Profit là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn cần phải biết để tính toán chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vậy Lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận (Profit) như thế nào?Phân biệt gross profit và net profit chúng có điểm gì khác nhau? Trong bài viết này, Mona Media sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về profit.
Lợi nhuận là gì?
Định nghĩa
Lợi nhuận (Profit) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định. Hiểu một cách đơn giản, đó là khoản lời mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí. Đây cũng là mục tiêu chính của cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh - sinh lời.
Công thức tính
Có 2 cách cơ bản để xác định lợi nhuận đó là:
Cách 1: Tổng lợi nhuận là hiệu xuất giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí = TR(Q) - TC (Q)
Cách 2: Tổng lợi nhuận được xác định bằng lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm tiêu thụ
Trong đó:
- Lợi nhuận đơn vị = Giá bán - Tổng chi phí bình quân = P - ATC
- Tổng chi phí bình quân (ATC) = Tổng chi phí (TC)/Q
Ý nghĩa của Profit
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất, điều kiện để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Nó cũng là mấu chốt tích cực cho thấy một đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động tốt.
Lợi nhuận sẽ là vốn mà công ty có thể sử dụng được vào nhiều mục đích khác nhau như:
- Duy trì nơi làm việc hoặc mua sắm, thay thế, nâng cấp thiết bị phương tiện.
- Đầu tư vào các hạng mục chi phí cao.
- Đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ, nhân viên mới.
Với lợi nhuận tốt, các doanh nghiệp có thể kỳ vọng tiếp tục phát triển và hưng thịnh hơn trong tương lai.
Cách nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận (Profit)
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới lợi nhuận (profit) đó là: quy mô sản xuất, yếu tố đầu vào và giá bán.
Quy mô sản xuất
Quan hệ cung cầu về hàng hóa thay đổi sẽ làm cho giá cả sản phẩm thay đổi. Đây là điều tất yếu và nó ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp khi kinh doanh.
Yếu tố đầu vào
Giá, chất lượng của của các yếu tố đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất cũng là nhân tố tác động tới lợi nhuận.
Những yếu tố này có thể kể đến như lao động, nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất… Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí kinh doanh, từ đó tạo tác động tới lợi nhuận.
Giá bán hàng hóa
Giá bán hàng hóa, dịch vụ cùng toàn bộ hành động nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động tiếp thị (marketing) và công tác tài chính của hãng chính là những yếu tố tiếp theo sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi của lợi nhuận.
Các loại lợi nhuận nhà đầu tư cần quan tâm
Có 3 loại lợi nhuận chính bao gồm: lợi nhuận gộp (Gross Profit), lợi nhuận hoạt động (operating profit) và lợi nhuận ròng (net profit). Tất cả các loại lợi nhuận này đều có thể tìm thấy trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi loại lợi nhuận đều sẽ cung cấp cho nhà phân tích những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, các dữ liệu này cũng và giúp nhà phân tích so sánh được doanh nghiệp với các đối thủ hay so sánh hiệu quả doanh nghiệp trong từng giai đoạn kinh doanh cụ thể.
Lợi nhuận gộp (Gross Profit)
Lợi nhuận gộp là lợi nhuận sau khi lấy tổng doanh thu (doanh số) trừ đi tổng chi phí trực tiếp sản xuất ra hàng hóa (giá vốn bán hàng). Chi phí sản xuất hàng hóa là một khoản chi phí không thể tránh khỏi, mỗi nhà đầu tư đều xem đây là thước đo khả năng tạo lợi nhuận tổng thể cho công ty.
Công thức tính:
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) = Tổng doanh số (Total Sales) - Giá vốn bán hàng (COGS)
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ doanh số.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh, doanh số (sales) sẽ là hạng mục đầu tiên xuất hiện, tiếp tới nằm ngay bên dưới là giá vốn bán hàng.
Ví dụ: Một công ty X có doanh thu 100 triệu và giá vốn bán hàng khoảng 60 triệu. Nghĩa là lợi nhuận gộp sẽ có 40 triệu (100 - 60 = 40 triệu). Và tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong trường hợp này sẽ là 40% (40/100 triệu)
Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit)
Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, bao gồm giá vốn bán hàng và chi phí hoạt động (chi phí chung, chi phí quản lý và bán hàng).
Lợi nhuận hoạt động sẽ được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ đi chi phí hoạt động (Operating Expenses). Công thức tính:
Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit) = Lợi nhuận gộp (Gross Profit) - Chi phí hoạt động (Operating Expenses)
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) = Lợi nhuận hoạt động/Tổng doanh số
Nếu lợi nhuận gộp cho bạn biết về khả năng sinh lời sau khi trừ đi các loại chi phí trực tiếp thì lợi nhuận hoạt động sẽ cho biết khả năng sinh lời sau khi trừ đi chi phí hoạt động.
Ví dụ:
Nếu công ty X có chi phí hoạt động là 20 triệu, lợi nhuận hoạt động là 20 triệu (do lợi nhuận gộp là 40 triệu). Tỷ suất lợi nhuận hoạt động sẽ là 20% (20 triệu lợi nhuận hoạt động/100 triệu doanh số = 20%)
Lợi nhuận ròng (Net Profit)
Lợi nhuận ròng hay còn được gọi là lợi nhuận cuối cùng, là số tiền còn lại sau khi lấy được tổng doanh thu trừ đi tất cả các chi phí (bao gồm cả thuế và lãi). Các nhà đầu tư thường sử dụng cả 3 số liệu lợi nhuận trên để đánh giá sức khỏe của một công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng được chấp nhận rộng rãi hơn và được coi là định nghĩa chung về lợi nhuận.
Công thức tính:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động - Thuế và Lãi (Taxes & Interest)
Ví dụ:
Nếu lãi công ty X là 5 triệu, tiền thuế 5 triệu, lợi nhuận ròng sẽ được tính bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động trừ đi 2 khoản này, tức là 20 triệu - 10 triệu = 10 triệu. Lợi nhuận ròng sẽ là 10 triệu và tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ là 10% (10 triệu/100 triệu).
Phân biệt gross-profit và net-profit
Từ phân loại bên trên về lợi nhuận, bạn cũng có thể thấy được sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp (Gross Profit) và lợi nhuận ròng (Net Profit).
- Lợi nhuận gộp sẽ là khoản thu nhập của doanh nghiệp còn lại sau khi thanh toán tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
- Lợi nhuận ròng sẽ là phần còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí khác (chi phí cố định như quảng cáo, khấu hao tài sản, cho thuê thiết bị, bảo hiểm, thuế tài sản, lương nhân viên,…).
Doanh thu và lợi nhuận có gì khác nhau?
Doanh thu là tổng thu nhập được tạo ra từ việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Lợi nhuận hay lợi nhuận ròng (net profit) sẽ là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí, dòng thu nhập bổ sung, nợ và chi phí vận hành.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu (revenue) sẽ là con số được thể hiện trên cùng (top line). Đây là thu nhập mà công ty tạo ra trước khi trừ đi các khoản chi phí.
Lợi nhuận (bottom line) là net income trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các chỉ số về lợi nhuận sẽ có sự khác nhau trên báo cáo kinh doanh, phổ biến nhất là 3 loại lợi nhuận được kể bên trên.
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về doanh thu và các loại lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh:
Công ty J.C.Penney có báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017 với các con số được ghi trên báo cáo hàng năm vào ngày 03/02/2018 như sau:
- Doanh thu hay tổng doanh thu thuần (Revenue or Total Net Sales): 12,50 tỷ USD.
- Lợi nhuận gộp (Gross Profit): 4,33 tỷ USD (Tổng doanh thu 12,50 tỷ trừ đi giá vốn bán hàng 8,17 tỷ USD).
- Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit): 116 triệu USD (đã trừ tất cả các chi phí cố định và biến đổi khác liên quan đến điều hành doanh nghiệp như tiền thuê nhà, tiền dịch vụ, tiền lương,…).
- Lợi nhuận hay thu nhập ròng (Profit or Net income): -116 triệu USD. (Lỗ)
Khi đề cập đến lợi nhuận của một công ty, người ta thường nói đến lợi nhuận ròng (net profit) thay vì lợi nhuận hoạt động hay lợi nhuận gộp. Vậy lợi nhuận (net profit) sẽ là khoản sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí.
Từ ví dụ trên có thể thấy, dù J.C.Penney tạo ra doanh thu 12,50 tỷ USD nhưng vẫn lỗ 116 triệu USD. Nguyên nhân do các khoản nợ hoặc chi phí vượt mức thu nhập.
Các phương pháp giúp tăng lợi nhuận hiệu quả
Các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm cách cải thiện lợi nhuận ròng của họ. Vậy họ đang làm cách nào để tăng lợi nhuận (Profit) của mình? Dưới đây là một số cách các doanh nghiệp tiêu biểu đang làm.
- Tăng doanh thu là các nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tăng lợi nhuận ròng và thực hiện bằng 3 cách đó là tăng giá sản phẩm/dịch vụ, bán nhiều sản phẩm hơn hoặc tìm khách hàng mới để tăng doanh số bán hàng.
- Cắt giảm chi phí cũng là cách tăng lợi nhuận được nhiều công ty áp dụng. Họ có thể cắt giảm chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc chi phí gián tiếp như chi phí chung, chi phí có hoặc không liên quan trực tiếp tới sản phẩm/dịch vụ.
- Loại bỏ sản phẩm không bán chạy, những sản phẩm kém chất lượng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận hiệu quả.
- Giảm hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận ròng, đặc biệt với doanh nghiệp phải đi thuê kho ngoài.
Trong đó, có một phương pháp khá toàn diện và được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư hiện nay là sở dụng các phần mềm hiện đại, chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MONA Ecommerce. Nhờ vào bộ tính năng hữu ích, vừa giúp tối ưu về các quy trình, cắt giảm bớt về nhu cầu nhân lực nhưng vẫn đảm bảo về hiệu quả quản lý, vận hành và tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Việc ứng dụng các phần mềm bán hàng chuyên nghiệp đang được đánh giá là chiến lược đầu tư thông minh, là “bước đi” thiết yếu để tăng trưởng về lợi nhuận với thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay.
Trên đây là một số chia sẻ về Profit là gì? Phân biệt gross-profit và net-profit, cách tính lợi nhuận, sự khác nhau giữa lợi nhuận và doanh thu. Hy vọng bài viết này của Mona Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Profit và biết cách tính, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tối ưu và quản lý dòng tiền trong kinh doanh
- Quy trình, giải pháp, phần mềm quản lý đơn hàng