Trong lịch sử phát triển hơn 20 năm của internet, giao thức đầu tiên được sử dụng chính là Telnet. Tuy nhiên, hiện nay Telnet đã không còn được nhắc đến nhiều và đã được thay thế bởi SSH. Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu Telnet là gì và cách giao thức đầu tiên này đã hoạt động.
Telnet là giao thức mạng được sử dụng để truy cập vào một máy tính. Đồng thời cung cấp một kênh giao tiếp hai chiều, có tính tương tác giữa hai máy. Telnet thực hiện lệnh người dùng theo giao thức TCP/IP để tạo các session từ xa. Trên web, giao thức HTTP và FTP chỉ cho phép người dùng yêu cầu các file cụ thể từ máy tính ở xa. Mặt khác với Telnet, người dùng có thể đăng nhập như một người dùng thông thường. Cùng với đó là đầy đủ các quyền được cấp cho các ứng dụng cụ thể và dữ liệu trên chúng.
Ví dụ về cú pháp cho một request của lệnh Telnet:
Output của request là một yêu cầu đăng nhập với ID người dùng. Sau đó, chương trình sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu. Nếu được chấp nhận, người dùng sẽ được cấp quyền truy cập vào server từ xa. Telnet phần lớn được sử dụng với các nhà phát triển phần mềm. Bên cạnh đó là những ai có nhu cầu sử dụng các ứng dụng hoặc dữ liệu cụ thể đặt tại một máy từ xa.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về giao thức mạng qua các bài viết sau:
Ban đầu, Telnet đã được triển khai trên giao thức Network Control Program (NCP). Sau này được gọi là Teletype Over Network Protocol (TONP). Telnet được chính thức ra mắt vào ngày 5 tháng 3 năm 1973. Lúc đầu, nó sử dụng mã ASCII để cho phép các máy tính từ xa giao tiếp với văn bản cơ bản.
Theo thời gian, các phần mở rộng đã được tạo ra. Từ đó Telnet xuất hiện như một công cụ cho các lập trình viên trong nhiều thập kỷ. Phiên bản đầu tiên đã được tạo ra cho ARPANET, tiền thân của internet hiện đại, vào những năm 1960. Giao thức Telnet được phát triển bởi các nhà nghiên cứu và chuyên gia vào 1971. Sau đó là hệ thống Telnet vào năm 1983.
Telnet sở hữu một cấu trúc vô cùng đơn giản, giao thức này chỉ truyền tải dòng lệnh bằng 2 bộ phận cơ bản gồm khách hàng (tức Client) cùng máy chủ (Server). Trong đó, máy chủ sẽ đảm nhiệm việc làm nhà cung cấp dịch vụ Telnet và thực hiện các ứng dụng của khách hàng.
Bên dưới đây là một vài lệnh Unix/Linux phổ biến cho webmasters khi sử dụng qua SSH (bản sau này của Telnet):
Để khách hàng thuận tiện với việc quản lý, giao thức Telnet này tương thích với hầu hết các loại thiết bị. Trong đó có thể kể đến như: Smartphone, Windows, Linux, máy tính, Router, máy ảnh, Switch,…
Telnet là giao thức client-server, có thể dùng để mở dòng lệnh trên một máy tính từ xa (thường là server). Ngoài ra, giao thức này còn có thể được dùng để ping một cổng, đồng thời kiểm tra xem cổng đó có đang mở hay không. Telnet hoạt động trên trình giả lập kết nối đầu cuối ảo (virtual endpoint terminal), sử dụng những giao thức tiêu chuẩn để hoạt động như một thiết bị đầu cuối vật lý. Song đó, FTP cũng có thể được sử dụng cùng với Telnet phục vụ cho nhu cầu gửi tệp dữ liệu.
Người dùng kết nối từ xa với một máy bằng Telnet (việc này được gọi là Telneting). Sau khi đã nhập tên người dùng, mật khẩu để truy cập, người dùng được cho phép chạy các dòng lệnh trực tiếp trên các máy tính từ xa. Địa chỉ IP sẽ luôn luôn khớp với máy tính đó bất kể ở vị trí địa lý nào của người dùng.
Telnet có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau trên server. Bao gồm chỉnh sửa file, chạy các chương trình, kiểm tra email. Một số server cho phép kết nối từ xa bằng Telnet để truy cập dữ liệu công cộng. Từ đó có thể chơi game, xem tin tức, dự báo thời tiết ở các khu vực… Hơn nữa, chúng vẫn có khả năng tương thích với các hệ thống cũ rất tốt.
Người dùng có thể kết nối với mọi phần mềm text-based, không mã hóa qua Telnet, từ server web đến cổng. Ngoài ra còn có thể mở dấu nhắc lệnh trên server từ xa, nhập từ Telnet tên hoặc địa chỉ IP của server. Bên cạnh đó là kiểm tra xem cổng mở hay đóng thông qua ping cổng bằng kết nối Telnet. Một cổng đang mở sẽ hiển thị màn hình trống, và thông báo lỗi khi kết nối nếu cổng bị đóng.
Telnet bản chất không phải là một giao thức an toàn và cũng không hề được mã hóa. Bằng cách giám sát kết nối của người dùng, bất kỳ ai cũng có thể đánh cắp tên người dùng, mật khẩu và nhiều thông tin cá nhân khác thông qua Telnet. Từ đó có thể lấy được quyền truy cập vào thiết bị của người dùng. Mặc dù với nhược điểm lớn là bảo mật kém, những ưu điểm về tốc độ, sự đơn giản của Telnet đã tạo tiền đề cho sự ra đời của một giao thức mạnh mẽ hơn, đó là SSH.
Hiện nay, một số hệ thống hiện đại cho cho phép kết nối dòng lệnh với SSH hoặc thông qua VPN. Sở dĩ là vì lý do bảo mật, nhiều tổ chức chuyên nghiệp yêu cầu sử dụng SSH hay PuTTY, thay cho Telnet. Trong đó, SSH là giải pháp thay thế được sử dụng phổ biến nhất. Chủ yếu vì nó có khả năng mã hóa tất cả lưu lượng khi gửi.
Ngoài ra, khác với các giao thức mới, Telnet không hỗ trợ GUI, do đó nó không tương thích với nhiều chương trình hiện đại như máy tính bảng, trình duyệt web hay các bộ xử lý văn bản và phần mềm mô phỏng. Bởi vì chúng chạy giao diện đồ họa phức tạp.
Giao thức này không chứa đồ họa, chúng sở hữu một giao diện “thuần text”. Khác biệt hoàn toàn với giao diện màn hình của Firefox, Google Chrome. Người nhìn sẽ hơi khó hiểu bởi giao thức Telnet bao gồm một màn hình với những dòng text.
Được nhận xét là thiếu an toàn đối với người dùng, theo đó, những lệnh của Telnet còn thô sơ và hơi khó để người dùng tiếp thu. Cũng vì đó mà hiện nay, Telnet không còn được sử dụng nữa. Tuy nhiên, nếu thật có nhu cầu người dùng có thể mở nó lên trong loạt Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows Vista,… và sử dụng bình thường.
Trên đây, tôi giới thiệu tổng quan Telnet là gì kèm những nội dung xoay quanh giao thức lâu đời này đến độc giả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay bên dưới, tôi sẽ giải đáp nhanh nhất! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/index.php/telnet-la-gi-cach-thuc-hoat-dong-cua-giao-thuc-telnet-a18429.html