Kỹ năng phân tích đang dần trở nên vô cùng quan trọng trong xu hướng phát triển hiện nay. Là yêu cầu đang rất được chú trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp. Vậy làm sao để xây dựng bộ kỹ năng phân tích tốt để áp dụng hiệu quả cho công việc và đời sống?
Kỹ năng phân tích là gì?
Kỹ năng phân tích là khả năng tổng hợp thông tin, nghiên cứu, giải thích và đánh giá thông tin theo một quy trình có hệ thống nhằm xác định cốt lõi các vấn đề đang gặp phải từ đó rút ra kết luận hợp lý và tìm ra phương hướng, giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Quá trình phân tích hoạt động như thế nào?
Kỹ năng này đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự xây dựng những kết quả có thể xảy ra trong từng bước của quá trình giải quyết vấn đề và liên tục nghiên cứu các ý tưởng mới liên quan đến chủ đề nếu cách giải quyết được vạch ra ban đầu chưa mang lại hiệu quả. Tư duy phân tích luôn được hoạt động theo trình tự như sau:
- Định vị chính xác những vấn đề đang gặp phải
- Sử dụng kỹ năng suy luận, quan sát, nghiên cứu để thu thập thông tin cần thiết
- Từ thông tin thu thập được để nắm bắt thực trạng, xây dựng cái nhìn toàn diện nhất với vấn đề
- Phân tích tất cả các giải pháp, ý tưởng mới dựa vào những công cụ, kiến thức về kỹ thuật phân tích dữ liệu
- Xem xét những giải pháp có tính khả thi cao để đánh giá và áp dụng chúng để ra quyết định một cách chính xác nhất
Tầm quan trọng của kỹ năng phân tích thông tin
Đây là kỹ năng đang được chú trọng ngay từ trường học để rèn luyện bản thân, xây dựng nền tảng cho con đường thăng tiến sự nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hết tầm quan trọng của kỹ năng này, không ít trường hợp các bạn phải phụ thuộc vào các thông tin có sẵn trên sách, Internet để khắc phục tạm thời khó khăn trong học tập mà về lâu dài đó sẽ là yếu tố cản trở bạn trong quá trình tìm việc sau này.
Vậy kỹ năng này quan trọng thế nào để khiến các doanh nghiệp luôn phải yêu cầu kỹ năng phân tích thông tin cho hầu hết các bộ phận khi tuyển dụng? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của kỹ năng phân tích đem lại cho cuộc sống và công việc:
Đánh giá vấn đề một cách khách quan
Trong các dự án lớn, xây dựng bản báo cáo công việc, đồ án hay luận văn bạn không thể sử dụng các lập luận như “ tôi nghĩ… ”,” theo tôi thấy…“, “ Tôi nghe nói… “ mà cần phải thực hiện những phương pháp thu thập số liệu, điều tra, nghiên cứu định tính, định lượng,… theo đúng kỹ thuật phân tích dữ liệu để đưa ra các con số thống kê có độ chính xác cao bám sát tình hình thực tế theo 1 quy mô nhất định. Đó mới là cách để bạn có thể đánh giá được thực trạng vấn đề hiện tại để tiến hành những bước tiếp theo.
Cải thiện hiệu quả công việc
Khi thực hiện chính xác và bài bản kỹ thuật phân tích dữ liệu đồng nghĩa với việc những dự án, báo cáo, luận văn bạn trình bày sẽ mang lại độ tin cậy cao, bạn có thể đánh giá chính xác vấn đề, tìm ra hướng giải quyết giúp bạn đạt được hiệu suất cao trong công việc cũng như làm tiền đề cho việc phát triển dự án, xây dựng các chiến thuật, chiến lược ngắn hạn, dài hạn của bản thân và doanh nghiệp đạt được thuận lợi.
Tạo ấn tượng tốt cho đối phương
Bạn thực hiện các dự án lớn chính là đang tự tạo các cơ hội cho bản thân trong con đường thăng tiến sự nghiệp khi mà đối tác, chuyên gia, các lãnh đạo sẽ chính là người xem xét, đánh giá báo cáo của bạn.
Với quá trình phân tích tạo được độ tin cậy cao, được xây dựng số liệu mô tả rõ ràng, đủ sức thuyết phục người xem chắc chắn bạn sẽ tạo được thiện cảm, ấn tượng tốt đẹp với đối phương. Là cơ sở giúp bạn được cân nhắc đề xuất lên vị trí chuyên viên phân tích cấp cao để thực hiện các dự án lớn hơn.
Dự đoán được cơ hội, rủi ro
Một người có kỹ năng phân tích vấn đề tốt là người có cái nhìn khách quan nhất thực trạng từ môi trường vi mô, vĩ mô, nội bộ,.. từ đó nhận định được những kịch bản, kết quả có thể xảy ra khi triển khai phân tích vấn đề nhằm hoạch định những đường lối, chiến lược khả thi, nắm bắt thời cơ tận dụng được những cơ hội từ thị trường để phát triển doanh nghiệp hay tìm phương án giảm thiểu rủi ro trước khó khăn, biến động được dự đoán có thể xảy ra trong tương lai.
Các tố chất cần có của một nhà phân tích giỏi
Yêu thích nghiên cứu
Bất cứ kỹ năng nào cũng đòi hỏi bạn cần phải có sự đam mê, hứng thú mới tạo nên cảm hứng để hoàn thành công việc hiệu quả, nghiên cứu cũng vậy. Không phải ai cũng đủ tố chất nhanh nhạy, kỹ năng cần thiết để thành thạo kỹ thuật phân tích.
Do đó việc bạn áp dụng các kiến thức căn bản để áp dụng như thế nào vào các bài tập nâng cao ngay khi còn trên ghế nhà trường chính là thước đo hữu hiệu nhất để xác định bạn có yêu thích công việc phân tích, nghiên cứu hay không.
Sáng tạo
Khả năng sáng tạo của bản thân khi áp dụng vào học tập, công việc và đời sống sẽ giúp cho mọi thứ được hoàn thành một cách linh hoạt hơn, tránh trường hợp vấn đề bị giải quyết một cách gượng ép, cứng nhắc.
Kỹ năng sáng tạo đòi hỏi bạn phải luôn bắt kịp với xu hướng đổi mới trên mọi lĩnh vực cũng như tích cực tiếp cận, đồng cảm được với mọi vấn đề từ các giác quan và đôi khi, bạn phải chấp nhận tỷ lệ rủi ro tương đối có thể xảy ra nhằm đạt được thành công vượt bậc trong công việc.
Phân tích dữ liệu và thông tin
Việc phân tích dữ liệu và thông tin ngày nay đã có phần thuận lợi hơn nhờ sự xuất hiện của các công cụ hỗ trợ cần thiết cũng như khối lượng thông tin ngày càng đa dạng phong phú trên khắp các nền tảng từ sách, báo cho đến Internet đều đang là những trợ thủ đắc lực tạo điều kiện để bạn thể hiện kỹ năng phân tích vấn đề.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng thành các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu như Excel, SPSS, SAT,… đòi hỏi quá trình học lâu dài kết hợp với việc thường xuyên thực hành để nắm vững tổng thể các kiến thức cũng như kỹ thuật sử dụng chúng.
Tổng hợp thông tin có chọn lọc
Như đã nói ở trên thì với khối lượng thông tin vô cùng rộng lớn hiện nay thì quá trình tổng hợp cần phải có sự tìm kiếm, chắt lọc thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, bám sát với vấn đề bạn đang muốn phân tích để giúp thông tin không bị nhiễu loạn, tránh những sai sót không đáng có khi tổng hợp thông tin.
Đưa ra quyết định sáng suốt
Dù quá trình tổng thể khi phân tích dữ liệu của bạn có tốt đến đâu nhưng nếu không thể đưa ra được phương án cuối cùng chuẩn xác thì dù trước đó quá trình phân tích kỹ lưỡng đến đâu cũng sẽ không mang lại ý nghĩa gì.
Do đó rèn luyện phân tích cũng phải bao gồm tố chất quyết đoán, dám nghĩ dám làm và không được bỏ cuộc. Thành bại trong các dự án, chiến lược sẽ phụ thuộc vào quyết định cuối cùng, một khi đưa ra quyết định sai lầm sẽ rất khó để sửa chữa lại.
Tư duy phản biện
Để tạo được sự thuyết phục trong phân tích, bạn không thể tránh khỏi trường hợp bị đối phương đặt ra những nghi vấn, trái chiều quan điểm. Khi bạn có được khả năng tư duy phản biện tốt chính là có được sự tự tin tuyệt đối, kiến thức vững chắc để bộc lộ kỹ năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề, thể hiện được lập luận sắc bén và thuyết phục mọi người đồng ý với quan điểm của mình.
Giao tiếp
Dù ý tưởng, lập luận trong đầu bạn có tốt đến đâu mà không thể diễn giải rõ ràng, liền mạch bằng lời nói và cử chỉ thì rất khó để tạo được sự thuyết phục. Chính vì vậy, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp đủ tốt, thể hiện được những phân tích của bạn theo cách rõ ràng và trực quan nhất sẽ là lợi thế tuyệt vời cho kỹ năng phân tích của bạn.
Bí quyết giúp bạn cải thiện kỹ năng phân tích
Tuy nhiên, để khả năng tư duy phân tích ngày càng được nâng cao và phát triển tốt hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các bí quyết hiệu quả dưới đây:
- Thực hành làm các bài tập toán từ cơ bản đến nâng cao để bạn có thể nắm vững công thức cho những bài cơ bản, làm bàn đạp để tư duy logic, sáng tạo cho các bài nâng cao hơn.
- Ghi lại những việc bạn đã làm bằng nhật ký để bản thân có thể nhìn lại và tự đánh giá những việc bạn đã hoàn thành hay chưa hoàn thành làm động lực giúp bản thân ngày một hoàn thiện hơn.
- Học cách quan sát để ý mọi thứ xung quanh để hình thành thắc mắc về những điều mới lạ, khám phá những điều bạn chưa thật sự hiểu và nghiên cứu thêm những điều mới mẻ.
- Chơi những trò chơi trí tuệ đòi hỏi kỹ năng tư duy cao như Sudoku, Cờ Vua, Brain Out,…
- Tích cực giao tiếp thật nhiều với đồng nghiệp, bạn bè để có kinh nghiệm trong việc phân tích các chủ đề và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
- Thiết lập sơ đồ tư duy cho từng vấn đề, để bạn có thể đưa ra các hướng giải quyết cho từng trường hợp, là cơ sở để bạn tìm ra được phương án tốt nhất có thể.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích như SPSS, Microsoft Power BI, Google Analytics,…
- Tham gia các dự án nghiên cứu khoa học lớn thông qua các cuộc thi cấp trường, cấp thành phố,…
- Tham gia các khóa học kỹ năng phân tích tại các trung tâm, học viện đào tạo kỹ năng mềm.
Với các bạn đang muốn tìm cơ hội để được thực hành cũng như nâng cao Kỹ năng phân tích của bản thân có thể tham khảo khóa học phương pháp tư duy giải quyết vấn đề và ra quyết định tại Học viện PMS, với 15 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn - đào tạo doanh nghiệp cùng đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu từng là cố vấn cho các tập đoàn đa quốc gia.
Khóa học sẽ giúp học viên nắm bắt được cụ thể tầm quan trọng, đánh giá chính xác tố chất bản thân và đưa ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc cách thức vận hành kỹ thuật tư duy phân tích đạt được hiệu quả tối ưu khi áp dụng vào công việc thực tế.