyên tử 78 trong bảng tuần hoàn, chủ yếu nằm trong lòng đất và phân bố tại khu vực Nam Phi.
Bạch kim được khai thác chủ yếu từ mỏ nickel và đồng, với các quốc gia như Nga, Nam Phi và Zimbabwe là những nhà sản xuất chủ chốt.
Sản lượng toàn cầu của bạch kim thường thấp hơn so với các kim loại quý khác như vàng và bạc, cho nên bạch kim mới càng quý.
Giá bạch kim trên thị trường hôm nay
Giá bạch kim thay đổi liên tục và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế toàn cầu, số lượng khai thác, cung cầu thị trường, nhu cầu trong công nghiệp, biến động thị trường kim loại quý… Cập nhật mới nhất, giá bạch kim đang ở mức khoảng 37 triệu - 38 triệu đồng/lượng.
Giá trang sức nhẫn bạch kim có giá dao động từ 7 triệu - 15 triệu đồng/lượng.
Giá trang sức lắc tay bạch kim có giá dao động từ 4 triệu - 50 triệu đồng hoặc có thể cao hơn nữa, tuỳ theo kích cỡ và độ đặc của lắc tay.
Giá trang sức dây chuyền bạch kim nhỏ nhất là 5 triệu đồng, có nhiều mẫu dây chuyền bạch kim lên đến cả trăm triệu đồng.
Giá trang sức bông tai bạch kim chỉ khoảng dưới 1 triệu đồng.
Giá trang sức bộ vòng ximen bạch kim 7 chiếc có giá khoảng 300,000 đồng đến vài triệu đồng.
Đặc điểm chính của bạch kim
Bạch kim là có màu trắng lấp lánh và có độ bóng cao;
Là một trong những kim loại ít phản ứng với các chất khác và có khả năng chống ăn mòn tốt;
Bạch kim ở dạng tinh khiết và không bị oxy hoá ở bất cứ nhiệt độ nào (không phản ứng với nước, không bị ảnh hưởng bởi không khí);
Bạch kim bị ăn mòn bởi halogen, xyanua, lưu huỳnh và dung dịch kiềm ăn da, đồng thời, tan trong nước cường toàn nhưng không hoà tan trong axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl);
Bạch kim có đặc tính mềm dẻo, dễ uốn nên thường được sử dụng làm trang sức cao cấp;
Trong công nghiệp, bạch kim được ứng dụng ở một số lĩnh vực như sản xuất xúc tác, dụng cụ y tế, các sản phẩm điện tử, sản xuất điện thoại di động…;
Trong ngành năng lượng, bạch kim được sử dụng để chế tạo pin nhiên liệu và nhiều ứng dụng trong ngành năng lượng tái tạo và công nghệ xanh;
Bạch kim là một trong những kim loại đắt đỏ nhất thế giới, đơn vị tính của bạch kim cũng là ounce. Ở Việt Nam, bạch kim cũng sử dụng lượng làm đơn vị như vàng.
Bạch kim và vàng trắng đều là các kim loại quý có màu sáng và thường được sử dụng trong làm trang sức cao cấp. Tuy nhiên, có những khác biệt quan trọng giữa chúng:
- Thành phần hóa học:
Bạch kim (Platinum): Là một kim loại hoá học có ký hiệu Pt và số nguyên tử 78. Nó là một trong những kim loại quý hiếm và thường không phản ứng với các chất hóa học.
Vàng trắng: Không phải là một kim loại tự nhiên, mà thực chất là vàng hỗn hợp với các kim loại khác như nikel hay paladi để tạo nên một hợp kim mới.
- Màu sắc:
Bạch kim: Có màu trắng bạch kim tự nhiên, sáng bóng, không cần phải hỗn hợp với các kim loại khác để có màu sắc này.
Vàng trắng: Có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và thường được tạo ra bằng cách hỗn hợp vàng với các kim loại khác nhau.
- Trọng lượng:
Bạch kim: Nặng hơn 60% so với vàng trắng dù cùng thiết kế và kiểu dáng.
- Độ mềm và độ cứng:
Bạch kim: Nó có độ cứng cao và ít bị trầy xước, biến dạng hơn so với vàng trắng.
Vàng trắng: Thường mềm hơn và có thể yếu hơn so với bạch kim.
Các cách phân biệt bạch kim đơn giản nhất
- Khả năng phản ứng hoá học:
Bạch kim: Không bị oxy hoá ngoài không khí, không tan trong axit, không bị ăn mòn, chịu nhiệt độ tốt.
Bạch kim không gây kích ứng da.
Vàng trắng: Có bị oxy hoá ngoài không khí, cần phải đánh bóng thường xuyên, dễ bị ăn mòn và tan trong axit.
Vàng trắng gây kích ứng da do có thành phần kim loại.
- Giá trị:
Bạch kim: Thường có giá trị cao hơn so với vàng trắng.
Vàng trắng: Giá trị của nó phụ thuộc vào tỷ lệ vàng và các kim loại khác trong hợp kim.
- Ứng dụng:
Bạch kim: Thường được sử dụng trong làm trang sức, điện tử, và nhiều ứng dụng công nghiệp khác.
Vàng trắng: Cũng được sử dụng rộng rãi trong làm trang sức với giá mềm hơn so với vàng nguyên chất.
Ưu điểm khi đầu tư bạch kim:
- Bạch kim là kim loại công nghiệp thiếu hụt nhiều thứ hai trên toàn cầu. Nhất là khi xu hướng năng lượng xanh đang được đẩy mạnh thì dự đoán, thị trường bạch kim sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ, sử dụng cho sản xuất máy điện và xe chạy bằng pin nhiên liệu.
- Bạch kim có thể thay thế cho Paladin trong sản xuất ngành ô tô, mà Paladi thì ngày càng cao nên xu hướng các nhà sản xuất sẽ dùng bạch kim, làm cho nhu cầu bạch kim trong tương lai tăng cao.
- Bạch kim cũng khá đáng để đầu tư, giá trị của chúng không bị hao hụt theo thời gian, thậm chí còn cao hơn nữa. Nhất là trong thời kỳ kinh tế biến động khó khăn thì bạch kim là một trong những tài sản đầu tư có hiệu suất sinh lời khá cao.
- Ngoài ra, bạn có thể đầu tư bạch kim ở các thị trường nước ngoài, đầu tư vào quỹ đầu tư đại chúng (ETFs), hợp đồng chênh lệch (CFD), hợp đồng tương lai và cổ phiếu.
Bạch kim có phải là sản phẩm tốt để đầu tư, tích trữ
Tuy nhiên cần phải xét đến một số nhược điểm của bạch kim trước khi quyết định đầu tư vào bạch kim:
- Giá trị của bạch kim bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có biến động của thị trường tài chính, thay đổi trong sản xuất công nghiệp, và sự biến động của tiền tệ.
- Phải có kiến thức về thẩm định bạch kim, xác định kim loại quý hiếm để khi trao đổi hay bán lại sẽ không bị lỗ.
- Bạch kim chủ yếu được giới thượng lưu ưa chuộng cho nên bán bạch kim khá khó. Bán cho người bán thì có thể lỗ khoảng 20% - 30% so với giá bạn mua ban đầu. Trao đổi sẽ lỗ ít hơn.
- Nguồn cung bạch kim hạn chế, hiếm hơn so với vàng hay bạc nên chi phí chế tác rất cao. Ngoài ra, các tin tức về tình hình khai thác bạch kim trên thế giới cũng rất hiếm, nên người ta không biết được trữ lượng như thế nào, khan hiếm ra sao. Hầu hết, các báo cáo đưa ra chỉ để đánh giá đầu tư, chứ không đa dạng để so sánh và đối chiếu.
Cách bảo quản bạch kim đơn giản
Một số biện pháp bảo quản bạch kim tại nhà có thể thực hiện:
Bảo quản trong hộp hoặc túi riêng biệt:
Bạn nên bảo quản bạch kim trong một hộp hoặc túi trang sức riêng biệt để tránh va đập và trầy xước từ các vật dụng khác.
Tránh tiếp xúc với các chất hóa học:
Tránh tiếp xúc bạch kim với các chất hóa học như hóa chất làm đẹp, nước hoa, và các loại kem. Đối với trang sức, hãy đeo nó sau khi bạn đã hoàn thành việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp.
Không đeo khi tham gia hoạt động nặng:
Tránh đeo bạch kim khi bạn tham gia các hoạt động nặng, thể thao, hoặc làm việc gì đó có thể gây va chạm hoặc làm trầy xước bề mặt.
Vệ sinh định kỳ:
Vệ sinh bạch kim định kỳ để giữ cho nó luôn sáng bóng. Bạn có thể sử dụng nước ấm và một ít xà phòng nhẹ để làm sạch. Sau đó, lau khô cẩn thận bằng vải mềm. Nếu phát hiện vết trầy xước lớn thì nên đưa tới cửa hàng chuyên dụng để kiểm tra và sửa chữa.
Lưu trữ ở nơi khô ráo:
Tránh bảo quản bạch kim ở nơi có độ ẩm cao. Nếu không sử dụng trong một khoảng thời gian dài, bạn có thể lưu trữ nó trong một túi chống ẩm hoặc hộp đựng đồ trang sức đóng kín.
Tóm lại, bạch kim không chỉ là một kim loại quý đẹp mắt và có giá trị cao mà còn là biểu tượng của sự quý phái và tinh tế. Sự đa dạng trong sử dụng, từ trang sức sang trọng đến ứng dụng công nghiệp tiên tiến, làm cho bạch kim là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Trong tương lai, nhu cầu về bạch kim còn tăng hơn nữa do nền công nghiệp xanh đang ngày càng được thúc đẩy mạng trên toàn thế giới.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/bach-kim-la-gi-gia-bach-kim-hom-nay-a12368.html