Cách nấu sữa đậu nành ngon tại nhà vừa thơm, vừa béo không hề phức tạp như bạn nghĩ. Mỗi buổi sáng thưởng thức một ly sữa đậu nành tự làm thì còn gì tuyệt vời hơn? Mùi lá dứa thoang thoảng, vị ngọt nhẹ không gắt sẽ giúp bạn có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng.
Tự nấu sữa đậu nành tại nhà để uống vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Internet
Sữa đậu nành từ lâu đã là thức uống bổ dưỡng, vị ngon dễ uống rất được ưa thích. Thường xuyên sử dụng sữa đậu nành sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nấu sao cho đúng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Hôm nay, Dạy Pha Chế Á Âu sẽ mách bạn 2 cách nấu sữa đậu nành vừa nhanh vừa thơm ngon ngay tại nhà nhé!
Sữa đậu nành tự nấu tại nhà ngon không thua kém ngoài tiệm. Ảnh: Internet
Đầu tiên, bạn nên vò rửa đậu qua với nước muối loãng cho sạch bụi bẩn. Sau đó, ngâm đậu nành với nước để hạt đậu nở hết, bạn phải ngâm đủ từ 6 - 8 tiếng đối với mùa hè và 10 - 12 tiếng đối với mùa đông.
Sau khi ngâm, hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều, lúc này dùng tay để chà xát qua làm sạch lớp vỏ bên ngoài. Rửa lại lần nữa cho sạch, nhớ xả hết phần bọt và vớt bỏ những hạt lép.
Nên rửa đậu nành với nước muối trước khi ngâm để đậu không bị chua. Ảnh: Internet
Cho đậu nành, đậu phộng rang và 500ml nước lọc vào máy xay sinh tố. Xay đậu trong 2 phút, cứ 30 giây nên nghỉ một lần để tránh máy bị nóng, xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
Ở giai đoạn này nếu muốn sữa thơm ngậy và có màu sắc hơn, bạn có thể cho thêm mè trắng và một ít lá dứa cắt nhỏ vào xay cùng. Không có máy xay bạn sẽ khá khó khăn trong việc làm sữa đậu nành. Vì thế, hãy đầu tư một chiếc máy xay nhé!
Cho đậu nành vào máy xay cùng nước lọc xay nhuyễn
Đổ đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải sạch, dùng tay nhồi kỹ và vắt lấy phần sữa nguyên chất. Khi đã vắt hết sữa ở mẻ đầu, bạn tiếp tục cho nước vào và nhồi để vắt tiếp. Lượng nước dùng để vắt đậu là 1,5 lít. Sữa sau khi vắt xong nên lọc lại 2 - 3 nữa cho thật mịn.
Cho sữa vào nồi, thêm 60g đường cát và bắc nồi lên bếp đun với lửa vừa, đến khi gần sôi thì hạ lửa nhỏ, lưu ý nhớ khuấy đều liên tục.
Khi sữa hơi sôi nhẹ, cho vào 100g sữa đặc, tiếp tục khuấy đều. Cho sữa đặc vào lúc này để sữa không bị mất chất, sau khi hoàn thành dễ bảo quản sữa đậu nành hơn, vị ngọt của sữa cũng không quá gắt.
Nếu muốn nấu sữa đậu nành để bán, bạn có thể chưa cần cho đường và sữa đặc vào trực tiếp. Lúc bán khách hàng yêu cầu nhiều hay ít đường thì bạn cho vào sau.
Các bước nấu sữa đậu nành. Ảnh: Internet
Cho thêm lá dứa vào nồi sữa đang đun để tạo hương thơm, đun thêm khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra. Cứ cách 20 - 30 giây bạn nên khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh váng đậu hình thành trên mặt sữa.
Khi nồi sữa sôi, tiếp tục nấu thêm 2 phút nữa là hoàn thành. Sữa đậu nành nguyên chất sẽ không có thêm bất kỳ nguyên liệu sữa tươi hay kem béo.
Bạn có thể thưởng thức sữa đậu nành nóng lạnh tùy thích. Nếu uống lạnh, hãy để sữa nguội rồi thêm vào ít đá viên và nhâm nhi. Sữa thơm, béo, ngọt thanh dễ uống là thức uống phù hợp cho cả gia đình.
Sau khi sữa nguội, bạn có thể bảo quản trong chai lọ sạch, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức mỗi ngày. Nhiệt độ bảo quản là từ 2 - 5 độ C. Sữa bảo quản trong tủ lạnh vừa mát vừa giữ được độ đậm đặc nên được nhiều người yêu thích.
Công thức này có thể áp dụng tương tự cho những loại sữa hạt khác
Với máy làm sữa hạt, bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian nấu sữa. Ảnh: Internet
Ngâm đậu nành từ 6 - 8 tiếng (hoặc ngâm 4 tiếng với nước ấm nếu không có thời gian), sau đó bóc lớp vỏ lụa để sữa được sánh mịn hơn, khi uống không bị nặng bụng. Rửa đậu với nước cho sạch rồi để ráo.
Lá dứa rửa sạch rồi bó lại cho gọn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản. Ảnh: Internet
Cho đậu nành đã ngâm nở và rửa sạch vào cối xay, thêm 1,2 lít nước lọc. Đậy nắp cối lại và chọn chức năng “làm sữa hạt” (multigrain milk), máy sẽ tự động nấu sữa trong vòng 25 - 30 phút. Lưu ý, tùy từng dòng máy mà chức năng này có tên gọi khác nhau, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng.
Máy thực hiện quá trình nấu sữa. Ảnh: Internet
Sau khi máy nấu sữa xong, bạn cho thêm đường phèn vào và chọn chức năng xay sinh tố, xay trong 3 phút cho đường tan hết là được.
Cuối cùng, thêm lá dứa vào khi sữa đang nóng, đậy nắp và đợi khoảng 5 - 10 phút nữa cho sữa dậy mùi thơm.
Lượng đường có thể tăng giảm tùy theo sở thích. Ảnh: Internet
Sữa nấu xong thì rót ra ngay ly, chờ nguội bớt rồi thưởng thức. Sữa đậu nành có thể uống ấm nóng hoặc uống lạnh đều ngon. Nếu muốn uống lạnh, bạn chờ cho sữa nguội thì rót vào chai, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Sữa đậu nành chứa chất Genistein có tác dụng giúp kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp làn da tươi tắn và trẻ trung. Lượng calcium dồi dào trong sữa đậu nành có tác dụng chống loãng xương với phụ nữ, tăng chiều cao, chắc xương với trẻ em trong giai đoạn trưởng thành.
Sữa đậu nành còn được xem là một trong những nguồn protein thực vật tốt nhất. Một số công dụng của sữa đậu nành có thể kể đến như phòng ngừa ung thư, làm chắc xương, đánh tan mỡ thừa, giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường… Đặc biệt, với các chị em, sữa đậu nành có nhiều estrogen nên được xem là “thần dược” giúp tăng kích cỡ vòng ngực.
Chỉ cần vài nguyên liệu quen thuộc cùng một công thức đơn giản, bạn đã có thể tự nấu sữa đậu nành tại nhà một cách ngon nhất mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt đây là thức uống làm đẹp da giúp chăm sóc sắc đẹp cho các bạn nữ rất hiệu quả.
Ngoài cách nấu sữa đậu nành, bạn cũng có thể tìm hiểu cách nấu sữa bắp, sữa hạt sen, hạt óc chó, sữa mè đen… để bổ sung thêm một vài món vào menu đồ uống bổ dưỡng của gia đình. Nếu muốn sở hữu công thức khác biệt để kinh doanh, bạn đừng quên tham khảo chuyên đề Sữa hạt tại Dạy Pha Chế Á Âu để tự tin mở cửa hàng quán của riêng mình bạn nhé!
Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm sữa gạo tại website của chúng tôi ngay nhé.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/cach-nau-sua-dau-nanh-ngon-tai-nha-don-gian-chuan-vi-a12205.html