Dưới đây là hình ảnh một bảng điều khiển loa kéo thông dụng
Giúp chỉnh mức âm lượng của nhạc bài hát, thường để ở mức cao hơn âm lượng micro.
Nút Bass được sử dụng để tùy chỉnh âm trầm tùy theo sở thích và thể loại nhạc của người nghe.
Nút Treble cho phép người dùng kiểm soát dải âm cao của âm nhạc trên các mẫu loa kéo phổ biến
Nút Mic. Vol là nút tăng giảm âm lượng cho giọng hát, tùy nhu cầu mà tùy chỉnh, tuy nhiên không nên chỉnh âm lượng micro lớn hơn âm lượng nhạc, việc chỉnh âm lượng mic quá lớn cũng gây ra tiếng hú.
Là nút chỉnh mức âm lượng cho đàn ghita áp dụng trong trường hợp bạn muốn kết nối âm thanh từ ghita vào loa kéo.
Nút M.Bass là nút hỗ trợ âm trầm, những người hát âm trầm kém thì có thể tăng mức M. Bass để hỗ trợ lúc hát tông thấp, giúp giọng hát khỏe hơn.
Nút M. Treble là nút hỗ trợ âm bổng và cao, những người hát tông cao yếu thì có thể tăng mức M. Treble để hỗ trợ lên giọng tốt hơn.
Echo tạo ra tiếng vọng cho âm thanh giúp người hát không phải tốn quá nhiều hơi mà vẫn vang và trong trẻo không khác gì ca sĩ chuyên nghiệp. Bạn có thể tùy chỉnh Echo lên cao hoặc giảm xuống tùy vào gu âm nhạc nhưng đừng quá cao sẽ dễ phản tác dụng, gây chói tai.
Khi ở trong không gian hẹp, bạn nên để Echo thấp thì hát sẽ hay hơn và không gây khó chịu. Ngược lại, nên tăng Echo khi ở ngoài không gian rộng.
Delay là độ trễ của âm phát ra sau so với âm trước đó. Việc điều chỉnh nút này khó, yêu cầu bạn phải có sự tập trung cao mới đảm bảo lời hát rành mạch, rõ ràng và không gặp phải tình trạng chồng âm. Chỉnh Delay phải tỷ lệ thuận với Repeat, nếu độ trễ quá cao sẽ gây tiếng hú vang lúc hát.
Nếu Echo là độ lớn của tiếng vang, thì Delay chính là độ dài của tiếng vang. Cách chỉnh Delay chuẩn là làm sao để tiếng vang vừa kết thúc khi câu hát tiếp theo bắt đầu cất lên.
Tùy vào một số phiên bản loa kéo, có lúc nút MODE chuyển tên thành SOURCE có tác dụng để chuyển đổi giữa các chế độ hát bao gồm:
Chế độ LINE: Dùng để kết nối loa kéo với các thiết bị đầu vào đầu ra thông qua dây kết nối (jack cắm), cổng USB, cổng thẻ nhớ…
Chế độ BLUE: Dùng để kết nối loa kéo với các thiết bị đầu ra như điện thoại, tivi, laptop… thông qua chức năng bluetooth.
Chế độ OPT: Dùng để kết nối loa kéo với các thiết bị khác thông qua cổng quang học.
Là nút tạm ngưng hoặc tiếp tục phát bài hát hiện tại, áp dụng khi danh sách nhạc đưa vào loa kéo là từ USB, thẻ nhớ hoặc dây kết nối.
Là nút phát lùi lại bài hát trước đó, áp dụng khi danh sách nhạc đưa vào loa kéo là từ USB, thẻ nhớ hoặc dây kết nối.
Là nút chuyển phát đến bài tiếp theo, áp dụng khi danh sách nhạc đưa vào loa kéo là từ USB, thẻ nhớ hoặc dây kết nối.
Bên cạnh các nút chức năng và ý nghĩa của chúng, thì loa kéo còn có nhiều bộ phận chức năng khác như:
Cổng cắm Guitar, cổng micro có dây, cổng âm thanh đầu vào L.IN (Aux Input), cổng âm thanh đầu ra L.OUT (Aux Output), cổng kết nối với USB, cổng kết nối với thẻ nhớ SD/MMC, cổng quang học, cổng cắm điện (sạc), công tắc nguồn (AC/DC) …
Hi vọng với bài chia sẻ trên đã giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về từng chức năng các nút điều khiển trên loa kéo.
Link nội dung: https://tree.edu.vn/index.php/hieu-dung-ve-cac-nut-tren-bang-dieu-khien-loa-keo-a18094.html