Biên Lai Điện Tử Là Gì?

Hiện nay, biên lai điện tử đang được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp và được đánh giá là những giải pháp thông minh, hữu ích trong khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý biên lai.Vậy biên lai điện tử là gì? Cùng hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Biên Lai Điện Tử Là Gì?

1. Biên lai là gì? Biên lai điện tử là gì?

1.1 Biên lai là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC biên lai được định nghĩa như sau:

“Biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.”

Các loại biên lai

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC biên lai được chia làm 2 loại chính gồm có:

Biên lai không in sẵn mệnh giá áp dụng cho các trường hợp sau:

>>>>> Tìm hiểu ngay Bị Cưỡng Chế Hóa Đơn Là Gì?

1.2 Biên lai điện tử là gì?

Khái niệm: Biên lai điện tử là một hình thức biên lai, biên lai điện tử được hình thành muộn hơn so với các loại biên lai giấy đặt in và biên lai tự in.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC biên lai điện tử được định nghĩa như sau:

“Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

Hiện nay việc sử dụng biên lai điện tử trở nên phổ biến đặt biệt là khi Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính Phủ chính thức có hiệu lực và buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử hạn chót đến ngày 1/11/2020.

Biên lai điện tử giúp việc tra cứu được thực hiện dễ dàng, thuận tiện khi hạch toán kế toán, làm sổ sách kê khai thuế.

2. Điểm khác biệt giữa biên lai điện tử và biên lai giấy

Khi doanh nghiệp sử dụng biên lai điện tử sẽ có những lợi ích vượt trội hơn biên lai giấy như sau:

Biên Lai Điện Tử Là Gì?

3. Nội dung trên biên lai điện tử

Cũng giống như biên lai giấy, biên lai điện tử muốn đảm bảo có giá trị pháp lý thì cũng cần phải tuân theo những quy định, yêu cầu nội dung bắt buộc của pháp luật.

Cụ thể, tại Điều 3, Thông tư 303/2016/TT-BTC, ban hành ngày 15/11/2016, Bộ Tài chính đã quy định rất chi tiết các nội dung bắt buộc trên biên lai bao gồm:

Theo đó, ký hiệu mẫu biên lai được hiểu là các thông tin thể hiện tên loại biên lai, số liên biên lai và số thứ tự mẫu trong một loại biên lai (thường thì một loại biên lai có thể có nhiều mẫu biên lai).

Ký hiệu biên lai lại khác, đây là dấu hiệu phân biệt biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối là biểu hiện ký hiệu của năm lập biên lai. Ví dụ biên lai được lập năm 2019 thì 02 số cuối sẽ là 19.

Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu biên lai, gồm 7 chữ số. Với mỗi ký hiệu biên lai thì số thứ tự sẽ được bắt đầu từ số 0000001.

Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc phải đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt, có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Chữ số ghi trên biên lai là các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Đồng tiền ghi trên biên lai là đồng Việt Nam. Trường hợp loại phí, lệ phí được pháp luật quy định có mức thu bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam.

Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai điện tử cho phù hợp với thực tế, tổ chức thu phí, lệ phí có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xem xét và có hướng dẫn trước khi thực hiện.

>>>>> Xem ngay Cách Hạch Toán Hàng Về Trước Hóa Đơn Về Sau

4. Biên lai điện tử sai sót xử lý thế nào?

Khi lập biên lai điện tử đôi khi không thể tránh được những sai sót, khi phát hiện sai sót trên biên lai điện tử cần giải quyết như sau:

- Trường hợp 1: Biên lai điện tử chưa kê khai nộp phí và người nộp phí chưa hạch toán chi phí.

Giải pháp: Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và người nộp phí xác nhận sai sót qua email. Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thực hiện hủy biên lai đã lập và lập biên lai mới theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp 2: Biên lai điện tử đã kê khai nộp phí và người nộp phí đã hạch toán chi phí, nếu phát hiện sai sót.

Giải pháp: Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và người nộp phí lập văn bản thỏa thuận có chữ ký của cả hai bên ghi rõ sai sót. Đồng thời Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh sẽ lập biên lai điều chỉnh sai sót theo quy định của pháp luật.

Biên Lai Điện Tử Là Gì?

Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giúp nhiều đơn vị biết về biên lai điện tử là gì? Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 - 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS - Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY

Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 - 1900 56 56 53

Website: https://easyinvoice.vn/

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Tags: hóa đơn điện tửphần mềm hóa đơn điện tử

Link nội dung: https://tree.edu.vn/index.php/bien-lai-dien-tu-la-gi-a14490.html