Chỉ số CPI thường xuyên được nhắc đến trong những tin tức về kinh tế bởi chỉ số này rất quan trọng với cả một quốc gia, cho thấy nền kinh tế có đang khỏe mạnh hay không.
Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là chỉ số tiêu dùng được sử dụng để đo lường và tính toán số tiền trung bình một người dân dùng để mua hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. CPI tính theo đơn vị phần trăm (%), biểu hiện cho sự tăng lên hay giảm xuống của giá cả hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định
Giỏ hàng hóa và dịch vụ được dùng để tính chỉ số CPI bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, nhà ở, quần áo, giáo dục, truyền thông, phương tiện di chuyển, giải trí, y tế và những mặt hàng thiết yếu khác.
Chỉ số CPI cho biết người số tiền bình quân người dân chi cho hàng hóa thiết yếu
CPI cho thấy mức độ biến động của giá bán lẻ các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu thường xuyên xuất hiện trong sinh hoạt của người dân.
Dựa vào chỉ số này, nhà kinh tế học có thể theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân theo các tháng, năm và có kế hoạch điều chỉnh chính sách phù hợp, kiểm soát giá cả.
Nói chung, CPI có thể được coi là chỉ báo kinh tế vĩ mô về lạm phát và là một trong những công cụ được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sử dụng để kiểm tra sự ổn định giá và dùng để giảm phát trong tài khoản quốc gia.
CPI tăng nhanh cho thấy giá cả đang tăng lên nhanh chóng, lạm phát đang diễn ra, nếu không kiểm soát kịp thời có thể thành siêu lạm phát dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế.
Ngược lại, nếu CPI giảm quá mức cũng không phải tín hiệu tốt bởi nó cho thấy giá cả đang bị xuống thấp quá mức, không có lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, không có lợi cho nền kinh tế.
CPI là một trong những chỉ báo về lạm phát, giảm phát
Như đã phân tích, Consumer Price Index phản ánh mức độ tăng hoặc giảm của giá bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Khi chỉ số CPI tăng thì nghĩa là giá cả trung bình của các loại hàng hóa đang tăng, ngược lại CPI giảm cho thấy giá hàng hóa xuống thấp, mức tiêu dùng trung bình của người dân cũng giảm.
Trong kinh tế học vĩ mô, chỉ số CPI là thước đo sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia, cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát hay giảm phát. Bởi vậy Chính phủ các nước luôn theo dõi chặt chẽ chỉ số này để kịp thời điều chỉnh bằng những chính sách phù hợp, không để nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, sụp đổ.
CPI phản ánh mức giá và sự tăng giảm giá của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu
Như vậy, CPI chính là yếu tố nền tảng để Chính phủ làm cơ sở nghiên cứu tình trạng nền kinh tế vĩ mô, xác định tỷ lệ lạm phát hay đánh giá sức mua của đồng tiền quốc gia.
Nếu mức giá tăng thì sức mua tiền tệ giảm bởi đồng tiền đang mất giá, khi đó người dân chuyển sang tích lũy các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản…
Để tính được chỉ số giá tiêu dùng, nhà nghiên cứu kinh tế cần phải khảo sát thị trường để xác định giá cả các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu, tiêu biểu mà người dân thường hay mua trong một thời gian cố định. Tiếp đến, tính toán chi phí người dân phải bỏ ra khi mua giỏ hàng hóa, dịch vụ đó
từ đó tính chỉ số CPI theo công thức sau:
Công thức tính chỉ số CPI và ví dụ cụ thể
Trong công thức trên, t là giai đoạn xem xét để tính chỉ số giá tiêu dùng, kỳ cơ sở được lấy bất kỳ, thường là từ 5 đến 7 năm. Chỉ số giá tiêu dùng năm gốc luôn bằng 1
Trên thực tế có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị trong giỏ hàng. Quyền số này dùng để tính CPI cho các thời kỳ sau.
CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm, tính cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa… tùy theo mục đích nghiên cứu. Ngoài CPI các nhà kinh tế học cũng tính toán chỉ số giá bán buôn (mức giá của giỏ hàng khi doanh nghiệp mua vào).
Ở Việt Nam, việc tính toán CPI ở do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số dựa trên kết quả của Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm Lương thực - Thực phẩm (cực kỳ thiết yếu) chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ 3,8%.
Việc tính toán chỉ số CPI sẽ không đảm bảo chính xác 100% bởi nhiều nguyên nhân như: Thị trường luôn xuất hiện các mặt hàng mới mà CPI chưa kịp cập nhật, giá cả thị trường luôn biến động không ngừng trong khi giá trong giỏ hàng ít thay đổi khiến CPI có thể phản ánh giá cao hơn thực tế.
Bên cạnh đó, CPI cũng không thể hiện chất lượng của hàng hóa cũng không phản ánh chính xác số liệu của người dân thành thị hay nông thôn, mức thu nhập của người dân.
Nói cách khác, Consumer Price Index chỉ phản ánh chi phí sinh hoạt trung bình của người dân, không thể hiện chất lượng sống, khu vực có chỉ số giá tiêu dùng cao không có nghĩa là giá cao hơn khu vực có chỉ số giá thấp.
Do công thức tính chỉ số CPI sử dụng giỏ hàng cố định nên nếu như tất cả các mặt hàng cố định trong giỏ đồng loạt tăng giá thì người dân có xu hướng ít chi tiêu lại, thế nhưng nếu chỉ có một vài mặt hàng tăng thì người dân sẽ chuyển sang mua các loại tương tự với giá thấp hơn. Điều này khiến CPI luôn cao hơn chỉ số thực.
Việc tính CPI vẫn còn nhiều vấn đề thiếu chính xác
Một nguyên nhân nữa khiến CPI khác với thực tế là bởi luôn có các mặt hàng mới xuất hiện trên thị trường mà giỏ hàng hóa chưa cập nhật, người dân thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa mới hoặc mua loại hàng hóa rẻ để được nhiều hơn.
Khi thị trường có thêm hàng hóa mới thì 1đơn vị tiền tệ sẽ mua được các sản phẩm đa dạng hơn do đó khiến CPI bị sai lệch.
Khi chỉ số giá tiêu dùng giảm thì giá trị giỏ hàng hóa cố định hay giá cả hàng hóa/ dịch vụ giảm. Trong trường hợp này, nếu thu nhập của người dân không thay đổi, thì họ sẽ có cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống hằng ngày do có thể mua được nhiều hàng hóa hơn, sử dụng được nhiều dịch vụ hơn.
Chỉ số CPI giảm thì người dân có cơ hội tăng chất lượng cuộc sống
Ngược lại, khi chỉ số tiêu dùng tăng cho thấy giá các sản phẩm đang tăng lên, mọi thứ đắt đỏ hơn, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Với mức thu nhập không thay đổi, họ sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn hơn để mua nhu yếu phẩm, do đó sẽ phải cắt bớt một số khoản cần thiết để tiết kiệm chi phí.
Tỷ lệ CPI là chỉ báo về lạm phát, tăng cùng chiều với lạm phát. Chỉ số CPI tăng cho thấy giá của các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tăng lên, đắt đỏ hơn, kéo theo tỉ lệ lạm phát cũng tăng theo. Đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi CPI tăng cao là tầng lớp người dân có thu nhập thấp.
Trong khi đó, mức tăng thu nhập của đối tượng dân cư này thường rất thấp; thay đổi không đáng kể, bởi vậy nếu giá cả nhu yếu phẩm tăng thì họ sẽ phải tính toán trong chi tiêu và lượng hàng hóa có thể mua được sẽ giảm đi.
Chỉ số CPI tăng cho thấy hàng hóa đắt đỏ, người dân khó khăn
Trong một vài trường hợp, lạm phát giảm lại có tác động tích cực, ví dụ như khi Việt Nam phổ biến internet, người dân có xu hướng chuyển sang gọi điện thoại qua internet bằng các ứng dụng Messenger, Zalo, Viber… thay vì gọi điện thông thường nên cước phí phải trả cho việc gọi điện giảm.
Lạm phát ở một mức độ vừa phải sẽ kích thích nền kinh tế phát triển, thế nhưng lạm phát quá cao có thể gây ra khủng hoảng, ngược lại, lạm phát quá thấp cũng không hoàn toàn tốt.
Trong nửa đầu của năm 2023, chỉ số CPI liên tiếp tăng, tháng sau tăng cao hơn tháng trước và cao hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể như sau:
Tháng 1/2023: CPI tăng 0,52% so với tháng 12/2022 trong đó có 8 nhóm hàng hóa dịch vụ tăng giá, 2 nhóm giảm (giáo dục và nhà ở, vật liệu xây dựng) và 1 nhóm giữ giá ổn định (bưu chính viễn thông). Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát tháng 1/2023 tăng 0.46% so với tháng tước và tăng 5.21% so với cùng kỳ năm trước..
Tháng 2/2023:CPI tăng 0.45% so với tháng trước trong đó 5 nhóm hàng hóa tăng (giao thông,nhà ở và vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế, hàng hóa dịch vụ khác), 6 nhóm có chỉ số giá giảm (giáo dục, dịch vụ ăn uống, đồ uống và thuốc lá, bưu chính viễn thông, may mặc, mũ nón, giày dép, văn hóa giải trí và du lịch).
Tháng 3/2023:CPI tăng 0.23% so với tháng trước với 5 nhóm tăng (nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác, nhóm thiết bị gia đình,nhóm văn hóa, giải trí và du lịch) và 6 nhóm giảm (giáo dục, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm, nhóm giao thông, nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép và bưu chính viễn thông)
Tháng 4/2023:CPI giảm 0.34% so với tháng trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước. Có 7 nhóm hàng giảm giá (hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giáo dục, Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng) và 4 nhóm tăng giá (Nhóm giao thông, đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế)
Tháng 5/2023:CPI tăng 0.01% so với tháng trước. 8 nhóm hàng hóa tăng (nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất tiếp theo là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác, nhóm đồ dùng trong gia đình, Nhóm đồ uống và thuốc lá,
Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép, Nhóm thuốc và dịch vụ y tế) và 3 nhóm giảm (giáo dục, bưu chính viễn thông và nhóm giao thông)
Tháng 6/2023:CPI tăng 0.27% so với tháng trước với chỉ 1 nhóm giảm là bưu chính viễn thông, còn lại đều tăng. Lạm phát cơ bản trong tháng 6/2023 cũng tăng 0,24% so với tháng tước và tăng 4,33% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể thấy nửa đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng CPI nhìn chung là tăng cũng phần nào cho thấy lạm phát đang diễn ra, người dân đang phải giảm chi tiêu trước tình hình việc làm khó khăn.
Qua những thông tin về chỉ số giá tiêu dùng CPI được TOPI trình bày ở trên, chắc hẳn bạn có thể hiểu rõ về chỉ số quan trọng của nền kinh tế và nắm bắt được chỉ số CPI Việt Nam nửa đầu năm 2023. Hãy theo dõi thêm những bài viết khác để biết thêm những thông tin thú vị về đầu tư, tài chính nhé.
Tìm hiểu thêm: Khi lạm phát nên đầu tư gì? 5 kênh đầu tư hiệu quả khi lạm phát tăng cao
Link nội dung: https://tree.edu.vn/index.php/chi-so-cpi-la-gi-cong-thuc-tinh-chi-so-gia-tieu-dung-cpi-nhanh-chong-a15819.html