Ngũ hành bao gồm: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tác động qua lại theo quy luật. Theo phong thủy sẽ có ngũ hành tương sinh và tương khắc. Tương ứng là sự hỗ trợ và kìm hãm. Các yếu tố này tồn tại song hành và không thể phủ nhận, tách rời yếu tố nào. Tìm hiểu ngay quy luật phong thủy ở bài viết dưới đây!
1. Ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì?
1.1. Ngũ hành tương sinh là gì?
Theo quan niệm của người phương Đông, ngũ hành có 5 yếu tố cơ bản là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, và chúng tác động đến mọi vật trên trái đất. Gồm có ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Các yếu tố này đều có sự tương tác và có những đặc tính riêng:
- Hành Thổ tượng trưng cho đất, mang tính chất sinh sản và nuôi dưỡng.
- Hành Mộc tượng trưng cho cây cỏ, có tính chất động và khởi đầu.
- Hành Thủy tượng trưng cho nước, có tính chất lưu thông và tàng trữ.
- Hành Kim tượng trưng cho kim loại, có tính chất thu hút và tập trung.
1.2. Tổng quan về các hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ và quy luật
1.2.1. Các mệnh trong bảng ngũ hành
- Kim (kim loại)
Theo ngũ hành, Kim là yếu tố đứng thứ tư, đại diện cho sức mạnh, sự tinh tế sắc sảo. Kim mang đến tình yêu ấm áp, ngọt ngào, giúp con người lạc quan, yêu đời hơn. Có tham vọng theo đuổi quyền lực, danh vọng. Những người này có tài lãnh đạo thiên bẩm, giỏi giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.
- Mộc (cây cỏ)
Mộc đại diện cho sự phát triển của thiên nhiên, cây cối. Thể hiện cho sức sống mới mãnh liệt. Những người thuộc meehj này thường năng động, sáng tạo, quảng giao tốt. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ mất kiềm chế cảm xúc và nổi cáu, thiếu kiên trì
- Thủy (nước)
Thủy là nguồn sống nuôi dưỡng, hỗ trợ cho vạn vật sinh trưởng, phát triển. Người mệnh Thủy có khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, giỏi thuyết phục. Biết cảm thông, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với khó khăn của người khác. Tuy nhiên, đôi khi họ quá nhạy cảm gây ra nhiều ưu phiền, sợ hãi.
- Hỏa (lửa)
Hỏa là đại diện cho lửa, ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhìn ở góc độ tích cực, hỏa đại diện cho sức sống nhiệt huyết, dồi dào và quyền lực tối cao. Mặt khác còn là sự tàn khốc. Những người thuộc hành Hỏa vừa thông minh, tài trí lại vừa năng động, sáng tạo. Nhưng khá hiếu thắng, nóng vội quyết định mọi việc theo cảm hứng, trực giác của mình..
- Thổ (đất)
Thổ là môi trường sống, sinh trưởng, phát triển của mọi sinh vật trên trái đất. Thể hiện người có trí khôn ngoan, vững vàng trong mọi tình huống. Ở góc độ nào đó, thổ lại tạo ra cảm giác nhàm chán, ngột ngạt. Tưởng chừng như rất khô khan nhưng thực tế họ lại sống giàu tình cảm, là chỗ dựa vững chắc của người thân, gia đình.
1.2.2. Mối quan hệ của ngũ hành tương sinh
Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, nhưng đôi khi việc sinh nhiều quá có thể trở thành tai họa. Giống như cây cỏ khô được sử dụng làm nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, nhưng nếu có quá nhiều cây khô, có thể dẫn đến một đám cháy lớn, gây nguy hiểm cho tài sản và tính mạng của con người. Điều này là do sự tồn tại của quy luật phản sinh trong ngũ hành.
- Mộc sinh Hỏa
Hỏa tượng trưng cho lửa cháy, còn hành Mộc tượng trưng cho sự sinh trưởng của cây cối. Theo quy luật tự nhiên của đất trời, khi cây khô héo trở thành củi khô, là nguyên liệu để đốt và tạo ra ngọn lửa.
- Hỏa sinh Thổ
Hiểu đơn giản tương sinh tức là sinh trưởng và đi lên. Hỏa tương sinh Thổ, hay Hỏa sinh ra Thổ. Bạn có thể hiểu là khi một vật cháy thì có sự xuất hiện của lựa, và lúc lửa tắt đi thì sẽ biến thành tro bụi hay là đất, nhờ đó mà đất sẽ ngày càng được nhiều lên.
- Thổ sinh Kim
Thổ là đại diện của đất, là nơi nuôi dưỡng vạn vật trên trái đất nên cũng có thể ví như người mẹ nhân hậu, bao dung với mọi người con. Kim loại quý hiếm được tìm thấy dưới lòng đất.
- Kim sinh Thủy
Kim sinh Thủy tức là mệnh Kim hỗ trợ, thúc đẩy, nuôi dưỡng, là tiền đề để người mệnh Thủy sinh sôi, phát triển và tồn tại. Vì vậy Kim sinh Thủy sẽ có lợi hơn cho người mang mệnh Thủy.
- Thủy sinh Mộc
Thủy sinh Mộc có nghĩa là nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển vì có Thủy (nước) thì Mộc (cây) sinh trưởng, sinh sôi, nảy nở và xanh tươi hơn. Vì vậy, không có Thủy thì Mộc khó phát triển.
1.3. Ngũ hành tương khắc
Khác với ngũ hành tạo ra những cặp bản mệnh bổ sung cho nhau và có lợi cho nhau, quy luật ngũ hành tương khắc tạo ra những cặp bản mệnh đối lập và có tính chất hoàn toàn trái ngược nhau. Trong cuộc sống, việc áp dụng quy luật ngũ hành xung khắc đòi hỏi sự xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định quan trọng. Dưới đây là các cặp số hạng của quy luật xung khắc:
- Thổ khắc Thủy - Thủy khắc Hỏa - Hỏa khắc Kim - Kim khắc Mộc - Mộc khắc Thổ
2. Ý nghĩ của quy luật ngũ hành tương sinh, tương khác trong phong thủy
Nói chung, việc hiểu rõ về quan niệm ngũ hành tương sinh giúp chúng ta dễ dàng nhận biết mối quan hệ giữa các hành trong phong thủy. Điều này giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi và mang lại may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Ngoài ra, thông qua quy luật tương khắc, chúng ta có thể nhận biết mình không hợp với mệnh nào, từ đó tránh xa các mệnh tương khắc, tránh những sự cố không may và xui xẻo đối với bản thân và gia đình.chúng ta dễ dàng nhận biết mối quan hệ giữa các hành trong phong thủy.
Điều này giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi và mang lại may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Tóm lại, việc hiểu về ngũ hành tương sinh và tương khắc giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về con người và vạn vật trong cuộc sống.
Tham khảo: Phòng thờ gỗ óc chó trang nghiêm
3. Ứng dụng của vòng ngũ hành tương sinh, tương khắc
3.1 Ứng dụng tương sinh, tương khắc trong xây nhà
Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam. Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam. Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc. Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam. Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
3.2. Ứng dụng của ngũ hành tương sinh, tương khắc trong kinh doanh
Việc chọn tuổi hợp làm ăn buôn bán, kinh doanh là rất cần thiết. Mong cho việc làm ăn thuận buồm xuôi gió tránh vận may và hạn chế rơi vào trường hợp tứ hành xung sẽ dẫn đến tán gia bại sản, mất cả cơ đồ. Tốt nhất, hãy chọn người có mệnh tương sinh với mình để được hỗ trợ thật tốt trong công việc làm ăn. Có một số yếu tố là cơ sở cho việc chọn tuổi hợp nhau, đó là dựa vào Cung mệnh, vào Thiên can Địa chi và vào Thiên mệnh trong đó Cung mệnh là quan trọng nhất.
3.3. Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong việc chọn cây cảnh
Hành Kim: cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân,…Hay những loại cây thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim.
Hành Thủy: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…)… Chọn thêm những cây thuộc hành Kim sẽ hỗ trợ mang đến tài lộc.
Hành Hỏa: cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc… Những cây thuộc Mộc sẽ gia tăng thêm vượng khí cho gia đình.
Hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh… Những loại cây này rất tốt cho những người thuộc hành Mộc. Có thể chọn thêm những cây thuộc mệnh Thủy.
Hành Thổ: thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì… Lựa chọn thêm cây phong thủy thuộc Hỏa vì Hỏa sinh Thổ.
4. Sử dụng sai quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc có ảnh hưởng gì không?
Theo kinh nghiệm đúc rút của Nội thất Mansion, phong thủy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, vận may, cuộc sống gia đình và sức khỏe của các thành viên. Chính vì vậy, phong thủy đảm bảo ngũ hành tương sinh, tương khắc ảnh hưởng rất lớn. Nếu sử dụng sai sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ lụy. Cho nên nguyên lý ngũ hành phải được vận dụng đúng đắn, linh hoạt. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên học hỏi từ những chuyên gia để có được sự hỗ trợ tốt nhất.
Việc áp dụng nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống có vẻ đơn giản nhưng thực sự không hề đơn giản chút nào. Nếu bạn áp dụng đúng cách, may mắn sẽ luôn đến với bạn; nhưng nếu sử dụng sai, nó có thể gây ra nhiều tổn thương đến đời sống vật chất và tinh thần. Điều này tương tự như việc củi là nguyên liệu để tạo lửa, nhưng nếu có quá nhiều củi, nó có thể dẫn đến một đám cháy lớn, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của bạn.