Trong hoạt động phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ dựa vào nhiều tiêu chí để đánh giá. Một trong số đó, tỷ suất lợi nhuận là chỉ số cơ bản và quan trọng đầu tiên mà nhà quản trị cần quan tâm. Hãy cùng 1Office tìm hiểu thêm về các loại tỷ suất lợi nhuận, công thức tính, vai trò cũng như ý nghĩa của từng loại trong bài viết sau nhé!
1. Tỷ suất lợi nhuận là gì? Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin) biểu thị tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thu được và một chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả sinh lời. Có nhiều loại tỷ suất lợi nhuận dựa trên các chỉ số khác nhau để đánh giá hiệu quả sinh lời, bao gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tuy nhiên, trong thực tế, khi nói đến “tỷ suất lợi nhuận” mà không đề cập cụ thể các chỉ tiêu đi kèm, thường sẽ hiểu rằng đang nói tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - chỉ số ROS (Return on Sales).
Xem thêm: Profit Margin là gì? Cách tính 3 loại biên lợi nhuận chuẩn xác nhất
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ số biểu thị khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn, tài sản hoặc doanh thu. Ví dụ, nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của một doanh nghiệp là 4%, điều này có nghĩa là 100 đồng doanh thu tạo ra 4 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng tạo lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Nó phản ánh kết quả của quá trình kinh doanh.
- Nếu tỷ suất lợi nhuận là giá trị dương, điều này chứng tỏ rằng dự án đầu tư, công ty hoạt động có lãi. Giá trị của tỷ suất lợi nhuận càng cao, lợi nhuận mà công ty thu về càng lớn.
- Nếu tỷ suất lợi nhuận là giá trị âm, điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp đang ghi nhận lỗ. Khi đó, công ty cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh để khắc phục tình trạng thua lỗ.
2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
2.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số thường được áp dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trong một giai đoạn thời gian cụ thể. Biên lợi nhuận gộp là thước đo cho biết mức thu nhập/lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu về với mỗi đồng doanh thu được tạo ra.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)= Lợi nhuận gộp*=Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bánDoanh thu thuầnDoanh thu thuầnÝ nghĩa và cách đánh giá chỉ số Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao, thường cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động có lãi và hiệu quả. Tuy nhiên, một biên lợi nhuận gộp thấp không nhất thiết có nghĩa là doanh nghiệp đang kém hiệu quả trong kinh doanh. Để đánh giá liệu mức độ của chỉ số này là tốt hay không, chúng ta cần xem xét theo bối cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
Nhìn chung, một chỉ số biên lợi nhuận gộp tốt thường có những đặc điểm sau:
- Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng qua các chu kỳ: Nếu mức biên lợi nhuận tăng qua từng giai đoạn thời gian, đây là một tín hiệu tích cực. Đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, và hiệu quả sản xuất liên tục.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn so với trung bình ngành: Mức biên lợi nhuận thấp không hẳn luôn chỉ ra doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Quan trọng là so sánh chỉ số này giữa các công ty trong cùng một ngành thay vì so sánh chúng giữa các ngành khác nhau. Nếu biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cao hơn so với trung bình ngành, điều này cho thấy công ty có khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả hơn và có lãi cao hơn so với các đối thủ cùng ngành.
* Lưu ý: Nhiều người dễ nhầm lẫn lợi nhuận gộp (Gross profit) và lợi nhuận ròng (Net profit). Hãy xác nhận rằng bạn sử dụng đúng số liệu Lợi nhuận gộp cho công thức trên
Xem thêm: Net profit là gì? Vai trò & Công thức tính lợi nhuận ròng
2.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS - Return On Sales) hoặc tỷ suất lợi nhuận ròng biểu thị tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu, đồng thời có thể được hiểu là tỷ suất sinh lời từ doanh thu. Chỉ số ROS là công cụ đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bằng cách phân tích phần trăm doanh thu tổng cộng được chuyển đổi thành lợi nhuận hoạt động.
Xem thêm: Chỉ số ROS: Công thức tính và ý nghĩa trên báo cáo tài chính
Công thức tính chỉ số ROS
Để tính chỉ số ROS, bạn cần lấy lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) và chia cho doanh số bán hàng. Công thức cụ thể như sau:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100% (đơn vị: %)
Trong đó:
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng thực tế - Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Tổng tiền thuế phải đóng + các khoản thuế bị hoãn lại.
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận ròng
Chỉ số ROS có tầm quan trọng không thể phủ nhận trong báo cáo tài chính vì nó cung cấp thông tin then chốt về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Trong báo cáo tài chính, chỉ số ROS có những tác động sau:
- Đánh giá hiệu suất lợi nhuận: ROS là chỉ số biểu thị khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị doanh thu. Nó giúp xác định liệu doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận đủ lớn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh hay không.
- So sánh với ngành: ROS cho phép so sánh hiệu suất của doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng ngành. Điều này hỗ trợ việc đánh giá xem doanh nghiệp có cạnh tranh tốt hơn hay kém hơn so với các đối thủ cùng lĩnh vực.
- Dự báo tương lai: Mức ROS cao có thể dự đoán một triển vọng tích cực cho tương lai, gây ấn tượng tích cực với các nhà đầu tư hoặc nguồn vốn ngoại.
- Đo lường hiệu suất quản lý: ROS phản ánh khả năng quản lý của ban lãnh đạo và quản lý cấp cao trong việc tối ưu hóa nguồn lực và quy trình kinh doanh.
- Cơ sở để điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa chi phí vận hành: ROS là một công cụ quan trọng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Khi ROS thấp, doanh nghiệp có thể xem xét điều chỉnh giá sản phẩm và cắt giảm chi phí không cần thiết.
3. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
ROA là viết tắt của “Tỷ suất Lợi nhuận trên Tài sản” (Return On Asset), đo lường khả năng của một doanh nghiệp sinh lời từ mỗi đơn vị tài sản. Chỉ số này cho biết với một đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư, nó sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu tỷ suất này cao, điều này cho thấy lợi nhuận sau thuế đang tăng, doanh nghiệp đang quản lý chi phí hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ suất này giảm, điều này có nghĩa lợi nhuận sau thuế đang giảm, thậm chí có thể thâm hụt so với số vốn đã được đầu tư.
Công thức tính chỉ số ROA:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời ròng của tài sản là một thước đo tài chính tổng thể phản ánh khả năng sinh lời của một doanh nghiệp so với tổng số tài sản mà nó sở hữu. Tỷ lệ này phản ánh cách mà một doanh nghiệp hoạt động bằng cách so sánh lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp kiếm được với số vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản. Mức ROA cao thể hiện mức độ hiệu quả của việc quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế.
4. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE, viết tắt của Return on Equity, là tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu của doanh nghiệp. ROE cho thấy khả năng sử dụng vốn một cách hiệu quả của doanh nghiệp và đồng thời thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong cùng ngành.
Công thức tính chỉ số ROE:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn chủ sở hữu
Nếu ROS tăng lên, điều này có thể dẫn đến sự tăng ROE, với điều kiện không có sự tăng lên đáng kể trong cơ cấu vốn sở hữu. Khi doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ doanh số bán hàng mà không cần thay đổi cơ cấu vốn, ROE sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, nếu ROS tăng lên mà doanh nghiệp tăng cơ cấu vốn sở hữu mạnh mẽ để đầu tư trong mở rộng hoặc phát triển, ROE có thể không thay đổi hoặc giảm. Việc tăng vốn sở hữu có thể làm giảm tỷ lệ ROE khi lợi nhuận được chia sẻ giữa nhiều cổ đông hơn.
5. Quản lý thu chi hiệu quả với 1Office CRM
Để tính toán tỷ suất lợi nhuận một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ với đầy đủ các tính năng thông minh ví dụ như 1Office CRM - Công cụ tích hợp tính năng quản lý thu chi chi tiết, báo cáo nâng cao, trích xuất hóa đơn,… giúp các doanh nghiệp quản lý doanh thu bán hàng - 1 chỉ số quan trọng để tính tỷ suất dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.
Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, 1Office giúp bạn quản lý tất cả các giao dịch thu chi trên một hệ thống duy nhất. Bạn có thể cập nhật ngay lập tức mọi hoạt động liên quan đến luồng tiền. Đặc biệt, 1Office đảm bảo tính minh bạch của từng giao dịch thu và chi, đồng thời bảo vệ thông tin một cách tuyệt đối. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian khi khởi tạo và phê duyệt giao dịch, đồng thời giảm thiểu chi phí liên quan đến giấy tờ, mực in, và thiết bị lưu trữ.
Nhận bản demo tính năng miễn phí
Bức tranh toàn cảnh về hiện trạng chi tiêu của tháng, quý, năm đều được cập nhật tự động trên phần mềm 1Office. Chủ doanh nghiệp giờ đây có thể nắm bắt chặt chẽ tất cả hoạt động kinh doanh, mua bán, từ đó dễ dàng biết được ngân sách đã vượt bao nhiêu, dễ dàng tính toán chính xác được các tỷ suất lợi nhuận ROS, ROA, ROE, ROI.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tỷ suất lợi nhuận mà 1Office chia sẻ với bạn sau quá trình nghiên cứu, tổng hợp, đúc kết. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn nhiều giá trị trong quá trình tính toán tỷ suất lợi nhuận cũng như phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!