Hãng nghiên cứu công nghệ Aberdeen chỉ ra rằng việc thực hiện kế hoạch bảo trì định kỳ có thể giúp giảm tới 12% chi phí bảo trì và 8% chi phí vận hành trong một doanh nghiệp sản xuất. Không chỉ vậy, việc duy trì máy móc và thiết bị ổn định còn giúp kéo dài tuổi thọ của chúng, làm tăng giá trị cố định của tài sản doanh nghiệp.
Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, sự lạc hậu trong việc xây dựng kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị vẫn đang là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Theo Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh máy móc Việt Nam (VAMI), tỷ lệ sử dụng máy móc trong nước vượt quá 15 năm tuổi tại các doanh nghiệp là khá cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Đa phần các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam vẫn đang loay hoay trong việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để có được một kế hoạch và quy trình bảo trì máy móc thiết bị cho nhà máy hiệu quả?
Kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị trong sản xuất là một chiến lược tổ chức và quản lý quy trình bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp các máy móc và thiết bị trong nhà máy, công xưởng sản xuất của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Mục tiêu chính của kế hoạch này là duy trì hoạt động hiệu quả và bền vững của các hệ thống cơ khí, điện tử và tự động hóa, đảm bảo chúng hoạt động ổn định và giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc không mong muốn.
Theo một báo cáo từ Chương trình Quốc gia về Bảo trì và Bảo dưỡng (NAMP), chỉ một ngày dừng hoạt động vì sự cố có thể làm mất tới 5% tổng sản lượng năm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị cho nhà máy không chỉ là một bước quan trọng để đảm bảo hiệu suất và sự ổn định của hoạt động sản xuất, mà còn giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng cường giá trị cố định của tài sản trong thời gian dài.
Duy trì hoạt động ổn định của máy móc thiết bị
Việc lập kế hoạch bảo trì giúp duy trì hoạt động ổn định của máy móc và thiết bị. Các thiết bị sản xuất thường hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt, từ đó dẫn đến sự hao mòn. Vì vậy, một kế hoạch bảo trì định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát hiện, xác định và khắc phục sự cố, từ đó giảm thiểu nguy cơ gián đoạn sản xuất và giúp máy móc hoạt động ổn định hơn.
Cải thiện tuổi thọ của máy móc thiết bị
Bằng việc thực hiện các biện pháp bảo trì định kỳ, doanh nghiệp có thể ngăn ngừa sự xuống cấp và hỏng hóc do sử dụng quá mức. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí thay thế và nâng cao hiệu suất cho nhà máy của mình.
Tối ưu hóa hiệu suất sản xuất
Khi máy móc và thiết bị được duy trì tình trạng ổn định đúng cách, chúng sẽ hoạt động ở mức tối ưu, nhờ đó giảm thiểu được tối đa lỗi kỹ thuật và tỷ lệ hỏng hóc trong quá trình sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng hóa với chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả, từ đó xây dựng được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng.
Đảm bảo an toàn cho công nhân viên làm việc trong nhà máy
Máy móc và thiết bị sản xuất nếu không có kế hoạch tiến hành kiểm tra bảo trì định kỳ có thể gây ra nguy hiểm cho người lao động, là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và thậm chí thương vong. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch duy trì và kiểm tra định kỳ giúp phát hiện và khắc phục các nguy cơ an toàn, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân viên nhà máy.
Để sẵn sàng cho việc duy trì và bảo dưỡng thiết bị sản xuất, việc xây dựng một kế hoạch toàn diện là bước không thể thiếu. Thông thường, kế hoạch được cấu thành từ các phần riêng biệt, và sau đó sẽ xác định lịch trình thực hiện chi tiết dựa trên các quyết định cuối cùng về các hạng mục cụ thể cho bảo dưỡng. Vậy đâu là bí quyết giúp kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị trong nhà máy của bạn trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết?
Nắm rõ các yêu cầu khi lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị
Yêu cầu đầu tiên chính là việc tiến hành kiểm tra các thiết bị trong nhà máy nhằm thu thập dữ liệu về các thông số hoạt động của chúng để hoạch định kế hoạch bảo dưỡng sao cho kế hoạch được xây dựng sẽ phù hợp, sát với thực tế hoạt động của nhà máy và phù hợp với từng loại thiết bị đang được sử dụng và thuộc nhóm cần bảo trì, ví dụ như nắm bắt các yêu cầu về sửa chữa, yêu cầu làm sạch, tân trang hoặc cần phải thay thế… Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng cũng cần phải được lấy thông tin trực tiếp ở các quá trình, chẳng hạn như lấy từ phòng vận hành vì như vậy mới có thể phát hiện được rõ ràng những sự cố, sự hỏng hóc của những các dòng thiết bị quay,…
Yêu cầu tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải nắm được đó chính là biết rõ đâu là cơ sở để xây dựng kế hoạch bảo trì. Cơ sở đó chính là kế hoạch sản xuất, bao gồm cả kế hoạch nhập thông tin sản phẩm cần sản xuất cho đến khi xuất sản phẩm hoàn thành. Mọi thứ cần phải được đảm bảo không xảy ra sai sót đối với sản phẩm được tạo ra cho nên kế hoạch bảo trì thiết bị cũng cần phải bao gồm cả nội dung kịp thời sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị trong bất cứ giai đoạn nào của quy trình sản xuất.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý tới những yêu cầu khác chẳng hạn như việc nắm rõ các hạng mục quan trọng cần được lên kế hoạch bảo trì từ đó chọn lựa chọn được phương pháp bảo trì phù hợp với đặc thù lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp.
Xem thêm: 6 loại hình bảo trì bảo dưỡng phổ biến trong sản xuất
Tối ưu nguồn lực tham gia thực hiện hoạt động bảo trì máy móc thiết bị
Khi xây dựng kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị cho nhà máy, các nhà quản lý cần tận dụng được nguồn lực sẵn có, phân bố sao cho nguồn lực phải phù hợp với từng hạng mục áp dụng bảo trì và phạm vi tiến hành cuộc bảo trì. Cùng với nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên cũng là một yếu tố giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch bảo trì. Chúng bao gồm các vật tư, thiết bị, máy móc, nguồn nguyên vật liệu có sẵn để bất cứ lúc nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu về bảo trì trong quá trình sản xuất.
Xây dựng ngân sách phù hợp dành cho việc bảo trì máy móc thiết bị
Ngân sách dự toán cho kế hoạch bảo trì cũng sẽ được tính toán và xác định dựa vào kinh nghiệm từ các kế hoạch trước đây đã được triển khai. Nguồn ngân sách để phục vụ cho quá trình bảo dưỡng này được coi là một hạng mục ưu tiên trong doanh nghiệp, chính vì vậy, các nhà quản lý cần phải hoạch định được rõ ràng những khoản chi phí cần thiết để chi tiêu cho hoạt động bảo trì, chi phí dự kiến là bao nhiêu, mức độ chênh lệch cũng cần được đảm bảo sai số ít nhất có thể xảy ra.
Lên kế hoạch thời gian thực hiện bảo trì máy móc thiết bị cho nhà máy
Yếu tố thời gian trong hoạt động bảo trì máy móc thiết bị thường bị giới hạn và phụ thuộc vào lịch trình sản xuất. Chính vì vậy, để hạn chế thời gian ngưng hoạt động cho nhà máy, doanh nghiệp cần phải thực hiện tất cả các công việc như kiểm tra, chuẩn bị bảo dưỡng có thể thực hiện khi nhà máy đang hoạt động.
Xem thêm: Quy Trình Bảo Trì Bảo Dưỡng Máy Móc Thiết Bị Sản Xuất 4.0
MMS-X là hệ thống quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng nằm trong bộ giải pháp quản lý sản xuất tổng thể MES-X do VTI Solutions - VTI Group phát triển với các tính năng mang đến những lợi ích giúp nâng cao năng suất cho nhà máy sản xuất như:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực cho lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát tiến độ bảo trì, bảo dưỡng, tra cứu các thông tin
- Kiểm soát thông tin bảo trì, bảo dưỡng, trạng thái công việc bảo trì, bảo dưỡng trong thời gian thực
- Giảm thiểu sai sót của con người trong quá trình thống kê, báo cáo công việc bảo trì, bảo dưỡng
- Đưa ra cái nhìn tổng thể về trạng thái của thiết bị: trạng thái hoạt động, tình trạng dừng - gián đoạn, thiết bị gặp sự cố, thiết bị cần bảo trì, hiệu suất của từng máy,… Bên cạnh đó, MMS-X cũng cho phép truy xuất bất cứ thông tin nào về lịch sử bảo trì trước đó cho từng dây chuyền, thiết bị
Đặc biệt, giải pháp MMS-X của VTI Solutions hỗ trợ cả 3 cấp độ bảo trì cho mọi loại hình sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
- Bảo trì phòng ngừa
- Bảo trì khắc phục
- Bảo trì dự đoán
Với hệ thống quản lý bảo trì khoa học dựa vào lịch sử bảo trì bảo dưỡng, kết hợp cùng việc ứng dụng công nghệ AI & IoT mới nhất để thu thập cũng như phân tích các dữ liệu nhằm đưa ra kế hoạch tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Đây được xem là điểm mạnh tạo nên sự khác biệt cho giải pháp MMS-X so với các hệ thống MMS & CMMS khác trên thị trường.
Ngoài những tính năng bảo trì bảo dưỡng cơ bản, giải pháp MMS-X còn sở hữu những tính năng mở rộng đặc biệt khác như:
- Phân tích và đánh giá hiệu suất - quản lý tập trung thông tin thiết bị của nhiều nhà máy trên cùng 1 hệ thống giúp doanh nghiệp giám sát được năng suất hoạt động hiện tại của nhà máy
- Thiết lập master data đặc thù cho từng doanh nghiệp
- Kết hợp với các giải pháp AI & IoT bổ trợ trong việc tự động hóa thu thập dữ liệu - quản lý tập trung nguồn dữ liệu sản xuất quan trọng (như OEE, tính sẵn có của máy móc,..)
- Khả năng tích hợp, ví dụ tích hợp tầng quản trị và lập kế hoạch tổng thể ERP, MES,..
- Khả năng mở rộng quy mô triển khai, phát triển thêm tính năng tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp
Với đội ngũ kỹ thuật cao cùng nhiều năm kinh nghiệm là đối tác của các doanh nghiệp Nhật Bản, VTI Solutions chuyên cung cấp các phần mềm & giải pháp toàn diện cho khách hàng có nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm và có khả năng mở rộng quy mô cao trong mọi ngành công nghiệp sản xuất.
Liên hệ với chúng tôi để được nhận được tư vấn cho bộ giải pháp bảo trì bảo dưỡng giúp nâng cao hiệu suất cho nhà máy của bạn!
Xem thêm: VTI Solutions triển khai hệ thống quản lý thiết bị và bảo trì, bảo dưỡng MMS-X tại chuỗi nhà máy dệt may của PPJ Group
5432105/5 - (1 bình chọn)