Long Short là gì?
Long Short là chiến lược giao dịch phổ biến trong crypto, cho phép nhà giao dịch kiếm lợi nhuận dựa trên xu hướng giá tăng hoặc giảm. Cả hai chiến lược đều yêu cầu nhà giao dịch phải có sự hiểu biết về phân tích kỹ thuật và quản lý rủi ro. Nhà đầu tư cần hiểu rõ khi nào nên sử dụng chiến lược Long Short để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong các tình huống thị trường khác nhau.
Phân biệt lệnh Long và lệnh Short
Lệnh Long là mua crypto ở giá hiện tại, kỳ vọng giá crypto đó sẽ tăng trong tương lai, sau đó bán ra ở mức giá cao hơn và kiếm lời.
Lệnh Short (Bán khống) là vay và bán crypto ở giá hiện tại, kỳ vọng giá crypto sẽ giảm trong tương lai, sau đó mua lại lượng crypto này ở mức giá thấp hơn giá mua để trả lại cho sàn giao dịch và hưởng phần chênh lệch. Short crypto có thể được thực hiện thông qua việc mở các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên các sàn giao dịch crypto.
Việc sử dụng lệnh Long hay lệnh Short phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện thị trường khác nhau. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa lệnh Long và lệnh Short:
Đọc thêm: Chiến lược bán khống trong giao dịch Crypto.
Long Short phái sinh trong Crypto như thế nào?
Long Short trong crypto thường được thực hiện thông qua các hợp đồng tương lai trên các sàn giao dịch crypto. Các hợp đồng này là thỏa thuận giữa các nhà giao dịch Long và các nhà giao dịch Short để mua hoặc bán crypto trong tương lai với mức giá cụ thể. Đây là hình thức Long Short phổ biến nhất trong thị trường crypto. Thị trường phái sinh crypto hiện chiếm hơn một nửa tổng khối lượng giao dịch crypto mỗi ngày, tương đương hàng tỷ USD mỗi ngày.
Nhà giao dịch cần có tài sản ký quỹ (có thể là crypto hoặc stablecoin) để mở lệnh Long Short phái sinh. Tài sản ký quỹ này đóng vai trò đảm bảo nhà giao dịch có khả năng thanh toán khoản nợ cho sàn giao dịch trong trường hợp thị trường biến động bất lợi, ngược với hướng mà nhà giao dịch mong đợi.
Chẳng hạn, nếu một nhà giao dịch mở một lệnh Short crypto và sau đó giá crypto này tăng, tài sản ký quỹ của họ sẽ bị trừ dần để bù đắp cho các khoản lỗ. Nếu giá tiếp tục tăng, nhà giao dịch này cần bổ sung thêm tài sản ký quỹ hoặc họ sẽ bị thanh lý.
Các nhà giao dịch crypto phái sinh cũng thường sử dụng đòn bẩy để tăng quy mô giao dịch, từ đó tăng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Chẳng hạn, giá Bitcoin hiện tại là 50,000 USD, một nhà giao dịch mở một lệnh Long Bitcoin x10, giá trị của lệnh Long này sẽ là 500,000 USD. Nếu giá Bitcoin tăng lên 60,000 USD, nhà giao dịch sẽ có khoản lợi nhuận 100,000 USD (trừ phí giao dịch). Tuy nhiên, giá Bitcoin chỉ cần giảm xuống 45,000 USD, lệnh Short của nhà giao dịch sẽ bị thanh lý. Do đó, giao dịch Long Short Crypto trong phái sinh kèm đòn bẩy có độ rủi ro rất cao.
Tìm hiểu thêm: Kiến thức cơ bản về giao dịch ký quỹ (margin trading).
Tỷ lệ Long Short
Tỷ lệ Long Short là chỉ số được sử dụng để đo lường tâm lý thị trường. Nó so sánh số lượng nhà giao dịch đang đặt cược vào việc giá tài sản sẽ tăng (long) với số lượng nhà giao dịch đặt cược vào việc giá tài sản sẽ giảm (short).
Tỷ lệ Long Short được tính bằng cách chia số lệnh Long cho số lệnh Short. Ví dụ, nếu trên thị trường có 100 lệnh Long và 50 lệnh Short, thì tỷ lệ Long Short sẽ là 2 (lấy 100 chia 50). Tỷ lệ Long Short có ý nghĩa như sau:
Thông tin về tỷ lệ Long Short có thể được tìm thấy trên các sàn giao dịch crypto (Binance, BingX…), các trang web tin tức và phân tích (CoinGlass), hay các nền tảng phân tích kỹ thuật như TradingView.
Tại sao tỷ lệ Long Short lại quan trọng?
Tỷ lệ Long Short là một trong những chỉ báo quan trọng đối với các nhà đầu tư vì nó cung cấp những ưu điểm sau:
Lưu ý khi sử dụng thông tin tỷ lệ Long Short: Tỷ lệ Long Short chỉ là một trong nhiều yếu tố cần được xem xét khi đưa ra quyết định giao dịch vì nó có thể bị thao túng bởi các cá voi hay tin tức truyền thông. Nhà đầu tư cần kết hợp tỷ lệ này với các công cụ và phương pháp phân tích khác để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Lợi ích và rủi ro khi giao dịch Long Short
Giao dịch Long và Short đều có tiềm năng mang lại lợi nhuận, nhưng chúng cũng đi kèm với nhiều rủi ro.
Lợi ích:
Rủi ro:
Trong sự kiện LUNA sụp đổ, giá của LUNA từ mức gần 120 USD đã giảm về gần bằng 0 chỉ trong vài ngày. Toàn bộ thị trường crypto phản ứng tiêu cực. Phần lớn các nhà đầu tư mở Long trong thời điểm này đều bị lỗ, một số nhà đầu tư mở lệnh Short kiếm được lợi nhuận. Chẳng hạn, một cá voi đã kiếm được 5.16 triệu USD nhờ mở lệnh Short Bitcoin trong khoảng thời gian này, theo Lookonchain.
Quản lý rủi ro khi giao dịch Long Short
Để thành công trong giao dịch Long và Short, quản lý rủi ro là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số mẹo giúp nhà đầu tư kiểm soát rủi ro tốt hơn:
Đọc thêm: Stop Loss là gì? Cách đặt lệnh Stop Loss trên sàn crypto