Trong một số trường hợp, việc khóa hoặc đóng tài khoản ngân hàng trở thành điều cần thiết để bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của bạn. Tuy nhiên, quá trình này có thể phức tạp nếu bạn không nắm rõ các bước thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách khóa, đóng tài khoản ngân hàng đúng cách, đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu để có thể tự tin xử lý tài khoản ngân hàng của mình khi cần thiết.
Phân biệt khái niệm: Khóa - Đóng/Hủy tài khoản ngân hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "khóa tài khoản" và "đóng/hủy/xóa tài khoản" là rất quan trọng.
- Khóa tài khoản thường là biện pháp tạm thời, cho phép chủ tài khoản hoặc ngân hàng ngăn chặn các giao dịch để bảo vệ tài khoản khỏi những hoạt động không mong muốn hoặc nghi ngờ.
- Đóng tài khoản (hay hủy, xóa tài khoản vĩnh viễn khỏi hệ thống) là quyết định cuối cùng, loại bỏ khả năng thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong tương lai và thường liên quan đến việc thanh lý toàn bộ số dư trong tài khoản. Việc đóng tài khoản có thể xảy ra do nhiều lý do, từ yêu cầu của chủ tài khoản đến việc tuân thủ các quy định pháp luật hoặc hậu quả của việc vi phạm các điều khoản dịch vụ hoặc vi phạm pháp luật.
Để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, người dùng cần phải nắm vững những khái niệm này và hiểu rõ hậu quả của từng hành động liên quan đến tài khoản ngân hàng của mình.
Tài khoản bị khóa, đóng sẽ không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào
Các trường hợp tài khoản bị tạm khóa hoặc đóng/hủy
Trường hợp tài khoản thanh toán cần hoặc bị khóa
Việc khóa tài khoản có thể do khách hàng chủ động yêu cầu hoặc do phía ngân hàng thực hiện.
Dưới đây là một số trường hợp người dùng nên chủ động khóa tài khoản ngân hàng:
- Khi mất thẻ ngân hàng: Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mất thẻ ATM, thẻ tín dụng là thông báo ngay lập tức cho ngân hàng và tiến hành khóa tài khoản để ngăn chặn bất kỳ hành vi gian lận nào. Nếu phát hiện ra các giao dịch bất thường hoặc nghi ngờ thông tin cá nhân bị lộ, việc khóa tài khoản ngân hàng cũng giúp bạn có thời gian để kiểm tra và xác minh các hoạt động trên tài khoản của mình
- Lộ mã PIN, mật khẩu, mã OTP của tài khoản: Việc bảo mật thông tin tài khoản ngân hàng là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong thời đại số hóa ngày nay. Việc khóa tài khoản ngân hàng trong những trường hợp cần thiết là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ tài sản của bạn khỏi những rủi ro không đáng có.
- Khi mất điện thoại đăng nhập tài khoản ngân hàng trên ứng dụng Mobile Banking: Điện thoại chứa thông tin đăng nhập ngân hàng bị thất lạc là một rủi ro lớn, do đó, việc khóa tài khoản ngân hàng ngay lập tức là cần thiết để bảo vệ bạn khỏi những tổn thất tài chính có thể xảy ra.
Một số trường hợp tài khoản bị ngân hàng tạm khóa:
- Nợ quá hạn: Nếu bạn có nợ quá hạn, ngân hàng có thể tạm khóa tài khoản của bạn để đảm bảo rằng bạn không thể thực hiện giao dịch cho đến khi bạn thanh toán nợ.
- Hoạt động bất thường: Nếu có hoạt động bất thường trên tài khoản của bạn (ví dụ: giao dịch lớn, thay đổi thông tin liên hệ), ngân hàng có thể tạm khóa tài khoản để bảo vệ bạn khỏi gian lận hoặc vi phạm bảo mật.
- Lỗi hệ thống: Đôi khi lỗi hệ thống có thể dẫn đến việc tài khoản bị khóa tạm thời. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với ngân hàng để giải quyết.
- Vi phạm quy định: Nếu bạn vi phạm quy định của ngân hàng (ví dụ: sử dụng tài khoản cho mục đích không hợp lệ), tài khoản của bạn có thể bị khóa.
Để biết chính xác tại sao tài khoản của bạn bị khóa, hãy liên hệ với ngân hàng của mình để được hỗ trợ cụ thể.
Tài khoản có thể bị đóng, khóa bởi chủ tài khoản hoặc phí ngân hàng
Các trường hợp đóng hoặc hủy tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán có thể bị đóng hoặc hủy trong một số trường hợp sau:
- Yêu cầu của chủ tài khoản: Chủ tài khoản thanh toán có quyền yêu cầu đóng hoặc hủy tài khoản của mình và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. Điều này có thể xảy ra khi người dùng muốn chấm dứt việc sử dụng tài khoản hoặc chuyển sang tài khoản khác.
- Chủ tài khoản qua đời: Nếu chủ tài khoản thanh toán là cá nhân và đã qua đời hoặc bị tuyên bố đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì tài khoản sẽ bị đóng.
- Tổ chức không hoạt động: Nếu tổ chức nơi mở tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật, tài khoản cũng sẽ bị đóng.
- Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng vi phạm pháp luật
- Số dư 0 đồng và không hoạt động liên tục trên 12 tháng: Nếu tài khoản có số dư 0 đồng và không hoạt động liên tục trên 12 tháng (hoặc theo quy định của ngân hàng) thì ngân hàng có quyền đóng tài khoản.
Hướng dẫn 6 cách khóa tài khoản ngân hàng
Nếu chẳng may bạn bị mất thẻ ATM, thẻ tín dụng, mất điện thoại, lộ thông tin đăng nhập vào tài khoản thì có thể thực hiện 1 trong 5 cách sau để yêu cầu khóa tài khoản:
1. Gọi điện cho tổng đài/hotline của ngân hàng
Đây là một trong những cách khóa thẻ ngân hàng nhanh chóng, đơn giản nhất và có thể thực hiện 24/24. Nếu cần khóa tài khoản khẩn cấp, hãy sử dụng phương thức này.
Khi liên hệ với tổng đài, khách hàng cần cung cấp số số CMND/CCCD, số tài khoản/số thẻ, họ tên chủ tài khoản, số điện thoại đăng ký mở tài khoản...để nhân viên xác nhận chủ thẻ. Nếu thông tin trùng khớp trên hệ thống, ngân hàng sẽ đáp ứng yêu cầu tạm khóa tài khoản/thẻ của bạn ngay lập tức.
2. Khóa tài khoản/thẻ thông qua Internet Banking/Mobile Banking
Trên ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking (app ngân hàng), bạn chỉ cần chọn chức năng khóa thẻ/khóa tài khoản. Đây cũng là cách nhanh chóng và an toàn trong trường hợp bị mất thẻ hoặc lộ thông tin.
Nhiều ngân hàng hỗ trợ tính năng khóa tài khoản trên ứng dụng điện thoại
3. Khóa thẻ qua tin nhắn SMS
Một số ngân hàng còn cung cấp dịch vụ khóa tài khoản, khóa thẻ bằng tin nhắn. Mỗi ngân hàng sẽ có cú pháp gửi tin nhắn khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và soạn tin theo đúng cú pháp.
4. Khóa thẻ/tài khoản tại cây ATM
Một số cây ATM được tích hợp tính năng đóng, khóa thẻ/tài khoản nên bạn cũng có thể áp dụng cách thức này khi làm rơi thẻ, bị chiếm quyền đăng nhập tài khoản trên điện thoại.
5. Đến quầy giao dịch của ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản
Bạn cũng có thể đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ để yêu cầu nhân viên hỗ trợ khóa tài khoản. Nhớ mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến tài khoản.
Tuy nhiên, cách này khá mất thời gian do phải di chuyển, xếp hàng chờ được phục vụ nên TOPI không khuyến khích trong trường hợp khẩn cấp.
6. Thông tin hotline/email của 40 ngân hàng thương mại
Bạn có thể tra cứu số hotline của ngân hàng mình đăng ký mở tài khoản tại bảng dưới đây để liên hệ nhanh chóng:
Gọi hotline và cung cấp thông tin chính xác để khóa tài khoản
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tạm khóa hoặc đóng, hủy tài khoản
Khóa, hủy tài khoản ngân hàng có mất phí không?
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho phép người dùng đóng, hủy, khóa tài khoản miễn phí. Tuy nhiên, một số ngân hàng có thể sẽ tính phí hủy tài khoản, bạn có thể tìm hiểu thông tin phí đóng/khóa tài khoản tại danh mục phí của ngân hàng.
Khi nào ngân hàng từ chối yêu cầu đóng, hủy tài khoản?
Ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản hoặc chưa phong tỏa tài khoản thanh toán khi chủ tài khoản chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chỉ khi khách hàng hoàn thành xong các nghĩa vụ tài chính kể trên thì yêu cầu đóng tài khoản mới được thực hiện.
Có sử dụng thẻ ATM được sau khi tài khoản ngân hàng bị khóa, hủy không?
Khi tài khoản bị khóa hoặc đóng, hủy, bạn không thể dùng thẻ ATM để rút tiền, thanh toán nữa. Bạn có thể liên hệ với ngân hàng để yêu cầu mở khóa tài khoản/thẻ hoặc mở lại tài khoản đã đóng.
Tài khoản ngân hàng 0 đồng có bị khóa, hủy không?
Rất nhiều trường hợp khách hàng lâu không dùng tài khoản dẫn đến số dư chỉ còn 0 đồng. Trong trường hợp này, tùy theo quy định của ngân hàng mà tài khoản sẽ bị khóa sau 12 tháng liên tục không hoạt động hoặc dài hơn.
Để mở lại tài khoản, khách hàng cần thanh toán mọi khoản nợ liên quan đến tài khoản như phí quản lý tài khoản, phí thường niên, phí SMS banking (nếu có).
Trên đây, TOPI đã cung cấp đến bạn các cách đóng, khóa, hủy tài khoản ngân hàng và các trường hợp cần khóa hoặc đóng tài khoản. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn giải quyết nhanh những rắc rối trong quá trình sử dụng tài khoản ngân hàng.