Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ? Trong bài viết sau đây, MISA MeInvoice sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần biết về kiểm toán nội bộ.
Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kiểm toán nội bộ, bạn có thể tìm hiểu trước về kiểm toán trong bài viết xem thêm dưới đây.
Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm
1. Kiểm toán nội bộ là gì?
Theo hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The Institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”), khái niệm kiểm toán nội bộ được hiểu như sau:
Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức.
Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
2. Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ giữ vai trò quan trọng đối với quy trình quản trị của các tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể là:
- Cung cấp khả năng quản lý rủi ro, nhận định và đánh giá hiệu quả của các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp.
- Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn và đánh giá, quản trị rủi ro.
- Đảm bảo quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra để đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát.
- Đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp và báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục được kiểm tra, cập nhật và hoàn thiện.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:
3. Phạm vi công việc của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, một kiểm toán viên nội bộ thường đảm nhiệm các công việc như sau:
- Kiểm toán các số liệu kinh doanh, thông số Kinh doanh cho giám đốc điều hành và các giám đốc chức năng trong công ty.
- Giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuất cải tiến hệ thống này.
- Đánh giá nguồn lực của công ty để tránh lãng phí, thất thoát.
- Trực tiếp làm việc với kiểm toán độc lập của công ty về những vấn đề liên quan.
- Đề xuất chính sách bảo vệ tài sản và quản lý rủi ro.
- Kiểm toán đảm bảo tuân thủ pháp luật, nội quy và chính sách điều hành giúp công ty tuân thủ pháp luật, hợp đạo đức kinh doanh.
- Hỗ trợ thực hiện một phần chức năng kiểm soát tài chính như kiểm tra chất lượng, độ trung thực và tính hợp lý của thông tin và báo cáo kế toán.
Lưu ý: Kiểm toán chu trình bán hàng là một phần của kiểm toán nội bộ. Để tìm hiểu về kiểm toán chu trình bán hàng, bạn hãy click vào bài viết xem thêm.
Xem thêm: [Mới] Cách kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp
4. 05 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ
Theo thông tư 8/2021/TT-BTC ban hành ngày 25/01/2021 về chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ được kỳ vọng sẽ áp dụng và giữ vững 05 nguyên tắc đạo đức gồm:
(1) Tính chính trực: thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động phi pháp hay tham gia các hoạt động làm tổn hại đến uy tín của nghề nghiệp, uy tín của đơn vị.
(2) Tính khách quan: đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ; thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm tra; đưa ra những đánh giá khách quan về tất cả các tình huống thích hợp và không bị tác động bởi lợi ích cá nhân của chính mình hoặc của những người khác trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận của mình.
(3) Tính bảo mật: tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp.
(4) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: áp dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc cung cấp các dịch vụ và các hoạt động kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.
(5) Tư cách nghề nghiệp: tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
5. Các trường bắt buộc kiểm toán nội bộ
Căn cứ theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ, các doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau đây bắt buộc phải kiểm toán nội bộ:
1. Công ty niêm yết;
2. Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
3. Doanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Với các doanh nghiệp còn lại thì được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. Để thực hiện công việc này, doanh nghiệp có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ thì cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ, cũng như các yêu cầu sao cho tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
6. Phân biệt kiểm toán nội bộ với kiểm toán bên ngoài
Giữa hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài tồn tại một số điểm khác biệt cơ bản như sau:
Tiêu chíKiểm toán nội bộKiểm toán bên ngoài Mục đích Đánh giá và xem xét các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các cải tiến. Xác minh tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Nội dung Đưa ra ý kiến về tính hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp. Đưa ra ý kiến về quan điểm trung thực và tính hợp lý của báo cáo tài chính. Báo cáo cho Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao. Cổ đông hoặc thành viên không thuộc hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Thời gian hoạt động Thực hiện liên tục. Thực hiện hằng năm.Tạm kết
Trên đây là các thông tin liên quan đến kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.
MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: